10 Bài học kinh tế học
lượt xem 6
download
Một hộ gia đình hay một nền kinh tế đều phải đối mặt với việc ra nhiều quyết định về các vấn đề như: – Ai sẽ làm việc? – Cần sản xuất loại hàng hóa nào và với số lượng bao nhiêu? – Những nguồn lực nào cần được sử dụng trong sản xuất? – Hàng hóa sẽ được bán ở mức giá nào?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 Bài học kinh tế học
- ECO501 - Kinh tế học Kinh doanh Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, Hà Nội Bài 1
- Kinh tế 10 bài học từ Kinh tế học • Từ kinh tế có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “người quản lý một hộ gia đình”
- 10 bài học từ Kinh tế học • Một hộ gia đình hay một nền kinh tế đều phải đối mặt với việc ra nhiều quyết định về các vấn đề như: – Ai sẽ làm việc? – Cần sản xuất loại hàng hóa nào và với số lượng bao nhiêu? – Những nguồn lực nào cần được sử dụng trong sản xuất? – Hàng hóa sẽ được bán ở mức giá nào?
- 10 bài học từ Kinh tế học • Xã hội và Các nguồn lực khan hiếm: – Quản lý các nguồn lực của xã hội là rất quan trọng bởi các nguồn lực đều có tính khan hiếm. – Khan hiếm … hàm ý rằng các nguồn lực của xã hội là hữu hạn và do đó xã hội không thể sản xuất đủ lượng hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mọi người.
- 10 bài học từ Kinh tế học • Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình.
- 10 bài học từ Kinh tế học • Con người quyết định như thế nào? 1. Con người đối mặt với sự đánh đổi. 2. Cái giá của một thứ là cái mà bạn đánh đổi để có được thứ đó. 3. Những người có óc xét đoán luôn cân nhắc vấn đề lợi ích và chi phí biên 4. Con người thay đổi hành vi theo các yếu tố thúc đẩy động cơ (yếu tố chi phí hoặc lợi ích).
- 10 bài học từ Kinh tế học • Con người tương tác với nhau như thế nào? 5. Buôn bán có thể khiến mọi người cùng có lợi 6. Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế 7. Đôi khi, nhà nước có thể cải thiện các kết quả của thị trường
- 10 bài học từ Kinh tế học • Các lực lượng và xu hướng ảnh hưởng tới cách thức vận hành của tổng thể nền kinh tế 8. Mức sống của người dân phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của đất nước họ 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 10. Xã hội phải đối mặt ngắn hạn với sự đánh đổi giữa vấn đề lạm phát và thất nghiệp
- Bài học thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi ‘Không có bữa ăn nào là miễn phí!’
- Bài học thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi • Để có được một thứ nào đó, chúng ta thường buộc phải từ bỏ một thứ khác. – Đầu tư cho quốc phòng hay Đầu tư cho lương thực – Sắm quần áo hay Đi nghỉ mát – Nghỉ ngơi hay Làm việc – Bảo vệ môi trường hay Tăng thu nhập – Hiệu quả kinh tế hay Công bằng xã hội
- Bài học thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục đích này để đạt được mục đích khác.
- Bài học thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi • Hiệu quả kinh tế hay Công bằng xã hội – Hiệu quả kinh tế có nghĩa là xã hội khai thác tối đa từ các nguồn lực khan hiếm của mình – Công bằng xã hội có nghĩa là lợi ích từ các nguồn lực đó được phân bổ đồng đều cho mọi thành viên của xã hội.
- Bài học thứ hai: Cái giá của một thứ là cái mà bạn đánh đổi để có được thứ đó • Việc ra quyết định đòi hỏi phải có sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về từ các hành động/hành vi khác nhau. Ví dụ, một người phải đưa ra quyết định về việc: – Học tiếp lên đại học hay Đi làm? – Học bài hay Đi xem phim? – Nghe giảng hay Ngủ? • Chi phí cơ hội của một thứ là cái chúng ta từ bỏ, đánh đổi để có được thứ đó.
- Bài học thứ ba: Những người có óc xét đoán luôn cân nhắc vấn đề lợi ích và chi phí biên • Thay đổi biên là những điều chỉnh gia tăng quanh phạm vi biên của một kế hoạch hành động sẵn có.
- Bài học thứ ba: Những người có óc xét đoán luôn xem xét vấn đề lợi ích và chi phí biên Mọi người thường đưa ra quyết định dựa trên việc so sánh các lợi ích và chi phí biên.
- Bài học thứ tư: Con người thay đổi hành vi theo các yếu tố thúc đẩy động cơ (yếu tố chi phí hoặc lợi ích) • Các thay đổi biên về chi phí hay lợi ích thúc đẩy mọi người thay đổi hành vi. • Việc quyết định lựa chọn hành động này thay cho một hành động khác xảy ra khi lợi ích biên của hành động được lựa chọn lớn hơn chi phí biên của hành động đó.
- Bài học thứ năm: Buôn bán có thể khiến mọi người cùng có lợi • Mọi người thu được lợi nhờ khả năng buôn bán với người khác. • Cạnh tranh dẫn đến lợi nhuận buôn bán. • Buôn bán cho phép mọi người tập trung vào chuyên môn họ giỏi nhất.
- Bài học thứ sáu: Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế • Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong đó các nguồn lực được phân bổ dựa trên các quyết định phi tập trung của các công ty và các hộ gia đình khi họ tương tác vào thị trường hàng hóa và dịch vụ. – Các hộ gia đình quyết định sẽ mua sản phẩm gì và làm việc cho ai. – Các công ty quyết định sẽ thuê ai làm việc cho mình và sản xuất cái gì.
- Bài học thứ sáu: Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế • Nhà kinh tế học Adam Smith đã quan sát thấy hành động của các công ty và các hộ gia đình tham gia tương tác trong thị trường dường như được dẫn dắt bởi một “bàn tay vô hình”. – Các hộ gia đình và các công ty luôn nhìn vào giá cả khi quyết định sẽ mua gì và bán gì, cho nên họ rất quan tâm tới, một cách không chủ tâm, những chi phí xã hội của các hành động của mình. – Vì vậy, giá cả dẫn dắt người ra quyết định đi tới các kết quả có xu hướng tối đa hóa phúc lợi của toàn xã hội.
- Bài học thứ bảy: Đôi khi, nhà nước có thể cải thiện các kết quả của thị trường • Thất bại thị trường xảy ra khi thị trường không thể phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. • Khi thị trường thất bại (mất hiệu quả) chính phủ có thể can thiệp để cải thiện hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Các nguyên lý của Kinh tế học vi mô
42 p | 594 | 74
-
Bài giảng Kinh tế học - Chương 10: Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
93 p | 635 | 71
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 10
17 p | 203 | 29
-
Bài giảng Kinh tế học - Bài: 10 nguyên lý kinh tế học
4 p | 158 | 11
-
Bài giảng 10: Chu kì kinh tế (Học kỳ Thu 2014-2015) - Đỗ Thiên Anh Tuấn
34 p | 93 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 10
30 p | 102 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 10 - Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
53 p | 100 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 p | 116 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 10 - Tối đa hóa lợi nhuận và cung cạnh tranh (2021)
27 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 10 - PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
0 p | 48 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 1 - ThS. Nguyễn Bá Thanh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 10 - Lê Đình Thái
36 p | 23 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 10 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
26 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 9 và 10 - GV. Đặng Văn Thanh
18 p | 65 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 10
16 p | 35 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học: Giới thiệu về kinh tế học - Nguyễn Thị Thu Hương
22 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 10 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
35 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn