intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

123
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhà kinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chương này sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác của các nền kinh tế hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

  1. CHƯƠNG 16 KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sự có ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốc tế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách là nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới. Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhà kinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác của các nền kinh tế hiện đại. I. Cán cân thanh toán Phần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cán cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiều trường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc cho thế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trong cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán được ghi chép dưới dạng một tài khoản. Các giao dịch mang lại ngoại tệ cho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản cho người nước ngoài được ghi là khoản mục có (mang dấu +). Ngược lại, các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho thế giới bên ngoài như nhập khẩu hàng hoá hay mua các tài sản ngoại được ghi là khoản mục nợ (mang NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 1
  2. dấu -). Các tài khoản của cán cân thanh toán Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu: tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai. Tài khoản vãng lai bao gồm ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại, thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao vãng lai. Thứ nhất, tài khoản thương mại ghi chép thu nhập và thanh toán liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Như đã giới thiệu trong Chương 6, xuất khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước được bán ra nước ngoài, còn nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được bán ở trong nước. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước và do đó được ghi là khoản mục có, còn nhập khẩu đòi hỏi phải chi ngoại tệ ra nước ngoài và do đó được khi là khoản mục nợ. Khi Tổng công ty lương thực miền Nam bán gạo cho Xingapo, thì gạo là xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của Xingapo. Khi Boing, nhà sản xuất máy bay của Mỹ, chế tạo và bán 3 chiếc máy bay Boing 777 cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thì số máy bay này là nhập khẩu của Việt Nam và là xuất khẩu của Mỹ. Bảng 10-1 Cán cân thanh toán của Việt Nam, 2002-2005 Đơn vị: triệu USD 2002 2003 2004 2005 Cán cân tài khoản vãng lai -673 -1932 -1565 218 Cán cân thương mại -1803 -2860 -3178 -1944 Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ 19654 23421 30352 36618 Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ 21457 26780 33511 38562 Thu nhập từ đầu tư -791 -812 -891 -1219 Nhận 167 125 188 364 Trả 958 937 1079 1583 Chuyển khoản ròng 1921 2239 2485 3380 Cán cân tài khoản vốn 1136 4083 2447 1913 Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài 2045 1829 1252 2045 Trả các khoản vay FDI 414 590 819 414 Vay trung và dài hạn (ròng) 523 1045 1396 1405 Vốn ngắn hạn -996 1734 -291 -1790 Cán cân tổng thể 463 2151 883 2131 Tài trợ -463 -2151 -883 -2131 Nguồn: IMF Country Report No 06/423, Table 23 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 2
  3. Xuất khẩu ròng của một nước chính là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Việc bán gạo ra nước ngoài làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng lên, trong khi việc mua máy bay Boing làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm xuống. Do xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể một nước là người mua ròng hay bán ròng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới, nên xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại. Nếu xuất khẩu ròng dương, tức giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, thì nền kinh tế bán hàng hoá ra thế giới bên ngoài nhiều hơn lượng mua vào. Trong trường hợp này, nền kinh tế có thặng dư thương mại. Nếu xuất khẩu ròng âm, tức giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu, thì nền kinh tế mua hàng hoá từ nước ngoài nhiều hơn lượng bán ra. Trong trường hợp này, nền kinh tế có thâm hụt thương mại. Nếu xuất khẩu ròng bằng không, tức giá trị xuất khẩu bằng đúng giá trị nhập khẩu, nền kinh tế có cân bằng thương mại. Vậy điều gì quyết định lượng xuất khẩu, nhập khẩu và do đó là cán cân thương mại của một quốc gia? Chúng ta có thể dễ dàng điểm ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng. Dưới đây là những yếu tố chính: ƒ Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong nước và hàng nước ngoài. ƒ Giá cả tương đối giữa hàng trong nước và hàng nước ngoài. ƒ Tỷ giá hối đoái mà tại đó mọi người có thể chuyển đổi giữa đồng nội tệ với tiền nước ngoài. ƒ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài. ƒ Chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác. ƒ Các chính sách của chính phủ đối với thương mại. Do tất cả các biến số này thay đổi theo thời gian, khối lượng thương mại cũng thường xuyên thay đổi. Thứ hai, số liệu trong khoản mục “Thu nhập nhân tố từ nước ngoài” chủ yếu là thu nhập từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận. Thu nhập nhân tố ròng chính là khoản chênh lệch giữa GNP và GDP của một quốc gia mà chúng ta đã giới thiệu trong Chương 2. Thứ ba, chuyển khoản quốc tế ghi chép các giao dịch không có đối ứng giữa các quốc gia. Đó là các giao dịch một chiều. Giả sử chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam một số ôtô buýt dùng cho giao thông công cộng. Để xử lý các giao dịch không có luân chuyển tài chính đối ứng này, trong cán cân thanh toán cũng có khoản mục có tên gọi “Chuyển khoản”. Quy ước này cho phép các giao dịch một chiều được chuyển thành giao dịch 2 chiều chuẩn tắc. Các ôtô buýt viện trợ được hạch toán như một khoản nhập khẩu (ghi Nợ) trong tài khoản của Việt Nam, được ‘thanh toán’ bằng chuyển khoản (ghi Có). Nhìn chung, tất cả các khoản chuyển khoản có một giá trị kế toán mà không có khoản đối ứng. Chuyển khoản vãng lai bao gồm chuyển tiền, quà tặng bằng hàng (thực phẩm, thuốc men), các khoản đóng góp cho các tổ chức quốc tế, và khoản tiền của những người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Tài khoản vốn Cho đến nay, chúng ta đã thảo luận việc dân cư của một nền kinh tế mở tham gia vào thị trường hàng hoá và dịch vụ quốc tế như thế nào. Ngoài ra, dân cư của nền kinh tế mở còn tham gia vào các thị trường tài chính quốc tế. Ví dụ, người Việt Nam có thể NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 3
  4. dùng 500 triệu đồng để mua một chiếc xe Ford, nhưng cũng có thể dùng số tiền đó để chuyển sang đôla Mỹ và mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành1. Trong khi giao dịch thứ nhất tạo ra một dòng luân chuyển hàng hoá, thì loại giao dịch thứ hai tạo ra dòng luân chuyển vốn. Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến dòng vốn luân chuyển giữa trong nước với thế giới bên ngoài. Việc người Việt Nam bỏ tiền ra mua các tài sản nước ngoài được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và do đó được ghi là một khoản mục nợ trong tài khoản vốn của Việt Nam. Ngược lại, việc người nước ngoài mua tài sản của Việt Nam được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài và được ghi là một khoản mục có. Hãy nhớ lại rằng đầu tư ra nước ngoài có hai dạng. Việc VIFON xây dựng một nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Hungari là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngược lại, việc một người Việt Nam mua cổ phiếu của một công ty Hungari là ví dụ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, nhà đầu tư Việt Nam trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư. Còn trong trường hợp thứ hai, nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò thụ động hơn. Trong cả hai trường hợp, những người đang sống ở Việt Nam mua tài sản của một nước khác và như vậy làm tăng dòng vốn của Việt Nam chảy ra nước ngoài. Dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia chịu sự chi phối của những biến số quan trọng sau đây: ƒ Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài. ƒ Lãi suất thực tế trả cho tài sản trong nước. ƒ Nhận thức về rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài. ƒ Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới việc người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán là tổng hợp của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn. Nó biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài chảy vào một quốc gia khi các cá nhân, công ty và chính phủ tiến hành giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Một quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán khi luồng tiền chảy ra lớn hơn luồng tiền chảy vào. Ngược lại, khi luồng tiền chảy vào lớn hơn luồng tiền chảy ra, thì quốc gia đó có thặng dư cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán cân bằng khi khi luồng tiền chảy vào vừa đúng bằng luồng tiền chảy ra. Tài khoản tài trợ chính thức Phần cuối cùng trong tài khoản cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch về dự trữ quốc tế do ngân hàng trung ương của quốc gia đó quản lý. Đó là tài khoản tài trợ chính thức. Các giao dịch này phản ánh việc tài trợ cho số dư của cán cân thanh toán. Ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước đều giữ các ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là đôla Mỹ để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất 1 Hiện tại các công dân Việt Nam không được phép chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư vào tài sản nước ngoài. Tuy nhiên, họ có thể mua ngoại tệ và gửi tiền tiết kiệm trực tiếp bằng ngoại tệ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 4
  5. lợi của tỷ giá hối đoái. Khoản mục tài trợ chính thức luôn bằng về giá trị và có dấu ngược lại với cán cân thanh toán. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm tác động đến tỷ giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Ví dụ, để giữ giá trị của đồng Việt Nam khỏi bị giảm giá trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải bán ngoại tệ hoặc vàng để thu tiền đồng của Việt Nam từ lưu thông về. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có thể làm được điều đó nếu có dự trữ ngoại tệ và vàng. Khi muốn ngăn cản đồng Việt Nam tăng giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tung đồng Việt Nam ra để mua ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Hoạt động này sẽ được giới thiệu chi tiết khi đề cập đến các hệ thống tỷ giá hối đoái. II. Tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm và đo lường 1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia. Ví dụ như khi đến các quầy giao dịch ngoại tệ, bạn thấy người ta niêm yết 16100 đồng/ 1 đôla Mỹ. Nếu bạn bán 1 đôla Mỹ thì họ sẽ trả cho bạn 16100 đồng; hoặc nếu bạn mua 1 đôla Mỹ thì bạn cần trả cho họ 16100 đồng. Trong thực tế ngân hàng sẽ niêm yết giá bán đôla cao hơn giá mua đôla. Sự chênh lệch này là một trong những nguồn thu nhập của ngân hàng. Để đơn giản cho việc phân tích, chúng ta sẽ bỏ qua sự chênh lệch này. Tỷ giá hối đoái có thể được niêm yết theo 2 cách. Nếu tỷ giá hối đoái là 16100 đồng đổi được 1 đôla Mỹ thì nó cũng là 1/16100 (≈ 0,000062) đôla Mỹ đổi được 1 đồng. Trong chương này, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được qui ước là số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ và ký hiệu là E. Với tình huống trên chúng ta sẽ viết như sau: EVND/USD = 16100. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 đôla có thể đổi được nhiều tiền đồng hơn thì chúng ta gọi đó là sự giảm giá của tiền đồng Việt Nam. Ngược lại, nếu 1 đôla mua được ít tiền đồng hơn thì chúng ta gọi đó là sự lên giá của tiền đồng Việt Nam. Ví dụ như khi giá đôla trên thị trường ngoại hối tăng từ 16100 đồng lên 17000 đồng, thì tiền đồng Việt Nam được coi là giảm giá và đồng đôla được coi là lên giá. Đôi khi chúng ta thấy các phương tiện truyền thông nói rằng tiền đồng Việt Nam mạnh hay yếu. Mô tả này thường chỉ đề cập đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một đồng tiền lên giá, người ta gọi đồng tiền đó mạnh hơn vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền giảm giá, người ta gọi đồng tiền đó yếu đi. 1.2 Tỷ giá hối đoái thực tế Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà các đồng tiền trao đổi với nhau. Do vậy, sự thay đổi trong tỷ giá đối đoái danh nghĩa có thể làm thay đổi giá hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu khi tính bằng đồng nội tệ, và do đó có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa mua hàng Việt Nam và hàng hóa của nước NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 5
