intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý kinh tế sử dụng nước ( Economics of Water Use) - Trịnh Quang Thoại

Chia sẻ: Bui Duong Son | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:50

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước là một trong những yếu tố rất cần thiết. cho sự sống..Nước không chỉ là yếu tố quan trọng để bù. đắp cho sự mất nước cơ thể con người mà. nước còn là yếu tố cần thiết cho sự sống và. tồn tại của các loài sinh vật (các nguồn thức. ăn cho con người).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý kinh tế sử dụng nước ( Economics of Water Use) - Trịnh Quang Thoại

  1. NGUYÊN LÝ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC (Economics of Water Use) Trịnh Quang Thoại Bộ môn Kinh tế
  2. Giới thiệu  Nước là một trong những yếu tố rất cần thiết cho sự sống.  Nước không chỉ là yếu tố quan trọng để bù đắp cho sự mất nước cơ thể con người mà nước còn là yếu tố cần thiết cho sự sống và tồn tại của các loài sinh vật (các nguồn thức ăn cho con người).  Phụ thuộc vào nguồn hoặc cách thức sử dụng, nước là một tài nguyên thiên nhiên có thể được tái tạo hoặc cạn kiện.
  3. Giới thiệu  Cóhai nguồn cung cấp nước đó là nước bề mặt và nước ngầm.  Nước bề mặt là các loại nước ở biển, sông, hồ, suối… được tích tụ trên bề mặt trái đất.  Nước bề mặt là loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, vì chúng được cung cấp bởi chu trình tuần hoàn nước của trái đất.
  4. Giới thiệu  Nước ngầm được tích tụ hàng trăm nghìn năm trong các lớp nước ngầm nằm bên dưới các lớp đất, đá ở trong lòng đất.  Mặc dù tổng cung nước (kể cả nước bề mặt và nước ngầm) là khá lớn so với lượng sử dụng trong thực tế nhưng có rất nhiều nơi trên thế giới nước trở nên rất khan hiếm do điều kiện khí hậu, địa lý, phương thức sử dụng, và chính sách giá.
  5. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Nước ngầm là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, cũng có thể là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.  Các tầng nước ngầm được tái tạo thông qua sự thẩm thấu của nước mưa và tuyết tan.  N ếu tỷ lệ sử dụng nước ngầm thấp hơn tỷ lệ tái sinh, việc sử dụng nước ngầm sẽ bền vững vô hạn.
  6. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Nếu tỷ lệ khai thác nước ngầm nhiều hơn tỷ lệ tái tạo tự nhiên, nước ngầm sẽ trở thành tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt.  Khiquyền sở hữu chưa được xác lập, nước ngập có thể trở thành loại tài nguyên thiên nhiên có quyền sở hữu mở (open access).  Nếu không có ai sở hữu nước ngầm, người ta sẽ có động cơ khai thác cạn kiệt nước ngầm trước khi người khác cũng làm như vậy.
  7. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Hậu quả của quyền sở hữu mở trong khai thác nước ngầm là sự khai thác cạn kiệt và không hiệu quả nước ngầm theo thời gian.  Những người sử dụng đầu tiên có thể khai thác nước ngầm với chi phí thấp do trữ lượng còn nhiều.  K ết quả là người sử dụng có xu hướng sử dụng và khai thác nước ngầm nhiều hơn mức hiệu quả.
  8. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Khi số người sử dụng nước ngầm càng tăng thì trữ lượng nước ngầm sẽ giảm dần, chi phí khai thác nước ngầm sẽ tăng đối với những người sử dụng tiếp theo.  Tuy nhiên, dưới quan điểm sử dụng và quản lý nước ngầm, về cơ bản nước ngầm được coi là loại tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.
  9. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Dưới quan điểm nước ngầm là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, việc khai thác và sử dụng nước ngầm được áp dụng theo lý thuyết của tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.  Lýthuyết chủ đạo và xuyên suốt theo quan điểm này đó là: “việc khai thác và sử dụng nước ngầm trong hiện tại, sẽ làm giảm lượng nước sẵn có trong tương lai”.
  10. Khai thác và sử dụng nước ngầm  Điểm khai thác tối ưu nước ngầm sẽ được xác định: - Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo “tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận từ một đơn vị nước ngầm được khai thác bằng với tỷ lệ chiết khấu xã hội của tài sản đầu tư (lãi suất ngân hàng)”. - Trong thị trường độc quyền: “Tỷ lệ tăng trưởng của chênh lệch giữa MR và MC (MR-MC) phải bằng với tỷ lệ lãi suất (chiết khấu xã hội của tài sản đầu tư)”.
  11. Khai thác và sử dụng nước bề mặt  Nước bề mặt được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: - Nước được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người; - Nước được sử dụng cho các hoạt động sản xuất (nông nghiệp,…); - Nước được sử dụng cho hoạt động giải trí (bơi, câu cá,…).
  12. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Dướiquan điểm dự trữ, vấn đề đối với sử dụng nước bề mặt là sự phân bổ nguồn cung có thể tái tạo giữa những người sử dụng cạnh tranh.  Trong trường hợp này, các thế hệ tương lai ít bị ảnh hưởng bởi vì lượng cung nước bề mặt trong tương lai phụ thuộc nhiều vào hiện tượng tự nhiên hơn là các hoạt động khai thác trong hiện tại.
  13. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Một sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt phải: - Hướng tới sự cân bằng giữa số đông những người sử dụng cạnh tranh. - Cung cấp một lượng trung bình có thể chấp nhận được của việc sử dụng thay đổi hàng năm của trữ lượng nước bề mặt.  Một vài sự khai thác nước bề mặt cho mục đích tiêu dùng (cư dân đô thị, hoặc nông dân (tiêu dùng và sản xuất)…), trong khi có một số đối tượng khác sử dụng nước nhưng không cho mục đích tiêu dùng (bơi,…)
  14. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Tuy nhiên, có vấn đề (thách thức) xảy ra trong sử dụng nước bề mặt đó là: “lượng cung nước bề mặt không cố định từ năm này qua năm khác hoặc từ tháng này qua tháng khác”.  Lượng mưa, dòng chảy và sự bốc hơi của nước bề mặt luôn có xu hướng thay đổi từ năm này qua năm khác. Điều này dẫn đến có những năm lượng nước bề mặt sẽ bị hạn chế để phân bổ.
  15. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Trong trường hợp “lượng cung nước là ổn định”, quan điểm hiệu quả trong sử dụng nước khá rõ ràng đó là: “nước nên được phân bổ sao cho lợi ích cận biên ròng của tất cả những sự sử dụng nước là bằng nhau”.  Lợiích cận biên ròng là sự chênh lệch giữa đường cầu nước và chi phí cận biên của việc khai thác và phân phối đối với đơn vị nước cuối cùng được sử dụng.
  16. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Một sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt phải đảm bảo “tối ưu hóa lợi ích cận biên ròng”.  Vìvậy, bất cứ sự phân bổ nào không đảm bảo sự bằng nhau về lợi ích cận biên ròng giữa các đối tượng sử dụng thì không đạt được hiệu quả.  N ếulợi ích cận biên ròng không bằng nhau giữa các đối tượng sử dụng, sẽ có một sự phân bổ lại làm tăng lợi ích cận biên ròng.
  17. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Vìlợi ích cận biên ròng có thể tăng do sự phân bổ lại, nên sự phân bổ ban đầu có thể sẽ không đạt được tối ưu hóa lợi ích cận biên ròng.  N ếulợi ích cận biên ròng không bằng nhau, điều này luôn có thể làm tăng lợi ích ròng bằng việc chuyển nhượng nước từ những người có lợi ích cận biên thấp tới những người có lợi ích cận biên cao.
  18. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Giả sử có hai cá nhân tiêu dùng nước là A và B, với tổng lượng cung nước là W0T (đường S0).  Một sự phân bổ nước hiệu quả sẽ là:  Cá nhân A tiêu dùng với lượng nước là W0A  Cá nhân B tiêu dùng với lượng nước là W0B  Tổnglượng nước tiêu dùng của hai cá nhân bằng lượng cung: W0A + W0B = W0T
  19. Lợi ích/chi phí S0 A B MNB0 Tổng lợi ích cận biên ròng 0 W W0B W0A W 0 T
  20. Sự phân bổ hiệu quả nước bề mặt  Một sự phân bổ, người A tiêu dùng lượng nước là W0A và người B tiêu dùng lượng nước là W0B được gọi là sử phân bổ hiệu quả bởi vì lợi ích cận biên ròng của người A và người B là bằng nhau.  MNBA = MNBB = MNB0  Trongtrường hợp này, lợi ích ròng cận biên của các cá nhân sử dụng nước là số dương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2