.HỌA SỸ MỸ THUẬT LÊ LAM - MỘT TẤM LÒNG VÌ MIỀN NAM
lượt xem 8
download
Tôi đến thăm ông trong căn hộ trên tầng ba, khu Tập thể Thành Công Hà Nội, nơi vừa là chỗ ở của gia đinh vừa là nơi ông sáng tác. Trong căn hộ đơn sơ trên tường treo kín những ký họa kháng chiến, trên sàn là những thùng, gói chứa đầy những gì ông đã vẽ suốt cả cuộc đời, trong đó mảng đề tài kháng chiến chống Mỹ chiếm phần rất lớn. Bởi đó là những ký ức một thời bão lửa chiến tranh, một thời ông đã sống, đã vẽ và còn đeo đuổi, thôi thúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: .HỌA SỸ MỸ THUẬT LÊ LAM - MỘT TẤM LÒNG VÌ MIỀN NAM
- HỌA SỸ MỸ THUẬT LÊ LAM - MỘT TẤM LÒNG VÌ MIỀN NAM
- Tôi đến thăm ông trong căn hộ trên tầng ba, khu Tập thể Thành Công Hà Nội, nơi vừa là chỗ ở của gia đinh vừa là nơi ông sáng tác. Trong căn hộ đơn sơ trên tường treo kín những ký họa kháng chiến, trên sàn là những thùng, gói chứa đầy những gì ông đã vẽ suốt cả cuộc đời, trong đó mảng đề tài kháng chiến chống Mỹ chiếm phần rất lớn. Bởi đó là những ký ức một thời bão lửa chiến tranh, một thời ông đã sống, đã vẽ và còn đeo đuổi, thôi thúc ông sáng tác cho đến nay. "Miền Nam đối với chú lúc nào cũng thân thương và gần gũi, chú chẳng hề quên điều gì, chú nhớ những con người bình dị mà anh dũng biết bao nhiêu, nhiều người đã hy sinh..." - ông nghẹn ngào nói khi lật cho tôi xem những ký họa chân dung được vẽ trong những năm Kháng chiến chống Mỹ. Họa sỹ Lê Lam tên thật là Vũ Quốc Ái, sinh năm 1931 tại Đông Anh, Hà Nội, ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật khóa Kháng chiến (1953), Đại học Mỹ thuật Quốc gia Kiev, Liên Xô (1964). Ngay khi còn học tại Kiev ông đã "muốn làm một cái gì đó" cho cuộc Kháng chiến của dân tộc. Về nước năm 1964 thì tháng 1 năm 1965, ông đã mở Triển lãm cá nhân đầu tiên tại số 10 Hàng Đào, với 114 tác phẩm và ký họa nêu cao tinh thần yêu nước, yêu nghệ thuật, đặc biệt là bộ tranh 20 bức Từ tuyến đầu Tổ quốc. Bộ tranh này được vẽ bằng than, phấn màu trên bìa các-ton và đã được tặng cho Ban Thống nhất TW. Triển lãm lần ấy đã thôi thúc ông ra chiến trường để tận mắt ghi chép các tư liệu thật về con người trong chiến đấu, bởi phải
- đi, phải nghiên cứu thì mới có cảm hứng sáng tác và tác phẩm mới có hồn và đi vào lòng người. Theo tiếng gọi của trái tim, ông tình nguyện đi Nam trong khi đã có giấy gọi làm luận án Phó tiến sỹ tại Liên Xô và đang là trưởng Khoa Đồ họa của Trường Mỹ thuật Công nghiệp. Ngày 3 tháng 2 năm 1966 họa sĩ Lê Lam cùng một số văn nghệ sỹ khác lên đường (nhạc sỹ Hoàng Việt, họa sĩ Thái Binh, Tấn Lực, Trịnh Núi... ). Ra đi, bỏ lại sau lưng người cha già, người vợ trẻ và hai con nhỏ, nhưng trong lòng ông thấy vui, vì đã toại nguyện ước mơ được sống, tận mắt nhìn thấy quân, dân Miền Nam sống, chiến đấu như thế nào. Ông thấy rạo rực khi nghĩ mình sẽ ghi lại "những trang nhật ký bằng tranh" để nhiều người cùng thấy... bao nhiêu dự định làm ông thấy nao nao. Hành trang mang theo là 200 tờ giấy vẽ thuốc nước (25x30 cm), 3 hộp màu Lêningrad, một bộ dao khắc, bút vẽ, kẹp sắt, bảng vẽ, tẩy và bút chì. Những ngày hành quân trên đường Trường Sơn, mặc đói, sốt rét hành hạ ông vẫn say mê ký họa những phong cảnh trên đường đi. Ông vẽ bất cứ lúc nào rảnh, đó là những ký họa Trên đường Trường Sơn, Suối Trường Sơn, Những chân dung bộ đội, liên lạc... và ông ký tên Dương Hoa (tên của hai con ông). Tháng 5 năm 1966 về đến TW Cục Miền Nam. Tại Tây Ninh, ông nóng lòng muốn đi thực tế để vẽ. Tháng 7 năm ấy, ông đi Long An, lúc đó là vùng đang đấu tranh sôi động nhất. Chỉ
- trong hai tháng sống với dân ông đã có trong bòng (túi) hơn 200 bức ký họa. Được sống gần gũi, chuyện trò, tìm hiểu những gương chiến đấu anh dũng, họa sĩ Lê Lam đã ký họa rất sống động hàng loạt chân dung. Chân dung đầu tiên ông vẽ là xã đội trưởng Tám Ngọt. Sau khi xem bức này mọi người rất thích, còn ông như được động viên, phấn khích đã quyết định vẽ tất cả các dũng sỹ như Em Đèo - giao liên, chị Tư Cào, ông hai Điểm, đồng chí Đường, ông sáu Mắm, Má Bảy, Má Ba, Má Chín... Càng vẽ càng hứng thú, vẽ rồi trưng bày cho mọi người xem, ai cũng có thể góp ý xem cảnh, người vẽ như vậy đúng chưa, vì toàn là người thực, việc thực. Những con người đã làm ông khâm phục và yêu quý được ông khắc họa một cách rất đặc trưng, chẳng ai giống ai về hình dáng, khuôn mặt, trang phục nhưng họ đều là những con người rất kiên cường trong đấu tranh, lại thật bình dị, dịu dàng trong cuộc sống đời thường. Biệt tài của họa sỹ Lê Lam khi kí họa các chân dung này là chỉ cần một vài nét đã nêu được đặc điểm chính và cái chất rất Nam bộ của các nhân vật. Đau đớn trước những cánh rừng dừa bị bom Mỹ tàn phá, ông vẽ bức Rừng bị tàn phá, ghi lại những thân dừa bị chặt ngang, xẻ dọc, chẳng có cây nào nguyên vẹn trong một khu rừng rộng lớn đủ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh, tố cáo tội ác của giặc Mỹ.
- Sau khi từ Long An về, ông qua Mỹ Tho vẽ, rồi đến Bến Tre cùng giao liên giữa ban ngày trên sông Cửu Long đầy tàu chiến địch. Sống ở Bến Tre đến cuối năm 1967, trong thùng đạn đại liên của ông đã có trên 500 bức ký họa, phác thảo. Đi đến đâu ông cũng vẽ và triển lãm cho đồng bào, chiến sỹ cùng xem, động viên tinh
- thần chiến đấu. Các gương chiến đấu anh dũng của phong trào Đồng Khởi Bến Tre đã lần lượt hiện lên trên những trang giấy của họa sỹ, từ Má Hai, Má hai Tặng, Má Tư, Chiến sỹ biệt động, Anh Năm Châu Công, anh Ba Đào, Bộ đội Thu Hà, Má Ba An Thạnh, Bác hai Hùng, Út Tiên - giao liên, Bà Tư Thé, Má Năm, Bác Ba Cừ, Lão đồng chí sáu... Họa sỹ còn nhớ như in những chiến công, những kỷ niệm của từng người. Ông có thể kể ngay lai lịch về bất kỳ một bức chân dung nào ông đã vẽ, từ thời gian, tên mẫu, đến cả tính tình... Học thầy Tô Ngọc Vân họa sĩ Lê Lam có thói quen ghi chép kỹ từng tác phẩm. Khi ở vùng giải phóng có điều kiện làm tranh lớn, ông quyết định vẽ tranh bằng sơn Bạch Tuyết trên khe kẽm để tố cáo tội ác của Mỹ về sự kiện chúng ném bom làm chết mấy chục học sinh tại Linh Phụng, Bến Tre. Hai bức tranh Má ơi nóng quá và Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược đã trưng bày trong dịp Tết 1968 tại chợ Linh Phụng. Các tranh đã gây ấn tượng sâu sắc về lòng căm thù giặc. Bọn Mỹ đã ném bom phá hủy hai bức tranh trên. Tiếp đó là những tranh lớn Dừng lại, Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục cũng bị chúng cướp đi. Chính từ sự kiện này mà ông quyết định làm tranh khắc gỗ, để có nhiều bản in, vừa nhanh, vừa nhẹ, tiện lợi. Ông càng hiểu hơn về giá trị những gì mình làm và càng hăng say sáng tác hơn. Hàng ngàn bản tranh khắc gỗ đã được in tay, truyền nhau xem, làm công tác binh vận... Ông còn hướng dẫn cho một số người làm khắc gỗ tại chỗ.