  6. khác. Tuy vậy, hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lại phụ thuộc không chỉ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Hành vi này còn phụ thuộc vào giá tương đối trên thị trường trong nước và ở nước ngoài. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát tương đối giữa trong nước và ở nước ngoài được gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (Real Exchange Rate). Chúng ta có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế (ε) theo công thức sau: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa × Giá nước ngoài ε = Giá trong nước Cũng như tỷ giá hối đoái danh nghĩa được biểu thị bằng lượng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế được biểu thị bằng lượng hàng hoá trong nước trên một đơn vị hàng hoá nước ngoài. Ví dụ, một chiếc áo jacket giá 800.000 đồng ở Việt Nam và 100 đôla tại Mỹ, trong khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 16.000 đồng đổi một đôla, thì tỷ giá hối đoái thực tế của áo jacket Việt Nam so với áo jacket Mỹ là: 16.000 đồng/1 đôla × 100 đôla /1 áo jacket Mỹ ε = 800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam = (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ)/(800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam) = (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ) × (1 áo jacket Việt Nam /800.000 đồng) = 2 áo jacket Việt Nam/1 áo jacket Mỹ Như vậy, tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tỷ lệ trao đối giữa hàng hoá của các quốc gia khác nhau. Vì các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, nên họ chú ý tới mức giá chung, chứ không xem xét từng loại giá riêng biệt. Do vậy, thay vì dùng giá áo jacket để tính tỷ giá hối đoái thực tế, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng chỉ số giá của mỗi nước: E×P* ε= P Trong đó E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P là chỉ số giá trong nước, P* là chỉ số giá ở nước ngoài. Công thức trên cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế cho biết giá tương đối giữa giỏ hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài so với giỏ hàng hoá và dịch vụ trong nước tính theo một đơn vị tiền chung (ở đây là tính theo đồng nội tệ). Khi ε tăng, đồng nội tệ được coi là giảm giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real depreciation). Khi ε giảm, đồng nội tệ được coi là tăng giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real appreciation). Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Tỷ giá hối đoái thực tế là một nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế của một nền kinh tế. Nó sẽ quyết định quốc gia đó sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào và với số lượng là bao nhiêu. Ví dụ như, khi các nhà nhập khẩu nước ngoài quyết định xem nên mua gạo của Việt Nam hay của Thái Lan, họ sẽ quan tâm xem gạo của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực tế giúp họ có câu trả lời chính xác. Trong một ví dụ khác, bạn đang cân nhắc nên đi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 6
  7. nghỉ ở Nha Trang hay Pattaya (Thái Lan). Bạn có thể hỏi giá khách sạn ở Nha Trang (bằng đồng) và giá khách sạn ở Pattaya (bằng bạt) và tỷ giá giữa bạt và đồng. Nếu bạn quyết định sẽ đi nghỉ ở đâu bằng cách so sánh chi phí, thì thực ra bạn đã dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế rồi đấy. Đối với tổng thể nền kinh tế thì việc đồng Việt Nam giảm giá thực tế hàm ý rằng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa và dịch vụ của các nước đối tác. Khi đó cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đều có xu hướng thay thế hàng của các nước đó bằng hàng Việt Nam làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng lên. Ngược lại, khi đồng Việt Nam tăng giá thực tế, thì hàng ngoại trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa Việt Nam, làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm xuống. 1.3 Tỷ giá hối đoái bình quân Cho tới thời điểm này, chúng ta đã nói tới tỷ giá hối đoái như là chỉ có một tỷ giá hối đoái duy nhất. Giờ đây, chúng ta cần hiểu khái niệm này một cách chính xác hơn. Trước hết, chúng ta thấy rằng bất cứ một nước nào cũng có nhiều tỷ giá hối đoái song phương giữa đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ khác nhau. Đồng Việt Nam (VND) có thể được dùng để mua đôla Mỹ (USD), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), v.v... Khi nghiên cứu những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số mang thông tin trung bình về các tỷ giá này. Cũng giống như chỉ số giá tiêu dùng chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế về một loại giá, một chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hối đoái khác nhau thành một thước đo duy nhất về giá trị quốc tế của đồng nội tệ. Trong hầu hết các trường hợp, tỷ giá hối đoái bình quân (effective exchange rate) được hiểu là số bình quân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song phương quan trọng với mức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng kim ngạch ngoại thương của nước đó. Công thức tính tỷ giá hối đoái bình quân có thể được biểu diễn như sau: EE = Ei×Wi với EE là tỷ giá bình quân, Ei là tỷ giá hối đoái song phương với nước i, và Wi là tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại của nước đang xét. 2. Thị trường ngoại hối Chúng ta xét mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ và xem điều gì quyết định tỷ lệ trao đổi giữa tiền đồng của Việt Nam và đôla Mỹ. Ví dụ về hai nước làm cho việc phân tích trở nên đơn giản hơn, song những nguyên lý chung được áp dụng cho mọi giao dịch với nước ngoài. Theo nghĩa đó, đôla Mỹ được coi là ngoại tệ đại diện, và số đồng Việt Nam đổi 1 đôla Mỹ được coi là tỷ giá hối đoái đại diện. Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối, do đó cầu về đôla Mỹ chính là cung về đồng Việt Nam, trong khi cung về đôla Mỹ chính là cầu về đồng Việt Nam. Vì lý do này một lý thuyết về tỷ giá hối đoái giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam có thể xem xét hoặc là cầu và cung về đôla Mỹ để trao đổi với đồng Việt Nam hoặc là cầu và cung về đồng Việt Nam để trao đổi với đôla Mỹ. Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích chúng ta sẽ xem xét cầu và cung về đôla Mỹ để trao đổi với đồng Việt Nam và tỷ giá được tính bằng số đồng Việt Nam đổi một đôla Mỹ (EVND/USD). NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 7
  8. 2.1 Cung về đôla Mỹ Cung về đôla Mỹ bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam tạo ra thu nhập về đôla Mỹ. Một nguồn quan trọng của cung về đôla Mỹ trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Một công ty Mỹ cần nhập hàng thuỷ sản của Việt Nam. Đó là một nguồn của cung về đôla phát sinh từ thương mại quốc tế. Mỗi người mua nước ngoài cần bán tiền nước họ và mua tiền đồng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài cũng có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, và bất động sản ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi họ phải chuyển ngoại tệ thành đồng Việt Nam. Như vậy, cung về đôla Mỹ đơn giản biểu thị những giao dịch trong các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn tạo ra thu nhập về ngoại tệ (các khoản mục có). Hình 10.1 biểu diễn thị trường trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Trong đó tỷ giá hối đoái tính bằng số đồng Việt Nam đổi một đôla Mỹ biểu diễn trên trục tung và số đồng đôla Mỹ đưa ra thị trường để trao đổi với đồng Việt Nam được biểu diễn trên trục hoành. Khi di chuyển dọc xuống phía dưới theo trục tung, đồng đôla Mỹ giảm giá trị so với tiền đồng của Việt Nam hay tiền đồng của Việt Nam lên giá so với đôla Mỹ. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta nói đồng Việt Nam giảm giá so với đôla Mỹ. Đường cung về đôla Mỹ biểu thị số đôla Mỹ cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam tại mỗi mức tỷ giá hối đoái. Nó là đường dốc lên phản ánh khi đồng đôla Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam, sẽ có nhiều đôla Mỹ hơn được cung ứng để chuyển đổi sang đồng Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì khi đồng đôla Mỹ tăng giá, giá hàng và tài sản của Việt Nam tính bằng đôla Mỹ giảm. Điều này sẽ hấp dẫn người nước ngoài hơn và họ sẽ mua nhiều hàng và tài sản của Việt Nam hơn và do vậy họ sẽ phải chuyển đổi nhiều ngoại tệ hơn sang đồng Việt Nam để phục vụ cho mục đích này. 2.2 Cầu về đôla Mỹ Cầu về đôla Mỹ trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ đơn giản bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế theo chiều ngược lại so với cung về đôla Mỹ. Nó biểu thị những giao dịch trong tài khoản vãng lai và vốn liên quan đến việc thanh toán ngoại tệ cho các đối tác nước ngoài (các khoản mục nợ trong cán cân thanh toán). Vậy ai có nhu cầu về đôla Mỹ? Các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng hay tài sản của nước ngoài sẽ phải cung ứng đồng Việt Nam để chuyển đổi sang đôla Mỹ. Đường cầu đôla Mỹ là một đường dốc xuống bởi vì khi đồng đôla Mỹ lên giá so với tiền đồng của Việt Nam, thì hàng ngoại và tài sản ngoại trở nên đắt hơn và ít hấp dẫn hơn đối với người Việt Nam. Chúng ta sẽ mua ít hàng hóa và tài sản ngoại hơn và do vậy sẽ cần ít đôla Mỹ hơn. 2.3 Xác định tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi Trong phần này, chúng ta xét một hệ thống trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương. Giống như bất kỳ một loại giá cạnh tranh nào khác, tỷ giá hối đoái sẽ dao động theo những điều kiện của cầu và cung. Giả sử mức giá đôla NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 8
  9. hiện tại là quá thấp (ví dụ E1 trong Hình 10-1). Khi đó lượng cầu về đôla vượt quá lượng cung. Do đôla khan hiếm, một số công ty cần đôla để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu không mua được đôla, và họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được đủ số đôla cần thiết. Những hành động như vậy sẽ đẩy giá đôla tăng lên mức E0. Ngược lại, nếu hiện tại giá đôla quá cao, chẳng hạn như E2. Khi đó lượng đôla có nhu cầu thấp hơn lượng đôla cung ứng. Nhiều người cần bán đôla sẽ không bán được và họ sẽ sẵn sàng hạ giá để bán được đủ số đôla cần thiết. Chỉ tại mức tỷ giá E0 thì quá trình điều chỉnh mới dừng lại. Khi đó, lượng cầu về đôla đúng bằng lượng đôla cung ứng. E0 được gọi là tỷ giá hối đoái cân bằng. EVND/USD Dư cung đôla (cán cân TT thặng dư) SUSD E2 E0 E1 Dư cầu đôla DUSD (cán cân TT thâm hụt) Lượng đôla, QUSD Hình 10-1 Xác định tỷ giá hối đoái Lưu ý rằng khi ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối, thì thị trường ngoại hối ở trạng thái cân bằng cũng có nghĩa là cán cân thanh toán cân bằng và khoản mục tài trợ chính thức bằng không. 2.4 Sự thay đổi tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái có thể thay đổi thường xuyên và đôi khi thay đổi rất lớn. Bất kỳ thay đổi nào dẫn đến sự dịch chuyển của đường cầu hoặc đường cung đôla Mỹ trên thị trường trao đổi với tiền đồng của Việt Nam đều sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi. Các yếu tố có thể làm dịch chuyển các đường cầu và cung bao gồm những thay đổi trong thị hiếu hoặc mức thu nhập, những thay đổi trong dòng luân chuyển vốn quốc tế, và những thay đổi mặt bằng giá. Những thay đổi trong thị hiếu hoặc mức thu nhập Giả sử rằng các nước đối tác thương mại với Việt Nam tăng trưởng mạnh. Điều đó khiến cho họ có nhu cầu lớn hơn về hàng hoá và dịch vụ, kể cả hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Kết quả là cầu của họ đối với đồng Việt Nam tăng lên. Họ phải cung ứng nhiều đôla Mỹ hơn để đổi lấy tiền đồng Việt Nam. Trên đồ thị đường cung đối với đôla Mỹ dịch chuyển sang phải như được biểu diễn trong hình 10.2. Kết quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu người nước ngoài bỗng nhiên nhận thấy hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn hoặc quyết định chuyển từ mua cà phê Braxin sang cà phê nhập khẩu từ Việt Nam. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 9
  10. Khi đường cung đối với đôla dịch sang phải, giá tính theo đồng của đôla bị kéo xuống. Ví dụ, trong hình 10.2 các bạn có thể thấy rằng giá tính theo đồng của đôla giảm từ 16100 đồng trên một đôla xuống 15.900 đồng trên một đôla. Đôla đã bị giảm giá (mất giá trị so với tiền đồng) bởi vì bây giờ một đôla đổi được ít đồng hơn. Ngược lại, tiền đồng đã lên giá (tăng thêm giá trị) so với đôla bởi vì bây giờ cần ít đồng hơn trước đây để mua được 1 đôla. EVND/USD S0 S1 B 16.100 15.900 A D0 QUSD 0 150 160 Hình 10-2 Tăng cung đôla Mỹ Ta sẽ biểu diễn như thế nào ảnh hưởng của của sự tăng thu nhập của Việt Nam hoặc sự tăng ước muốn mua hàng Mỹ - chẳng hạn, máy tính xách tay IBM? Những thay đổi này sẽ làm tăng cầu đối với các sản phẩm Mỹ và do đó sẽ làm tăng cầu đối với đô la Mỹ. Do đó đường cầu đối với đôla sẽ dịch sang phải, như biểu thị trong Hình 10-3. Thay đổi này làm cho đô la lên giá hay giảm giá? Còn tiền đồng thì sao? EVND/USD S0 B 16.400 A 16.100 D1 D0 0 QUSD 150 165 Hình 10-3 Tăng cầu đôla Câu trả lời đúng là một sự tăng trong cầu đối với đôla sẽ làm cho đồng đôla lên giá. Như các bạn thấy từ Hình 10-3, giá tính bằng đồng của đôla tăng từ 16.100 đồng lên 16.400 đồng. Đôla phải có giá trị hơn (lên giá) bởi vì bây giờ một đôla đổi được nhiều đồng hơn. Ngược lại, tiền đồng giảm giá trị vì phải chi nhiều đồng hơn trước đây mới mua được 1 đôla. Sự thay đổi trong mức giá chung Thay vì giá của một mặt hàng xuất khẩu thay đổi, bây giờ chúng ta giả thiết có sự thay đổi giá của mọi hàng hóa do nền kinh tế đang trải qua lạm phát. Khi đó, mức giá chung của hàng Việt Nam sẽ thay đổi một cách tương đối so với mức giá chung của các đối tác thương mại. Trong mô hình đơn giản chỉ có hai nước, Mỹ sẽ đóng vai trò là thế giới còn lại. EVND/USD S1 B S0 16.600 NGUYÊN LÝ KINHATẾ HỌC 16.100 D1 Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 10 D0
  11. Hình 10-4 Cung về đôla giảm trong khi cầu đôla lại tăng Nếu mức giá ở cả hai nước đều tăng lên theo cùng một tỷ lệ, ví dụ tăng 10 phần trăm. Khi đó, giá tính bằng đôla của hàng Mỹ và giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Tại mức tỷ giá hối đoái hiện hành, giá tính bằng tiền đồng của hàng Mỹ và giá tính bằng đôla của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Do vậy giá tương đối giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước sẽ không thay đổi ở cả hai nước và chúng ta không có lý do để dự tính có sự thay đổi trong nhu cầu về nhập khẩu của mỗi nước tại mức giá ban đầu. Do đó, lạm phát giống nhau ở cả hai nước sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cân bằng. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam có lạm phát trong khi mức giá lại ổn định ở Mỹ. Giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam sẽ tăng, và chúng sẽ trở nên đắt hơn tại Mỹ. Điều này sẽ làm giảm lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và giảm số lượng tiền đồng mà các nhà nhập khẩu của Mỹ có nhu cầu (họ sẽ cung ứng ít đôla hơn để chuyển sang tiền đồng). Đồng thời, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam có mức giá tính bằng tiền đồng không thay đổi trong khi giá hàng Việt Nam bán ở trong nước tăng lên do lạm phát. Như vậy hàng Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với hàng Việt Nam (bởi vì chúng trở nên rẻ hơn một cách tương đối), và người Việt Nam sẽ sẵn sàng mua nhiều hàng Mỹ hơn. Tại mỗi mức tỷ giá hối đoái, cầu về đôla Mỹ sẽ tăng. Như vậy, trên đồ thị đường cung về đôla Mỹ dịch chuyển sang bên trái, còn đường cầu về đôla Mỹ lại dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là giá của đồng đôla tại trạng thái cân bằng sẽ tăng: tiền đồng của Việt Nam giảm giá trị so với đôla Mỹ. Sự vận động của luồng vốn quốc tế Ngày nay, hoạt động vay và cho vay quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ. Tầm quan trọng của nó đối với thị trường ngoại tệ là một điều hiển nhiên nếu chúng ta nhìn vào số liệu sau: Khối lượng xuất khẩu của thế giới năm 1997 là 6,6 nghìn tỷ USD, hay xấp xỉ khoảng 2,5 tỷ USD một ngày, trong khi lượng giao dịch ngoại tệ trung bình một ngày là 1,5 nghìn tỷ USD. Xác định tỷ giá hối đoái trở nên phức tạp hơn nhiều khi chúng ta đưa sự vận động của luồng vốn vào trong phân tích. Người Việt Nam muốn đầu tư vào Mỹ sẽ cần phải có đôla để mua các tài sản Mỹ, do vậy sẽ làm tăng cầu về đôla Mỹ. Trên đồ thị, đường cầu về đôla Mỹ sẽ dịch chuyển sang bên phải và đồng đôla Mỹ sẽ lên giá so với tiền đồng của Việt Nam. Ngược lại, người Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ cung đôla để chuyển đổi sang tiền đồng Việt Nam và thực hiện kế hoạch đầu tư của mình. Trên đồ thị, đường cung về đôla Mỹ sẽ dịch chuyển sang bên phải và đồng đôla Mỹ sẽ giảm giá so với tiền đồng của Việt Nam. Những khoản đầu tư này NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 11
  12. ảnh hưởng tới tỷ giá ra sao sẽ tùy thuộc vào số tiền mà người Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam lớn hơn hay nhỏ hơn số tiền mà người Việt Nam muốn đầu tư vào Mỹ. Đồng đôla Mỹ sẽ giảm giá nếu cung về đôla Mỹ tăng nhiều hơn cầu về đôla Mỹ. Ngược lại, đồng đôla Mỹ sẽ lên giá nếu cầu về đôla Mỹ tăng nhiều hơn cung về đôla Mỹ. Thông thường, nếu đầu tư trở nên hấp dẫn hơn ở Việt Nam, thì người Việt Nam sẽ quyết định nắm giữ nhiều tài sản trong nước hơn là đầu tư ra nước ngoài và do đó đường cầu về đôla sẽ dịch chuyển sang bên trái. Đồng thời, người Mỹ sẽ quyết định đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và đường cung đôla sẽ dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ giảm: đồng đôla Mỹ sẽ yếu hơn trong khi tiền đồng của Việt Nam sẽ trở nên mạnh hơn. Đầu cơ Một nhân tố quan trọng quyết định tỷ giá hối đoái là hoạt động đầu cơ. Cầu một về loại tài sản phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng mà tài sản đó có thể bán được trong tương lai. Tiền ở bất kỳ nước nào cũng là một loại tài sản. Nếu người Việt Nam tin rằng trong tương lai đồng đôla Mỹ sẽ lên giá tương đối so với tiền đồng của Việt Nam, thì hiện tại họ có thể sẽ muốn giữ nhiều đôla Mỹ hơn. Ví dụ, xét điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hiện hành là 16.100 đồng đổi một đôla. Một nhà đầu tư tin rằng đôla sẽ tăng giá, ông ta dự tính vào cuối tháng nó sẽ đổi được 17.000 đồng, và vì vậy nhà đầu tư này sẽ giữ đồng đôla nhiều hơn. Tại sao anh ta lại làm như vậy? Bằng cách chi 161.000.000, anh ta có thể mua 10.000 đôla Mỹ. Vào cuối tháng, anh ta có thể đổi số tiền này để lấy 170.000.000 đồng, và anh ta thu được lợi tức là 5,6% trên số vốn bỏ ra. Nếu mọi người cùng nhận thức và quyết định như anh ta thì đường cầu về đôla sẽ dịch chuyển mạnh sang bên phải. Kết quả là đồng đôla Mỹ sẽ lên giá một cách tương đối so với tiền đồng Việt Nam. Ngược lại, nếu mọi người cho rằng đồng đôla Mỹ sẽ trở nên yếu hơn trong tương lai, thì việc đầu tư vào tài sản định danh bằng đôla Mỹ sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn. Cầu về đôla Mỹ sẽ giảm làm cho đồng đôla Mỹ giảm giá so với đồng Việt Nam ngay trong hiện tại. III. Quản lý tỷ giá hối đoái Hệ thống tỷ giá hối đoái hoàn toàn thả nổi mà chúng ta mô tả ở trên có ưu điểm là linh hoạt và dễ thích ứng với môi trường quốc tế và trong nước thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của hệ thống đó là những dao động thường xuyên của tỷ giá hối đoái gây thêm những bất trắc và rủi ro cho các giao dịch thương mại và tài chính quốc tế và qua đó hạn chế một phần sự tăng trưởng của những giao dịch đó. Chính vì vậy, các ngân hàng trung ương ở nhiều nước đã nỗ lực “quản lý” tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp cực đoan, các giới chức tiền tệ đã tìm cách triệt tiêu hoàn toàn những dao động hàng ngày trên thị trường ngoại hối bằng cách cố định tỷ giá hối đoái ở một mức nhất định đã được công bố trước. Trong các trường hợp khác, họ đã chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng giá hay giảm giá động nội tệ so với mức cân bằng thị trường để hướng tới các mục tiêu cụ thể trong mỗi thời kỳ. 1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 12
  13. Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái được giữ ở một mức nhất định. Tỷ giá hối đoái chỉ thay đổi do những quyết định chính sách của chính phủ. Hiện tại, nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì hệ thống này. Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 gắn liền với việc cố định vĩnh viễn tỷ giá hối đoái giữa tiền của các nước thành viên. Thông thường các nước nhỏ hơn sẽ quyết định cố định một cách tương đối tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ với tiền của một bạn hàng thương mại then chốt. Có hai câu hỏi phát sinh: Làm thế nào mà một nước có thể cố định tỷ giá hối đoái? Những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là gì? Hãy giả thiết chính phủ Việt Nam quyết định cố định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VND) và đôla Mỹ (USD) tại mức 15.000 VND đổi 1 USD. Hình 10-5 mô tả thị trường trao đổi giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam. Như hình vẽ cho thấy tỷ giá hối đoái cân bằng (16.100) cao hơn tỷ giá cố định (15.000). Nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào của Chính phủ, thì đồng đôla Mỹ sẽ tăng giá cho đến khi đạt mức 16.100. Tại mức tỷ giá cố định 15.000, cầu về USD là Q1 lớn hơn cung USD là Q2. Để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức 15.000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải dịch chuyển đường cung USD sang bên phải từ S0 tới S1. Điều này có thể đạt được bằng cách bán (Q1 - Q2) đôla Mỹ. Hoạt động này sẽ làm giảm dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lượng tương ứng (Q1 - Q2) và cơ sở tiền trong lưu thông sẽ giảm bớt một lượng bằng (Q1 - Q2).15000 đồng. EVNĐ/USD S 0 A S1 16.100 B 15.000 C D0 0 Q2 Q0 Q1 QUSD Hình 10-5 Cố định tỷ giá hối đoái Hoạt động đầu cơ thường được coi là gây bất ổn đối với nền kinh tế, tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể đầu cơ thực ra lại góp phần bình ổn thị trường. Ví dụ, nếu các lực lượng thị trường đẩy tỷ giá tăng lên 16.100, nhưng các nhà đầu tư tin rằng chính phủ có kế hoạch can thiệp để đưa nó trở lại 15.000 thì các nhà đầu cơ sẽ tin rằng nếu họ mua VND bây giờ, thì giá trị của chúng sẽ tăng khi ngân hàng trung ương can thiệp. Họ có thể dự tính sẽ thu nhiều lợi nhuận bằng cách bán USD và mua VND. Điều này sẽ làm dịch chuyển đường cung USD sang bên phải, giúp đưa tỷ giá cân bằng trở lại tại mức 15.000. Nhiều vấn đề có thể xuất hiện khi các nhà đầu cơ tin rằng tỷ giá hối đoái cân bằng có thể khác rất xa so với tỷ giá cố định. Nhớ lại cách mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực duy trì tỷ giá bằng cách mua VND và bán USD. Tuy nhiên nếu ngân hàng Nhà nước không đủ dự trữ ngoại tệ và các nhà đầu cơ tin rằng ngân hàng Nhà nước sẽ không thể hoặc không sẵn sàng duy trì tỷ giá tại mức 15.000, thì hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Một khi các nhà đầu tư tin rằng tỷ giá cố định sẽ bị dỡ bỏ, và đồng USD NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 13
  14. sẽ lên giá mạnh, thì họ dự tính sẽ bị lỗ vốn nếu giữ VND. Phản ứng tốt nhất của họ là bán tháo các tài sản định danh bằng VND trước khi tỷ giá cố định bị dỡ bỏ. Đường cầu về USD sẽ dịch chuyển mạnh sang bên phải, làm nới rộng chênh lệch giữa tỷ giá cố định và tỷ giá cân bằng. Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng Nhà nước bây giờ cần phải dịch chuyển đường cung sang bên phải nhiều hơn trước bằng cách bán nhiều đôla Mỹ ra thị trường. Chênh lệch giữa cầu và cung về đôla Mỹ tại mức giá cố định trở nên rất lớn. Cuối cùng, ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và để cho đồng Việt Nam giảm giá. Khi ngân hàng Nhà nước công bố sẽ có một mức tỷ giá mới cao hơn (nhiều đồng nội tệ hơn đổi một đôla) trong hệ thống tỷ giá cố định, điều này được gọi là phá giá tiền tệ. Một luận điểm quan trọng ủng hộ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho rằng nó làm giảm rủi ro liên quan đến những dao động của tỷ giá. Nhiều nhà kinh tế tỏ ra lo ngại về sự biến động mạnh của tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái đã biến động rất mạnh cả trong ngắn hạn lẫn trong những khoảng thời gian dài hơn. Một nguyên nhân quan trọng là do sự thay đổi lớn trong kỳ vọng. Như đã đề cập ở trên, tiền cũng là tài sản. Do đó giá trị của tỷ giá hôm nay phụ thuộc vào điều mà các nhà đầu tư dự tính về tỷ giá vào năm sau. Do vậy, sự ổn định của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào sự ổn định trong kỳ vọng của các nhà đầu tư. Ví dụ, khi đồng nội tệ yếu hơn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dự tính nó sẽ tăng giá. Trong trường hợp đó, khi giá trị của đồng nội tệ giảm, lợi tức kỳ vọng từ việc giữ đồng nội tệ tăng bởi vì các nhà đầu tư tin rằng dường như nó sẽ tăng giá và họ sẽ thu được khoản lãi vốn khi đồng nội tệ lên giá trên thực tế. Trong trường hợp này, kỳ vọng giúp bình ổn thị trường bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể hạn chế sự sụt giảm giá trị của đồng nội tệ bằng cách mua nó khi nó giảm giá. Tuy nhiên nếu khi đồng nội tệ mất giá và nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng nó sẽ tiếp tục trượt dốc, thì họ sẽ không sẵn sàng đầu tư vào tài sản của quốc gia khi đồng nội tệ giảm giá trị. Trong trường hợp này, sự suy giảm ban đầu trong giá trị của đồng nội tệ thực ra làm dịch chuyển đường cầu về ngoại tệ ra phía ngoài, tiếp tục làm đồng nội tệ giảm giá trị. Bất kể nguyên nhân là gì và bản chất của kỳ vọng lên quan đến sự thay đổi tương lai ra sao, thì sự dao động mạnh của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh doanh quốc tế và do vậy ngăn cản các doanh nghiệp và các nước khai thác các lợi thế tương đối của mình. Nếu đồng nội tệ tăng giá mạnh, các nhà xuất khẩu đột ngột nhận thấy thị trường cho các sản phẩm của mình bị thu hẹp, chỉ trừ khi họ giảm giá mạnh; trong cả hai trường hợp lợi nhuận của họ đều bị giảm đáng kể. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất cho thị trường trong nước cũng phải đối mặt với rủi ro lớn khi tỷ giá hối đoái biến động. Thị trường Việt Nam có thể sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc nếu như đồng Việt Nam lên giá so với đồng nhân dân tệ; một lần nữa, họ sẽ hoặc phải giảm lượng hàng bán ra hoặc phải giảm giá; và trong cả hai trường hợp, lợi nhuận đều giảm. Có một số cách mà các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể giảm được rủi ro liên quan đến sự biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, khoảng từ 3 đến 6 tháng. Xét một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Doanh NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 14
  15. nghiệp này đã ký hợp đồng ngoại tính theo đôla Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại trả lương công nhân tính bằng VND chứ không phải bằng USD. Nếu USD giảm giá khi doanh nghiệp này nhận tiền và chuyển đổi sang VND, doanh thu nhận được có thể giảm xuống thấp hơn số VND sử dụng để trả lương cho công nhân. Thực ra doanh nghiệp có thể tự bảo hiểm bằng cách ký một hợp đồng (với một ngân hàng hoặc một nhà buôn trên thị trường ngoại hối) cho việc bán số USD này tại mức giá thỏa thuận ngay bây giờ. Như vậy doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể dễ dàng mua hay bán ngoại tệ cho việc cung ứng sau 2 hay 3 năm. Vì nhiều dự án đầu tư kéo dài hàng thập kỷ, các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro tỷ giá mà họ không không nhận được sự bảo hiểm. Ngay cả các doanh nghiệp không mua hay bán trên thị trường quốc tế cũng phải đối mặt với sự biến động của tỷ giá hối đoái: Các doanh nghiệp Việt Nam không thể mua bảo hiểm cho các loại rủi ro dài hạn khi mà thị trường Việt Nam tràn ngập hàng nhập khẩu giá rẻ do đồng Việt Nam lên giá. Khoản rủi ro này sẽ không đáng kể khi tỷ giá hối đoái ổn định. Tuy nhiên, trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay, việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, thoát ly sự nhạy bén của thị trường sẽ dẫn đến các vấn đề sau: - Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới bên ngoài đất nước sẽ mất dần khả năng cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. - Để bảo vệ tỷ giá cố định chính phủ thường phải sử dụng các công cụ hạn chế nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch, v.v... và hạn chế luồng vốn luân chuyển quốc tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này sẽ mâu thuẫn với yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không cho phép sử dụng chính sách tiền tệ vào các mục tiêu khác (như ổn định việc làm hoặc mức giá) mà chỉ sử dụng vào một mục tiêu duy nhất là duy trì tỷ giá cố định ở mức đã công bố. 2. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Hiện nay trong khi hầu hết các nước không cố định tỷ giá tại một mức nhất định, họ thường can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua và bán, nhằm giảm bớt biên độ dao động hàng ngày của tỷ giá hối đoái. Không để cho tỷ giá hoàn toàn thả nổi theo các lực lượng cung và cầu như trong hệ thống tỷ giá thả nổi, các ngân hàng trung ương đều có những can thiệp nhất định vào thị trường ngoại hối. Các nhà kinh tế thường gọi đó là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý. Khác với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, mục đích của sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá hối đoái. Trong một số trường hợp khác, các giới chức tiền tệ có thể cố gắng đảo ngược chiều hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái mà họ coi là không thích hợp hoặc thúc đẩy những thay đổi tỷ giá hối đoái mà họ xem là đáng mong muốn. Như vậy, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý chính là sự kết hợp hệ thống tỷ NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 15
  16. giá hối đoái thả nổi với sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Chính vì vậy sử dụng hệ thống này có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những yếu điểm của hai hệ thống: thả nổi và cố định. Hệ thống này cũng thường được coi là sự mô tả tốt nhất về chế độ tỷ giá hối đoái mà hiện tại đa số các quốc gia đang theo đuổi. IV. Tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều biến số kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở như lạm phát, cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) thường khuyến nghị phá giá2 đồng nội tệ khi một nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng trên thị trường trong nước và giá của hàng hoá xuất khẩu giảm trên thị trường quốc tế. Cả hai tác động này đều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm đi, làm cho cán cân thương mại của nước phá giá được cải thiện và làm tăng tổng cầu. Nếu như nền kinh tế còn các nguồn lực chưa được sử dụng, thì đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Kết quả là sản lượng sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm, nhưng đồng thời mức giá cũng có xu hướng tăng3. P AS0 B P1 A P0 AD1 AD0 O Y Y0 Y1 Hình 10-6 Tác động của phá giá đến tổng cầu, mức giá và sản lượng Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý về tác động của phá giá đến cán cân thương mại: - Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. Cần phải có thời gian để người tiêu dùng ở cả nước phá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh thay đổi. Chuyển từ tiêu dùng hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước nhất định cần phải có thời gian vì người tiêu dùng trong nước khi 2 Thuật ngữ phá giá thường được sử dụng để nói tới bất kỳ hiện tượng giảm giá danh nghĩa nào của đồng nội tệ một cách có chủ ý và với mức độ đáng kể. 3 Thực tế cho thấy lạm phát thường đi cùng với phá giá. Mức giá chung tăng không chỉ do tổng cầu tăng mà chủ yếu do giá các đầu vào nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất và dịch chuyển đường tổng cung sang bên trái. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 16
  17. quyết định mua hàng không chỉ quan tâm đến sự thay đổi của giá tương đối mà cả nhiều yếu tố khác chẳng hạn thói quen và danh tiếng của hàng ngoại so với hàng nội; trong khi người tiêu dùng nước ngoài có thể không thích chuyển từ tiêu dùng loại hàng hoá họ vốn đã quen sử dụng sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá. - Sự chậm trễ trong phản ứng của các nhà sản xuất. Ngay cả khi phá giá cải thiện được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, các nhà sản xuất trong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất. Hơn nữa, các đơn đặt hàng thường được đặt trước và những hợp đồng như vậy không thể huỷ bỏ trong ngắn hạn. Các nhà máy không thể huỷ bỏ hợp đồng đối với đầu vào và nguyên liệu thô quan trọng. - Sự cạnh tranh không hoàn hảo. Việc thâm nhập và gây được ảnh hưởng trên thị trường quốc tế là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không chịu chia xẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàng xuất khẩu của họ sang nước phá giá. Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoài phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá có thể phản ứng trước sự suy giảm của khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá cả trên thị trường trong nước, và do đó hạn chế khối lượng nhập khẩu từ các nước phá giá. Trong thời gian dài hơn, khi những người mua và những người bán điều chỉnh lượng xuất khẩu và nhập khẩu, cả lượng xuất khẩu cao hơn và lượng nhập khẩu thấp hơn chắc sẽ làm cải thiện cán cân thương mại. Như vậy, việc giảm giá đồng nội tệ lúc đầu có thể làm cho cán cân thương mại trở nên xấu hơn nhưng sau đó sẽ được cải thiện. Tóm tắt ƒ Trong các hạng mục của cán cân thanh toán, luồng tiền chảy vào được ghi là khoản mục có và luồng tiền chảy ra được ghi là khoản mục nợ. Tài khoản vãng lai bao gồm cán cân thương mại, thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao quốc tế. Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch về mua và bán tài sản. Cán cân thanh toán là tổng của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn. ƒ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỉ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia, còn tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối giữa hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi sao cho một đồng nội tệ mua được nhiều ngoại tệ hơn, thì đồng nội tệ được gọi là lên giá hay mạnh lên. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi sao cho một đồng nội tệ mua được ít ngoại tệ hơn, thì đồng nội tệ được gọi là giảm giá hay yếu đi. ƒ Tỷ giá hối đoái được quyết định bởi các lực lượng cung và cầu. Cung và cầu về ngoại tệ được quyết định bởi xuất khẩu và nhập khẩu, cầu của người nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam, cầu của người Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài, và bởi các nhà đầu cơ có nhu cầu về các loại tiền khác nhau dựa trên kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. ƒ Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tỷ giá hối đoái điều chỉnh để cân bằng các luồng ngoại tệ chảy vào và luồng ngoại tệ chảy ra để giữ cho cán cân thanh toán luôn cân bằng: một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai phải được cân đối NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 17
  18. bằng một khoản thâm hụt trong tài khoản vốn và ngược lại. ƒ Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu tại mức tỷ giá cố định được công bố trước. Khi đó, một khoản thặng dư hay thâm hụt trong cán cân thanh toán cần được cân đối bằng một khoản tài trợ chính thức. ƒ Trong một nền kinh tế mở, xuất khẩu ròng là một thành tố của tổng cầu. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế. Việc đồng nội tệ giảm giá thực tế sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm tăng tổng cầu và cho phép sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2