intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực, phẩm chất người học qua chủ đề Giáo dục địa phương môn Ngữ văn 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:56

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giúp rèn luyện năng lực và phẩm chất học sinh thông qua chủ đề Giáo dục địa phương trong môn Ngữ văn 10. Việc khai thác các nội dung mang tính vùng miền như văn học dân gian, lịch sử, văn hóa, con người địa phương giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về quê hương, từ đó phát triển năng lực đọc hiểu, tư duy phản biện, kỹ năng trình bày và sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực, phẩm chất người học qua chủ đề Giáo dục địa phương môn Ngữ văn 10

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Ngày tháng Trình độ đóng góp TT Họ và tên năm sinh Nơi công tác Chức vụ chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến Sở GD-ĐT 1 Phạm Thị Ánh Nguyệt 17/12/1977 Phó.TP Thạc sỹ 20% Ninh Bình THPT 2 Trương Thị Thu Hà 24/5/1971 Phó.HT Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo THPT Tổ 3 Phạm Thị Thanh Hoa 02/10/1978 Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo trưởng THPT 4 Mai Thị Hồng Quế 08/7/1978 GV Cử nhân 20% Trần Hưng Đạo THPT 5 Hà Thị Thu 12/05/1987 GV Thạc sỹ 20% Trần Hưng Đạo 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng 1
  2. Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : Rèn luyện năng lực, phẩm chất người học qua chủ đề “Giáo dục địa phương -môn Ngữ văn 10” Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục THPT 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: Chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ được áp dụng với môn Ngữ văn cấp THCS. Chương trình Ngữ văn THPT, nội dung này chưa được áp dụng. Một cách linh hoạt, giáo viên có thể lồng ghép đưa vào trong bài học, nhưng thường là những kiến thức rời rạc, thiếu hệ thống và thường chỉ minh hoạ cho một nội dung nào đó, như bài “Văn thuyết minh” (chương trình Ngữ văn 10), bài “Phú sông Bạch Đằng” (Ngữ văn 10 – phần giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu). Học sinh cũng được tìm hiểu thêm một số thông tin trong chương trình Địa lý, Lịch sử địa phương nhưng cũng mới dừng lại ở mức độ hạn chế của phân phối chương trình - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Vì chưa có mục tiêu tập trung vào các tác giả văn học địa phương nên các nội dung là tác giả và tác phẩm văn học chưa được làm rõ. Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế để hình thành năng lực phẩm chất thì lại càng không thể thực hiện vì không nằm trong phần kiến thức trọng điểm. Chính vì vậy, dù rất mong muốn được giới thiệu cho học sinh những di sản vật thể và phi vật thể của địa phương nhưng chúng tôi rất khó thực hiện trong chương trình học những năm qua. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đi vào thực tế với chủ trương của Bộ Giáo dục “thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất 2
  3. lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông” Trong mục tiêu giáo dục phẩm chất, chương trình tổng thể có đưa ra các yêu cầu, trong đó có các nội dung: “Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.” (phẩm chất yêu nước);“Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng” (phẩm chất nhân ái) ;“Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng; Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai” (tinh thần trách nhiệm) Các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) cần được hình thành trong quá trình học tập được lấy làm cơ sở cho đề tài bao gồm những mục tiêu cụ thể như: - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống - Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới. - Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; … Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Về chương trình giáo dục địa phương, chương trình tổng thể 2018 chỉ rõ: Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả 3
  4. nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Về tầm quan trọng của nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác (lớp 10 là 35 tiết / năm học) Thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục đào tạo về việc xây dựng chương trình, biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 10 để kịp thời thực hiện chương trình giáo dục 2018, Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình đã tiến hành và hoàn thành trước khi năm học bắt đầu. Tại các trường học trên toàn tỉnh, giáo viên đã được tập huấn, xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài học để có thể giảng dạy ngay từ những tuần đầu năm học. Như vậy, dựa trên mục tiêu dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học, dựa trên sự ổn định của chương trình giáo dục địa phương Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sớm đề tài này để có thể vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm cho những năm học sau và cho chương trình giáo dục địa phương của lớp 11 và lớp 12 tiếp theo. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: * Trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục Ngay sau khi có công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-202, tham dự lớp bồi dưỡng giáo viên trung học về dạy học tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022-2023, chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục cho chương trình giáo dục địa phương của trường THPT Trần Hưng Đạo. Chương trình được phân phối cho các phân môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học – CN, KT – PL, trong đó môn Ngữ văn chiếm 8/35 tiết. Nội dung chương trình Ngữ văn gồm 2 bài thơ trung đại (4 tiết) (“Khắc đá núi Dục Thuý” – Trương Hán Siêu; “Miếu vua Đinh trên núi” – Ninh Tốn) và 01 bài Trải nghiệm văn học (chủ đề: Dục Thuý Sơn – ngọn núi lưu giữ nhiều áng thơ văn cổ) (4 tiết) [Phụ lục 1,2,3] 4
  5. Trong kế hoạch giáo dục, các mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất đã được xác định rõ trong từng đơn vị kiến thức, định hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch bài học. Việc xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng đã tạo điều kiện để giáo viên môn Ngữ văn có thể thực hiện tốt các hoạt động học nhằm mục đích phát triển, phẩm chất năng lực người học. * Xây dựng kế hoạch bài học Với sự trao đổi, thống nhất của giáo viên Ngữ văn THPT toàn tỉnh, sự bàn bạc của giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch bài học cho các bài cụ thể với mục tiêu bài học là làm rõ những kiến thức văn học địa phương, đồng thời tập trung hình thành những phẩm chất, năng lực cho học sinh Ví dụ: bài “Khắc đá núi Dục Thuý” của Trương Hán Siêu, chúng tôi hướng tới rèn luyện các phẩm chất: Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá của quê hương, đất nước; Biết yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương; có ý thức giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của di tích lịch sử. Trong bài học này, những năng lực đặc thù chúng tôi hướng đến là: - Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tác, nhận biết đề tài, bố cục, các hình tượng nhân vật... - Phân tích các giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Khắc đá núi Dục Thuý; khám phá đuợc vẻ đẹp của núi Dục Thuý qua lời thơ. - Hiểu được tâm sự và vẻ đẹp tâm hồn của Trương Hán Siêu. - Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm - Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm - Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan Ở bài “Trải nghiệm văn học”, chúng tôi xác định những phẩm chất quan trọng cần hình thành là: Ý thức trách nhiệm với công việc; trân trọng và tự hào 5
  6. về di sản văn học quê hương; yêu quý và phát huy vốn văn hoá dân gian địa phương. Những năng lực đặc thù cần phát triển: - Hiểu sâu sắc về núi Dục Thúy – Ninh Bình: ngọn núi của lịch sử và những trầm tích văn hóa. - Mở rộng nhận thức về các áng văn thơ cổ. Đặc biệt, chúng tôi hướng sự quan tâm của học sinh tới định hướng phát triển bền vững dựa trên thế mạnh thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá của Ninh Bình là du lịch, hướng các em tới mục tiêu cụ thể là góp phần công sức của mình vào sự phát triển của quê hương và lập nghiệp ngay trên quê hương mình. [Phụ lục 4] * Tiến hành các hoạt động học Dựa trên kế hoạch bài học đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành tổ chức các hoạt động học trên lớp (10 lớp 10). Nhằm hướng tới những mục tiêu đã đặt ra, các hoạt động học được tổ chức linh hoạt theo các phương pháp dạy học tích cực: - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp đóng vai (hoạ sĩ, phóng viên, học sinh, dân địa phương) - Phương pháp tạo tình huống có vấn đề - Phương pháp kích thích tư duy Ví dụ bài Trải nghiệm văn học, chúng tôi chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện 1 sản phẩm giới thiệu/thuyết minh về núi Dục Thúy theo một trong các hình thức: Video – Thuyết minh (kèm hình ảnh) – thực hiện triển lãm… Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo hình thức dự án (thời gian 1 tuần). Trải qua các hoạt động trong dự án, các em rèn luyện được năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. Trước những thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách vở, thực tế), các em biết cách xử lí để phục vụ cho dự án của mình. 6
  7. Trong quá trình tìm hiểu, một cách thụ động, các em thêm được nhiều hiểu biết về thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương. Có em tiết lộ “ở ngay thành phố mà bây giờ em mới biết núi Dục Thuý quý giá như thế này” “Em vẫn được mẹ cho đi lễ ở đền cụ Trương Hán Siêu mà bây giờ mới hiểu rõ về thân thế và sự nghiệp của cụ”; “em sẽ giới thiệu cho mọi người hiểu và bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt này” … Nhiều học sinh đã chủ động đăng các hình ảnh, bài viết về núi Dục Thuý, về danh nhân Trương Hán Siêu, danh nhân Ninh Tốn ngay trên trang mạng xã hội cá nhân của mình, dưới góc nhìn chủ quan tích cực của các em. [Phụ lục 6] * Kiểm tra đánh giá Trong kế hoạch giáo dục, chúng tôi đã xây dựng môn Ngữ văn có 01 bài kiểm tra thời lượng 45 phút (thực hiện trong tuần 9). Chúng tôi đã xây dựng ma trận đề kiểm tra, ra đề và hướng dẫn chấm cụ thể. Kết quả các bài kiểm tra của học sinh đều đạt yêu cầu với tỉ lệ điểm khá giỏi chiếm trên 50%, nhiều bài thuyết minh của học sinh về núi Dục Thuý rất có chất lượng. [Phụ lục 5] 3. Hiệu quả xã hội dự kiến đạt được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định phát triển Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, hướng tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2030, Ninh Bình sẽ thu hút 12 triệu lượt khách, tạo việc làm cho 43.700 lao động. Là đối tượng chuẩn bị cho lực lượng lao động của Ninh Bình, việc học sinh tham gia tìm hiểu về các nhà văn, cảnh quan di tích văn hoá lịch sử của quê hương giúp các em có hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương mình, từ đó hình thành niềm tự hào, sự trân trọng với những di sản của cha ông để lại. Các em sẽ có ý thức giữ gìn bảo vệ, tuyên truyền cho nhân dân cùng bảo vệ và lan toả những thông tin hữu ích này (trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông như báo chí, mạng xã hội). Với kiến thức, kĩ năng các em đã có, chính các em sẽ trở thành những “đại sứ du lịch” của quê hương 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 7
  8. - Điều kiện áp dụng: Chương trình Giáo dục địa phương – Ngữ văn 10 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Khả năng áp dụng: có thể áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Ninh Bình nhưng sẽ thuận lợi hơn với các trường ở thành phố Ninh Bình hoặc khu vực lân cận. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Nội dung Ngày tháng Trình độ công việc TT Họ và tên năm sinh Nơi công tác Chức vụ chuyên hỗ trợ môn 1 Phạm Thị Ánh Nguyệt 17/12/1977 Sở GD-ĐT Ninh P.TP Thạc sỹ Kế hoạch xây Bình dựng và thực hiện chương trình GDĐP 2 Trương Thị Thu Hà 24/5/1971 THPT P.HT Cử nhân Kế hoạch và ch Trần Hưng Đạo đạo xây dựng KHGD 3 Phạm Thị Thanh Hoa 02/10/1978 THPT Tổ trưởng Cử nhân Xây dựng KHG Trần Hưng Đạo Thực hiện hoạt động học tập 4 Mai Thị Hồng Quế 08/7/1978 THPT GV Cử nhân Thực hiện các Trần Hưng Đạo hoạt động học tập Tham gia tổ ch trải nghiệm 5 Hà Thị Thu 12/05/1987 THPT GV Thạc sỹ - Xây dựng Trần Hưng Đạo KHGD -Tham gia tổ chức trải nghiệ 8
  9. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ninh Bình, ngày 10 tháng4 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Đại diện nhóm tác giả Phạm Thị Thanh Hoa 9
  10. Phụ lục 1. Công văn Số: 1199 /SGDĐT-GDTrH Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 10
  11. 2. Công văn Số: 1222/SGDĐT-GDTrH v/v bồi dưỡng giáo viên trung học về dạy học tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022-2023 11
  12. 3. Kế hoạch Giáo dục TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ĐẠO NAM GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Bình, ngày 22 tháng 8 năm 2022 KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG - KHỐI LỚP 10 (Năm học 2022 - 2023) I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Số lớp: 10 ; Số học sinh: 430; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn: 0 2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 2.1. Môn Ngữ Văn: 06. Trong đó - Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 05; Trên đại học: 01 - Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 05; Khá: 01; Đạt: 0; Chưa đạt: 0 2.2. Môn Lịch sử: 04; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 03; Trên đại học: 01 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 04; Khá: 0; Đạt: 0; Chưa đạt: 0 2.3. Môn KT&PL: 02; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 02; Trên đại học: 0 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 01; Khá: 01; Đạt: 0; Chưa đạt: 0 2.4. Môn Địa Lí: 04; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 03; Trên đại học: 01 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 02; Khá: 2; Đạt: 0; Chưa đạt: 0 2.5. Môn Sinh - CNTT: 04; 12
  13. Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 04; Trên đại học: 0 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 02; Khá: 2; Đạt: 0; Chưa đạt: 0 3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) STT Thiết bị dạy học Số Các bài thí Ghi lượng nghiệm/thực chú hành - Máy tính, máy chiếu, mạng Internet. 1 10 - Các tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến bài 2 học. 10 - Máy tính, máy chiếu, mạng Internet. - Giấy A0 hoặc bài trình chiếu PowerPoint. 3 10 - Phiếu đánh giá bài thuyết trình. - Máy tính, máy chiếu, mạng Internet. 4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) STT Tên phòng Số Phạm vi và nội dung Ghi chú lượng sử dụng 1 Phòng bộ 03 Sinh hoạt tổ/nhóm GV sử dụng môn chuyên môn theo kế hoạch của tổ/nhóm 2 Phòng Thiết 01 Lưu giữ thiết bị dạy học GV kí mượn - bị (Bản đồ, Lược đồ, Sơ trả đồ…) 13
  14. II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1. Phân phối chương trình môn Ngữ Văn 10: 08 tiết. Thay Chủ đề/Bài Số Lịch đổi, STT Yêu cầu cần đạt học tiết dạy điều chỉnh Chủ đề: Thơ trung đại tỉnh Ninh Bình - Nhận biết được đề tài, chi tiết, hình ảnh, thể thơ, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Hiểu và lí giải được ý nghĩa, tác Tuần dụng của đề tài, chi tiết, hình ảnh 5 trong bài thơ; tâm tư, tình cảm, tâm Bài 1: Khắc sự của nhà thơ. Nhận xét, đánh giá 1 đá núi Dục 2 được ý nghĩa, giá trị, thông điệp của Thúy tác giả gửi gắm trong bài thơ. - Biết cách đọc hiểu thơ Đường luật trung đại dựa trên đặc trưng thể loại. - Biết yêu quý, trân trọng và có ý thức bảo vệ di sản văn hoá của quê hương; phát huy giá trị của di tích lịch sử - Nhận diện được các đặc điểm hình thức của thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài 2: Miếu - Hiểu được tấm lòng của tác giả đối Tuần vua Đinh với vua Đinh. 6 2 2 trên núi - Có thái độ yêu quý, trân trọng, biết ơn công lao của các bậc tiền nhân, tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương. 3 4 - Hiểu rõ hơn về núi Dục Thuý ở Bài 3: Trải Ninh Bình: ngọn núi của lịch sử và nghiệm văn những trầm tích văn hoá. Tuần học chủ đề: - Mở rộng nhận thức về các áng văn 7-8 Dục Thúy thơ cổ: đề tài, chủ đề, nghệ thuật, giá sơn- ngọn trị,... núi lưu giữ - Biết yêu quý và trân trọng mảnh nhiều áng đất quê hương; có ý thức giữ gìn, 14
  15. thơ văn cổ phát huy vẻ đẹp của di tích lịch sử 2. Phân phối chương trình môn Lịch sử 10: 08 tiết. Th ay đổi Chủ đề/Bài Số Lịch , STT Yêu cầu cần đạt học tiết dạy điề u chỉ nh Chủ đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Ninh Bình - Học sinh hiểu được một số khái Tuần Bài 1: Khái niệm trong bài. 10- quát về di - Trình bày được các giá trị và phân 11 1 tích lịch sử 2 loại được các di tích lịch sử - văn - văn hóa ở hóa ở địa phương. Ninh Bình. - Kể được tên một số di tích lịch sử Tuần - văn hoá tiêu biểu ở Ninh Bình. Chỉ 12- ra được ý nghĩa và giá trị của các di 13- Bài 2: Di tích tiêu biểu. 14 tích lịch sử - Khái quát được những địa điểm có 2 3 - văn hóa di tích lịch sử - văn hoá ở địa tiêu biểu ở phương (nơi em đang sinh sống) và Ninh Bình. giới thiệu được nét cơ bản về một số di tích tiêu biểu gắn với một sự kiện lịch sử của địa phương. 3 3 - Khảo sát và đánh giá được thực Tuần trạng của một số di tích lịch sử - văn 15- hoá ở Ninh Bình, từ đó nhận biết 16- được yêu cầu phải bảo tồn, phát huy 17 giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Bài 3: Bảo - Trình bày được các giải pháp bảo tồn và phát tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử huy giá trị - văn hoá: tuyên truyền giáo dục ý di tích lịch thức bảo tồn di tích lịch sử - văn sử - văn hoá, đầu tư cơ sở vật chất, tăng 15
  16. hóa ở Ninh cường biện pháp bảo vệ di tích lịch Bình. sử - văn hoá,... - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong khi trình bày thông tin, thảo luận về thực trạng của di tích và giải pháp bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất và phân tích được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. 3. Phân phối chương trình môn KT & PL: 05 tiết. Thay đổi, Chủ đề/Bài Số Lịch điều STT Yêu cầu cần đạt học tiết dạy chỉnh Chủ đề: Nhu cầu và sự dịch chuyển nghề nghiệp ở Ninh Bình dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Tác động Học sinh thấy được tác động của Tuần của cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần 19- cách mạng thứ tư đến sự hình thành hoặc 20 công nghiệp mất đi của các nghề nghiệp trong 1 02 lần thứ tư tương lai nói chung cũng như ở tới nghề Ninh Bình nói riêng. nghiệp ở Ninh Bình. Nhu cầu và Học sinh xác định được nhu cầu Tuần sự dịch và sự dịch chuyển nghề nghiệp 21- chuyển của tỉnh Ninh Bình trong tương 22- 2 03 nghề lai từ đó có định hướng nghề 23 nghiệp ở nghiệp phù hợp cho bản thân. Ninh Bình 4. Phân phối chương trình môn Địa Lí: 05 tiết. Thay đổi, Chủ đề/Bài Số Lịch điều STT Yêu cầu cần đạt học tiết dạy chỉnh 16
  17. Chủ đề: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH - Trình bày được đặc điểm vị Tuần trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và 24- nguồn lực tự nhiên của tỉnh 25 Ninh Bình. - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nguồn Bài 1: Vị trí lực tự nhiên tỉnh Ninh Bình. địa lí, lãnh thổ - Rèn luyện được kĩ năng sử 1 và nguồn lực 2 dụng bản đồ, số liệu thống kê, tự nhiên tỉnh tranh ảnh. Ninh Bình - Có ý thức phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nguồn lực tự nhiên đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bài 2: Nguồn - Trình bày được nguồn lực Tuần lực kinh tế-xã kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh 27- hội tỉnh Ninh Bình. 28- Bình - Phân tích được những thuận 29 lợi và khó khăn của nguồn lực kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Bình. 2 3 - Rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh. - Có ý thức phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn của nguồn lực kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 5. Phân phối chương trình môn Sinh – CNTT: 05 tiết. 17
  18. Thay đổi, Chủ đề/Bài Số Lịch điều STT Yêu cầu cần đạt học tiết dạy chỉnh Chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường Học sinh nêu được thực trạng Tuần về môi trường của tỉnh Ninh 30- Bình 31 Học sinh nêu được một số Khái quát về nguyên nhân chủ yếu gây ô thực trạng nhiễm môi trường ở Ninh Bình môi trường ở Học sinh nêu được các hậu quả 1 02 Ninh Bình của ô nhiễm môi trường đối với hiện nay sức khỏe và đời sống con người Học sinh nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương, tuyên truyền cho người xung quanh bảo vệ môi trường địa phương. Tìm hiểu Học sinh đề xuất một số giải Tuần một số biện pháp bảo vệ môi trường sống 32- pháp bảo vệ Học sinh nâng cao được ý thức 33- môi trường ở bảo vệ môi trường ở địa 34 Ninh Bình phương thông qua các dự án 2 03 nhỏ như là lấy nước sạch từ nguồn nước mưa, thiết kê thiết bị lọc nước đơn giản, thiết kế hệ thống nước sạch cho bể cá gia đình 3. Kiểm tra, đánh giá a) Cơ số điểm LỚP HỌC KÌ HỌC KÌ II I 18
  19. ĐĐGtx ĐĐGgk ĐĐGck ĐĐGtx ĐĐGgk ĐĐGck 2 1 1 2 1 1 10B1- 10B10 b) Các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ Bài Thay kiểm Thời Thời Hình đổi, Yêu cầu cần đạt tra, gian điểm thức điều đánh giá chỉnh Nhận biết được đề tài, chi tiết, hình ảnh, thể thơ, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Hiểu và lí giải được ý nghĩa, Kiểm tra Giữa tác dụng của đề tài, chi tiết, viết trên Học kỳ 1 hình ảnh trong bài thơ; tâm tư, giấy (Tự (Môn 45 phút Tuần 9 tình cảm, tâm sự của nhà thơ. luận Ngữ Nhận xét, đánh giá được ý (30%; Văn) nghĩa, giá trị, thông điệp của TN tác giả gửi gắm trong bài thơ. 70%) - Biết cách đọc hiểu thơ Đường luật trung đại dựa trên đặc trưng thể loại. Cuối 45 phút Tuần 18 - Nắm được phần kiến thức Kiểm tra Học kỳ 1 lịch sử địa phương đã học viết trên (Môn trong học kì I, lớp 10. giấy Lịch sử) - Rèn luyện cho học sinh kĩ Tự luận năng làm bài kiểm tra, kĩ năng (30%); phân tích, đánh giá sự kiện, Trắc liên hệ thực tiễn. nghiệm - Rèn luyện cho học sinh kĩ (70%) năng trình bày vấn đề lịch sử. Vận dụng các kiến thức cơ bản để trả lời các câu hỏi TNKQ. - Giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc, tự giác trong việc 19
  20. học và làm bài kiểm tra. 1. Môn KT &PL: Nắm được phần kiến thức một số nội dung cơ bản về sự tác động của cách mạng KHKT lần thứ tư tới vấn đề nghề nghiệp ở địa phương. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài kiểm tra, kĩ năng phân tích, nhận định, liên hệ thực tiễn. Kiểm tra Giữa - HS biết vận dụng các kiến viết trên Học kỳ 2 thức cơ bản để trả lời các câu giấy (Môn hỏi TNKQ. Tự luận 45 phút Tuần 26 KT&PL - Giáo dục cho HS có thái độ (30%); và Môn nghiêm túc, tự giác trong việc Trắc Địa Lí) học và làm bài kiểm tra. nghiệm 2. Môn Địa lí: (70%) - Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Tỉnh Ninh Bình - Nhận định được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nguồn lực tự nhiên tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng tới phát triển KT- XH. Cuối 45 phút Tuần 35 1. Môn Địa lí: Kiểm tra Học kỳ 2 - Xác định được vị trí địa lí, viết trên (Môn phạm vi lãnh thổ Tỉnh Ninh giấy Địa Lí Bình Tự luận và Môn - Nhận định được những thuận (30%); Sinh- lợi và khó khăn của vị trí địa Trắc CNTT) lí, phạm vi lãnh thổ và nguồn nghiệm lực tự nhiên tỉnh Ninh Bình (70%) ảnh hưởng tới phát triển KT- XH. 2. Môn Sinh-CNTT: Học sinh trình bày được thực trạng về môi trường của tỉnh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2