intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

. Các thể ẩn nhập trong tế bào

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

447
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thể ẩn nhập (hay thể vùi) là các thể nhỏ không sống, bao gồm các chất dự trữ và các chất bài tiết, có 4 loại thể ẩn nhập chính trong tế bào thực vật: hạt tinh bột, hạt alơron, giọt dầu và tinh thể muối khoáng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: . Các thể ẩn nhập trong tế bào

  1. . Các thể ẩn nhập trong tế bào Thể ẩn nhập (hay thể vùi) là các thể nhỏ không sống, bao gồm các chất dự trữ và các chất bài tiết, có 4 loại thể ẩn nhập chính trong tế bào thực vật: hạt tinh bột, hạt alơron, giọt dầu và tinh thể muối khoáng... + Hạt tinh bột: là chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật. Tinh bột là một polysaccharide khi bị phân hủy sẽ cho ra glucose, tinh bột đóng vai trò dự trữ và làm thức ăn cho cây. Tinh bột thường gặp dưới dạng những hạt nhỏ gọi là hạt tinh bột, hạt tinh bột có hình dạng rất đa '64ạng tùy thuộc vào các loài cây. + Hạt alơron: đó là những hạt protein dự trữ, không màu có tính chiết quang,
  2. có kích thước vào khoảng 50 m, có dạng hình cầu hay hình bầu dục, bên trong chứa protein và 2 loại tinh thể đặc biệt gọi là á cầu và á tinh. Á cầu là một khối có dạng hình cầu, cấu tạo bằng chất phytin (là hợp chất hữu cơ của canxiphosphat và magiê). Á tinh là khối chất protein, kết tinh hình đa giác, trông như một tinh thể, dễ phồng lên khi gặp nước chứ không có khả năng tan trong nước. Protein dự trữ trong hạt alơron khác với protein sống của tế bào chất ở chỗ: nó có thể hòa tan trong nước sôi, trong axit và kiềm, khi khô thường kết tinh, còn protein sống của tế bào thì không hòa tan và không kết tinh.
  3. Hạt alơron được hình thành từ các không bào bị mất nước và khô đặc lại, lúc đó từ một không bào lớn bị cắt vụn ra thành những hạt nhỏ, người ta thường gặp các hạt alơron trong hạt các cây thầu dầu, lúa ngô, cây họ đậu, họ hoa tán. 20 + Giọt dầu: đây là dạng dữ trữ lipid hay gặp trong nhiều loại hạt (Thầu dầu, Vừng, Lạc, Bưởi...) chúng thường ở dưới dạng những hạt nhỏ không màu hoặc màu vàng nhạt, rất chiết quang, nằm rải rác trong tế bào. Các giọt dầu không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ete, benzen, clorofoc... giọt dầu thường bị nhuộm đen bởi axit osmic và nhuộm đỏ bởi sudan III.
  4. Thành phần hóa học của giọt dầu: là một este của glycerin với axit béo như axit oleic, axit ricinoleic, thường có 2 loại giọt dầu: - Giọt dầu béo: không có mùi thơm, không tan trong rượu, loại này thường gặp ở hạt Ngô, Lạc, Trẩu... - Giọt dầu thơm: thường có mùi thơm và tan trong rượu, dễ bay hơi, thường gặp trong cánh hoa (hoa Hồng và hoa Bưởi...) trong vỏ (Cam, Chanh, Bưởi...) trong lá (Bạch đàn, Bạc hà....) trong thân rễ (Hương bài). + Tinh thể muối khoáng: là những chất kết tinh, khá phổ biến ở trong cây, thường gặp là CaCO3) và CaC204. - Tinh thể CaCO3 tích tụ ở trong cây dưới dạng một khối xù xì nằm trong một
  5. khoang trống gọi là túi đá (nang thạch). Đó là một tế bào có kích thước lớn hơn hẳn các tế bào xung quanh và khối CaCO3 được treo vào thành túi bởi một cuống nhỏ bằng cellulose, túi đá thường gặp ở một số loài cây thuộc họ Dâu tằm, họ Gai, họ Nhài... thường được hình thành từ tế bào biểu bì của lá. - Tinh thể CaC2O4 ở trong cơ thể thực vật thướng có một số dạng khác nhau: hình lăng trụ (vảy hành ta), hình khối (lá Bưởi), hình kim (lá bèo Nhật Bản), hình cầu gai (lá Trúc đào và thân Rau sam). Hình 1.5. Hạt alơron A. Các hạt alơron trong tế bào; B.Một hạt alơron; 1. Á tinh; 2. Á cầu; 3. Chất vô định hình; 4. Lỗ qua màng tế bào.
  6. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2