- Tháng 3 năm 1968, ông về TW Cục nhận nhiệm vụ mới - phụ trách công tác Tổ sáng tác. Năm 1969 tại Trường Văn nghệ Giải phóng, ông trực tiếp phụ trách giảng dạy các học viên mảng ký họa, vẽ màu, khắc gỗ và tranh cổ động. Trong giảng dạy ông rất nghiêm khắc, buộc các học viên phải bám thực tế, làm phác thảo, chọn cái tiêu biểu, tốt nhất để thể hiện bằng màu. Tất cả học trò đều phải thực hành. Có thể nói họa sĩ Lê Lam lúc nào cũng vẽ. Thời gian rảnh ông hoàn chỉnh lại những ký họa đã vẽ từ trước, và những tập bài để giảng dạy cho học trò, vẽ những tranh cổ động phục vụ cho cuộc kháng chiến... Sự say mê sáng tác của ông và một số thầy khác như truyền sang những học trò của họ. Những học viên say sưa vẽ, ghi chép và khắc gỗ bất kể ngày đêm hay giờ nghỉ. Ông vẽ tiếp những đề tài rung cảm Sự tàn sát ở Mỹ Sơn. Ông theo các đoàn thanh niên xung phong để vẽ hàng loạt các chân dung, phong cảnh. Năm 1971-1972, ông đã sống và sáng tác tại Phnompenh, Campuchia cho đến năm 1973 lại trở về Trường Văn nghệ Giải phóng. Và từ đây, nhiều tranh cổ động nổi tiếng ra đời Chính quyền về tay nhân dân, Không đội trời chung cùng giặc Mỹ cướp nước và tay sai bán nước, Tổ Quốc đang kêu gọi chúng ta lên đường đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, Phong trào Đồng Khởi Bến Tre... những tranh cổ động của ông với đường nét khỏe, mạnh mẽ đã gây ấn tuợng sâu sắc về lòng căm thù giặc, khí thế tiến công hừng hực, tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân ta ở Miền Nam.
