intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa tín ngưỡng lễ hội

Xem 1-20 trên 225 kết quả Văn hóa tín ngưỡng lễ hội
  • Bài viết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên trong tang ma của người Tày ở tỉnh Đắk Lắk, qua đó thấy rõ thế giới quan, quan niệm về cuộc sống sau khi chết của tộc người này.

    pdf8p viling 11-10-2024 1 0   Download

  • Lễ hội Gầu Tào (LHGT) và dân ca giao duyên (DCGD) là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc H’Mông. LHGT thường được tổ chức vào đầu xuân để cầu phúc, cầu mệnh, và tạ ơn trời đất, thần linh. Trong khi đó, DCGD là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, thể hiện tình cảm và sự giao duyên qua những giai điệu mượt mà. Việc giải mã các hiện tượng trong LHGT và DCGD giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tín ngưỡng, phong tục và đời sống tinh thần của người H’Mông. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.

    pdf7p xuanphongdacy04 04-09-2024 1 0   Download

  • Múa dân gian là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc Việt Nam, thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Các điệu múa dân gian thường phản ánh những hoạt động lao động, chiến đấu, và tín ngưỡng của người dân. Đặc điểm nổi bật của múa dân gian là sự kết hợp giữa âm nhạc, tiết tấu và động tác, tạo nên những màn biểu diễn sống động và đầy cảm xúc. Nghiên cứu và bảo tồn múa dân gian không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn góp phần giáo dục các thế hệ về giá trị truyền thống và lịch sử của dân tộc.

    pdf5p xuanphongdacy04 04-09-2024 10 0   Download

  • Nhạc lễ Khmer Nam Bộ là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian của người Khmer. Dưới góc nhìn văn hóa dân gian, nhạc lễ này không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là cách thể hiện tâm linh và tín ngưỡng. Các nghi lễ như lễ cưới, lễ tang và các lễ hội truyền thống đều có sự hiện diện của âm nhạc, tạo nên không gian văn hóa sống động và gắn kết cộng đồng. Nhạc lễ Khmer Nam Bộ còn phản ánh sự sáng tạo và bản sắc độc đáo của người Khmer trong quá trình gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc.

    pdf8p xuanphongdacy04 04-09-2024 12 1   Download

  • Học phần "Phong tục tập quán và Lễ hội văn hóa Việt Nam" trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về phong tục tập quán và những phong tục tập quán tiêu biểu của Việt Nam như phong tục cưới xin, ma chay, lễ hội và lễ tết, các tín ngưỡng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.

    doc16p hoangvanlong24 30-07-2024 5 1   Download

  • Bài viết Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai hiện nay trình bày các nội dung: Nét văn hóa làng và kiểu nhà Rông truyền thống; Người Gia Rai có hệ thống tín ngưỡng đa thần và nhiều lễ hội phong phú; Nơi lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú.

    pdf6p vinatis 30-07-2024 9 2   Download

  • Bài viết trình bày giá trị lịch sử - văn hóa cụm di tích đền Phjia Mi và chùa Linh Quang. Đây là cụm di tích có kiến trúc và các tục hèm độc đáo như tục cúng phân trâu, tục cấy lúa trong lễ hội truyền thống. Đền Phjia Mi có mối liên hệ trực tiếp đối với di tích chùa Linh Quang (toạ lạc tại thôn Nà Chùa, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định), tạo thành một cụm di tích độc đáo và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng không chỉ của nhân dân xã Hùng Sơn mà còn là của cả vùng cánh đồng Thất Khê, huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).

    pdf4p vinatis 30-07-2024 7 2   Download

  • Bài viết trình bày các thành tố của không gian văn hóa vùng biển đảo Việt Nam, bao gồm: ngữ văn, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trình diễn, tri thức bản địa, lễ hội và tín ngưỡng; đồng thời, trình bày các đặc điểm của không gian văn hóa vùng biển đảo Việt Nam: gắn bó với cuộc sống của ngư dân, thể hiện sự gắn bó với biển đảo Việt Nam, thái độ giữ gìn cương vực, chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Trên cơ sở ấy, tác giả nêu những suy nghĩ về bảo vệ và phát huy giá trị của không gian văn hóa biển đảo Việt Nam.

    pdf8p viwalton 02-07-2024 10 2   Download

  • Phật giáo là tôn giáo thế giới, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng trở thành tôn giáo có đông tín đồ, đồng hành cùng văn hóa dân tộc và góp phần không nhỏ vào quá trình đảm bảo an sinh xã hội cho con người Việt Nam. Bài viết tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản sau đây: 1. Vai trò của lễ hội Phật giáo trong bảo đảm an sinh xã hội; 2. Những tồn tại, khó khăn và thách thức; 3. Một số khuyến nghị.

    pdf13p viellison 06-05-2024 8 2   Download

  • Bài viết dựa vào các nguồn sử liệu, tư liệu khảo sát, hồi ức của người dân và nghiên cứu của các học giả đi trước để tìm hiểu và góp phần làm rõ tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng giai đoạn trước Đổi Mới (năm 1986) trên các phương diện cơ bản gồm niềm tin và đối tượng thờ cúng, cơ sở thờ cúng, và thực thành nghi lễ thờ thành hoàng của cộng đồng.

    pdf26p visystrom 22-11-2023 22 4   Download

  • Bài viết Tín ngưỡng, lễ hội thờ cúng Cá Ông của người Việt ở đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng, lễ hội thờ cá Ông ở hòn đảo này để chỉ ra một số giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở lăng Ngư Ông, Cù Lao Chàm.

    pdf18p visystrom 22-11-2023 20 3   Download

  • Đình làng ở Tây Ninh vừa có đặc điểm riêng, vừa có những đặc điểm chung của đình làng Nam Bộ. Với vị thế địa lý, điều kiện lịch sử và văn hóa riêng, đình làng Tây Ninh đã có những biến đổi văn hóa về đối tượng thờ tự, nghi lễ, kiến trúc, mỹ thuật, vai trò lịch sử và hoạt động xã hội. Bài viết Biến đổi văn hóa đình làng ở Tây Ninh trình bày tổng quan về đình làng ở Tây Ninh; Biến đổi của đình làng ở Tây Ninh.

    pdf30p visystrom 22-11-2023 12 3   Download

  • Bài viết tập trung phân tích những nghiên cứu về thực hành thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt từ góc độ: Văn hóa học, Tôn giáo học, giới, trị liệu tâm lý qua hình thức lên đồng. Bên cạnh những hướng nghiên cứu này, tác giả còn chỉ ra những hướng tiếp cận mới thông qua nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức hoạt động của các bản hội, trung tâm, viện, câu lạc bộ đã và đang thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ sau khi “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 01/12/2016.

    pdf17p visystrom 22-11-2023 14 5   Download

  • Bài viết đề cập đến vai trò quan trọng của Hội Nghệ nhân dân gian và người có uy tín đối với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Dao ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Vấn đề được đặt ra ở đây là có hay không tham vọng của chính quyền về kiểm soát một số hoạt động văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người dân.

    pdf7p vispacex 16-11-2023 13 4   Download

  • Vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang, nơi sinh sống chủ yếu của người Hmông và Dao. Hiện nay, những thôn bản theo tín ngưỡng truyền thống dọc biên giới đang trong tình trạng mất đi những nghi lễ mang bản sắc đặc trưng tộc người như lễ cấp sắc, cúng Bàn Vương (của người Dao); lễ hội Gầu tào, Nào sồng (của người Hmông); thờ thổ thần, thổ địa, nghi lễ nông nghiệp cúng cơm mới… Bài viết đề cập đến thực trạng tín ngưỡng truyền thống và một số vấn đề cấp bách cần thực hiện nhằm khôi phục tín ngưỡng truyền thống ở địa bàn nghiên cứu.

    pdf25p vishekhar 01-11-2023 3 1   Download

  • Bài viết Về mối liên hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội trong xã hội đương đại trình bày khái niệm và các xu hướng nghiên cứu; Mối liên hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội; Tín ngưỡng và lễ hội trong bối cảnh xã hội đương đại; Một số vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội hiện nay.

    pdf21p vishekhar 01-11-2023 6 2   Download

  • Luận án phân tích sự biến đổi các thực hành văn hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số làng/xã thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội qua các thành tố sinh kế/mưu sinh, đời sống văn hoá thường ngày, phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội;...

    pdf27p hoahogxanh11 12-09-2023 9 3   Download

  • Luận án phân tích sự biến đổi các thực hành văn hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số làng thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội qua các thành tố như sinh kế/mưu sinh, đời sống văn hoá thường ngày, phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội nhằm luận giải về quá trình thích ứng của người dân trong việc thực hiện các tiêu chí văn hoá.

    pdf209p hoahogxanh11 12-09-2023 14 13   Download

  • Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Văn hóa dân gian vùng Rô - Đèo Cả - Đá Bia" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Văn hóa phi vật thể; Phong tục, lễ hội, tín ngưỡng dân gian; Nghi thức vòng đời người; Văn học dân gian; Tri thức dân gian; Trò chơi dân gian; Vè Các lái; Vè Giáp Tý. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

    pdf144p vibranson 10-08-2023 10 5   Download

  • Phần 1 cuốn sách "Tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền Việt Nam" gồm 10 bài nghiên cứu khía quát về tín ngưỡng dân gian các dân tộc ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu về một số tín ngưỡng riêng lẻ, đặc biệt là các nghiên cứu tín ngưỡng thờ Tản Viên, Chử Đạo Tổ, Bà Chúa Kho, thờ Tà Thần...đã bóc tách các lớp văn hóa và biểu tượng tiềm ẩn trong mỗi hình thức thờ cúng.

    pdf155p oursky01 17-07-2023 32 19   Download

CHỦ ĐỀ BẠN MUỐN TÌM

ADSENSE

nocache searchPhinxDoc

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2