Các nguyên lý của kinh tế học vi mô<br />
Review: principles of microeconomics<br />
<br />
Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học<br />
<br />
<br />
Những bài học căn bản về cách thức ra quyết định cá nhân:<br />
<br />
<br />
Con người đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau Chi phí của bất kỳ hành động nào cũng được tính bằng những cơ hội bị bỏ qua Con người duy lý đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh giữa chi phí và ích lợi biên Con người thay đổi hành vi để đáp lại các động cơ khuyến khích mà họ đối mặt.<br />
<br />
1<br />
<br />
Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học<br />
<br />
<br />
Những bài học căn bản về sự tác động qua lại giữa con người với nhau:<br />
<br />
<br />
Thương mại (tức trao đổi) có thể đem lại ích lợi cho cả hai bên Thị trường thường là cách thức tốt để phối hợp các hoạt động kinh tế của mọi người. Chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường bằng cách khắc phục thất bại thị trường hoặc bằng cách thúc đẩy mục tiêu bình đẳng kinh tế nhiều hơn.<br />
<br />
Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học<br />
<br />
<br />
Những bài học căn bản về nền kinh tế với tư cách một tổng thể:<br />
<br />
<br />
Năng suất là nguồn gốc cơ bản của mức sống Sự gia tăng lượng tiền là nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cầu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lượng cầu: lượng hàng mà người mua sẵn lòng mua và có khả năng mua. Quy luật cầu: phát biểu cho rằng với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của một hàng hóa giảm khi giá của nó tăng lên. Biểu cầu: bảng biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu của một hàng hóa. Đường cầu: đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu của một hàng hóa. Cầu thị trường: là tổng của tất cả cầu cá nhân về một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.<br />
<br />
Tóm lược: các biến tác động đến người mua<br />
<br />
<br />
Đường cầu cho thấy điều gì sẽ xảy ra với lượng cầu của một loại hàng hóa khi giá của nó thay đổi, giả định các yếu tố khác có tác động tới người mua là không đổi. Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường cầu dịch chuyển<br />
Thay đổi trong biến này … … di chuyển dọc theo đường cầu … dịch chuyển đường cầu … dịch chuyển đường cầu … dịch chuyển đường cầu … dịch chuyển đường cầu … dịch chuyển đường cầu<br />
<br />
Biến Giá của hàng hóa Thu nhập Giá hàng hóa liên quan Thị hiếu Kỳ vọng Số lượng người mua<br />
<br />
3<br />
<br />
Sự dịch chuyển của đường cầu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hàng hóa thông thường: với những yếu tố khác không đổi, sự gia tăng trong thu nhập sẽ dẫn đến gia tăng về cầu, lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá, dịch chuyển đường cầu sang phải. Hàng hóa thứ cấp: với các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng làm giảm lượng cầu, đường cầu dịch chuyển sang trái. Hàng hóa thay thế: khi giá của hàng hóa này tăng sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia Hàng hóa bổ sung: khi giá hàng hóa này tăng thì cầu của hàng hóa kia giảm<br />
<br />
Cung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lượng cung: lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng bán. Quy luật cung: phát biểu cho rằng với các yếu tố khác không đổi, lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên. Biểu cung: bảng thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung của một hàng hóa. Đường cung: đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung của một hàng hóa. Cung thị trường: tổng các nguồn cung của tất cả các người bán.<br />
<br />
4<br />
<br />
Tóm lược: các biến tác động đến người bán<br />
<br />
<br />
Đường cung cho thấy điều gì sẽ xảy ra với lượng cung của một loại hàng hóa khi giá của nó thay đổi, giả định các yếu tố khác có tác động tới người bán là không đổi. Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường cung dịch chuyển<br />
Thay đổi trong biến này … … di chuyển dọc theo đường cung … dịch chuyển đường cung … dịch chuyển đường cung … dịch chuyển đường cung … dịch chuyển đường cung<br />
<br />
Biến Giá của hàng hóa Giá đầu vào Công nghệ Kỳ vọng Số lượng người bán<br />
<br />
Sự kết hợp của cung và cầu<br />
<br />
<br />
Cân bằng: tình huống mà ở đó giá thị trường làm cho lượng cung bằng lượng cầu Giá cân bằng: mức giá làm cân bằng lượng cung và lượng cầu Sản lượng cân bằng: lượng cung và lượng cầu tại mức giá cân bằng Thặng dư: tình huống theo đó lượng cung lớn hơn lượng cầu (hay còn gọi là thừa cung) Thiếu hụt: tình huống mà trong đó lượng cầu cao hơn lượng cung (hay còn gọi là dư cầu)<br />
<br />
5<br />
<br />