- Họa sĩ Lê Lam đã vẽ không mệt mỏi từ năm 1966 cho đến năm 1974, khi trở lại Miền Bắc, gia tài của ông là hơn ba nghìn ký họa và phác thảo. Chín năm trời ông đã sống và sáng tác tại chiến trường với bao kỷ niệm, hơn một lần chết hụt đã in đậm trong ký ức của ông cho đến tận bây giờ. Sau giải phóng, ông đã trở lại những nơi xưa để tìm và gặp được một số người mẫu của những bức chân dung thời đó, họ gặp nhau, nước mắt lưng tròng, mừng vui vì nhớ thương bao năm. Người họa sỹ trẻ trung thời xưa nay đã là ông lão 80, tóc đã bạc, chân đã yếu, mắt đã mờ vẫn chẳng hề quên những tình cảm mà các má, các chị, các anh đã giành cho ông trong những năm tháng ác liệt ấy. Chín năm ấy đã mãi mãi nằm trong ký ức của ông, luôn thôi thúc ông tiếp tục sống, sáng tác để có thể nói lên một phần của một thời hào hùng, để không quên những con người đã sống, hy sinh vì ngày hôm nay. Trong căn phòng của ông, nhiều tác phẩm khổ lớn đang lần lượt ra đời, trong đó có thể tìm thấy những con người thực từ những chân dung xưa ẩn hiện. Ông muốn làm ra nhiều bởi trong tay ông là cả một kho tư liệu quý giá. Xem bộ tranh ký họa kháng chiến của ông, tôi khâm phục ông ở lòng say mê sáng tạo, tôi thích những chân dung mà ông khắc họa được hình dáng nhân dân Miền Nam như thế, đặc sắc như thế, không thể lẫn với người miền khác. Đó là những chân dung người thực, việc thực đã anh dũng chiến đấu, những nạn nhân của chiến tranh. Tất cả họ đều có cá tính, đặc trưng, nhưng cái khó là người nghệ sỹ đã nắm bắt được cái riêng, đặc điểm của từng con người để hiểu được, thuộc lòng những
- con người như thế. Nhiều ký họa của ông được xem như những tác phẩm đẹp, bởi thực tế, ký họa chứa đựng bao nhiêu yếu tố của cuộc sống, tư tưởng, tình cảm, đặc biệt sự rung động của người nghệ sỹ, sự xuất thần về đường nét, màu sắc hay bố cục hiển hiện được ngay trước hiện thực. Trước khi chia tay ông nói: "chú phải vẽ, vẽ nhiều nữa, vì không ai ngoài những người như chú, đã từng sống, từng rung động trước những gì đã xảy ra trong những năm tháng hào hùng ấy, phải khắc họa lại cuộc kháng chiến ấy một cách sống động, những cảm xúc vẫn như còn nguyên vẹn trong chú. Lúc nào chú cũng thấy mình còn mang nợ với đồng bào Miền Nam, mình chưa làm được những gì bà con mong đợi, chú nhớ mọi người, nhất là những người đã mất trong chiến tranh...". Tôi phải bước nhanh ra khỏi nhà để không phải chứng kiến lâu những giọt nước mắt của một ông già ngoài 80 tuổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỘI HỌA NGUYỄN SÁNG-TÀI NĂNG VÀ TÌNH CẢM MÃNH LIỆT
5 p | 110 | 8
-
BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THỜI XƯA
7 p | 77 | 6
-
XEM TRIỂN LÃM TRANHTƯỢNG HIỆN ĐẠI CỦA VÂN THUYỂT
6 p | 50 | 6
-
PHƯƠNG VŨ MẠNH: giải nhất trang trí trâu Tịch điền 2012
11 p | 64 | 5
-
Ngửa mặt nhìn vòm cây, nhớ họa sỹ Nguyễn Bạch Đàn…
10 p | 89 | 5
-
XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ
3 p | 50 | 5
-
HỌA SĨ HẮC LONG - HAI NGẢ ĐAM MÊ
6 p | 86 | 5
-
HỌA SỸ NGUYỄN VĂN TỴ
3 p | 104 | 5
-
HỌA SĨ LÊ NGUYÊN LỢI NGƯỜI VẼ HUY HIỆU HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
3 p | 373 | 5
-
LÊ ĐÌNH QUỲ - MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA
7 p | 122 | 4
-
HỌA SĨ LÊ ĐỨC BIẾT- MỘT THỜI CHIẾN TRANH MỘT THỜI HÒA BÌNH
4 p | 139 | 4
-
HỌA SĨ LÊ MAI VỚI MẢNH HỒN LÀNG
4 p | 100 | 3
-
NHỮNG CUỘC TÌM KIẾM NGHỆ THUẬT
4 p | 62 | 3
-
LÊ THỊ HOÀN-PHẠM THỊ NGỌC THANH-HAI NỮ NGHỆ SĨ QUEN BIẾT
5 p | 78 | 3
-
SÁNG TÁC CỦA NỮ TÁC GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
5 p | 90 | 3
-
HỘI HỌA LÊ HUY HÒA
4 p | 140 | 3
-
SẮC MÀU VÙNG CAO
3 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn