3 đề kiểm tra HK2 Ngữ văn lớp 7 - 8 - (Kèm Đ.án)
lượt xem 54
download
Với 3 đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - 8 kèm đáp án này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình văn học lớp 7 - 8.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 3 đề kiểm tra HK2 Ngữ văn lớp 7 - 8 - (Kèm Đ.án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 20134 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm). "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có..." a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm). Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động: a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III. b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898. c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ. d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố. Câu 3 (5,0 điểm). Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: "Thương người như thể thương thân" Em hiểu lời khuyên trên như thế nào? –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………... Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:…………………………
- HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (3điểm): a. Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh. 1,0 điểm b. Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau: 2,0 điểm - Phép điệp ngữ, liệt kê. (0,5) - Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. (0,5) + Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...(0,5) + Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ...(0,5) Câu 2 (2điểm): Chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm: a. Năm 1951, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III. b. Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898. c. Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ. d. Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố. Câu 3 (5điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau: * Giải thích từ ngữ, nghệ thuật: - Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ... - Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác... - Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính bản thân mình. * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: - Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng. Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh. - Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội. - Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác. * Những hành động cụ thể: - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Liên hệ, giáo dục bản thân...
- C. Biểu điểm chấm: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá. - Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá… - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại. ----------------Hết-----------------
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm) a. Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp. b. Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau? Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? (Lí Công Uẩn- Chiếu dời đô) Câu 2 (3 điểm) " Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có"… a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Tác phẩm nào? Do ai sáng tác? b. Tại sao nói văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập? Câu 3 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả khi xa quê. Qua bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………………. Chữ kí giám thị 1: …………………… ………..Chữ kí giám thị 2:……………
- HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục 0,5 ( 2đ) đích nhất định - Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc… 0,5 ( kể đúng được hai hành động đạt 0,5 điểm, nếu chỉ kể được một hành động đạt 0,25 điểm) - Câu 1: hành động trình bày 0,5 - Câu 2: hành động hỏi. 0,5 Câu 2 a. Đoạn trích nằm trong văn bản Nước Đại Việt ta, tác phẩm Bình Ngô 1,0 ( 3Đ) đại cáo của Nguyễn Trãi (2 ý đầu 0,5 điểm, ý cuối cho 0,5 điểm) b Về hình thức: học sinh viết thành đoạn văn nghị luận, biết cách triển khai luận điểm thành một đoạn văn: - Về nội dung: đoạn văn phải có những ý sau: + Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. + Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. *Biểu điểm chấm: - Đoạn văn đạt được những yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, bố cục chặt 2 chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt, chính tả. - Đoạn văn phần lớn đạt được những yêu cầu trên; viết dễ theo dõi, lời 1,5 văn mạch lạc, còn sai sót về diễn đạt và chính tả. - Đoạn văn viết còn chung chung, phân tích không sâu, bố cục lỏng lẻo, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 0,5- 1 ( Trường hợp học sinh chỉ liệt kê ý mà không trình bày thành đoạn, điểm tối đa chỉ đạt 1 điểm) Câu 3 * Yêu cầu về kĩ năng: HS phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận ( 5đ) văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh. - Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn. - HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lí để tăng tính thuyết phục cho bài văn. *Yêu cầu về kiến thức: - Hs sinh phải biết khai thác kiến thức từ văn bản Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh để là sáng tỏ luận điểm, biết lấy dẫn chứng từ bài thơ để đưa vào bài. - Tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong bài thơ: + Thể hiện ở cách giới thiệu làng quê và miêu tả hình ảnh những ngươì dân chài khoẻ khoắn, đầy sức sống khi ra khơi đánh cá. +Thể hiện ở cách miêu tả hình ảnh những người dân trong làng ra đón và
- đoàn thuyền đánh cá trở về. + Thể hiện ở nỗi nhớ tha thiết quê hương khi nhà thơ đi xa. - Đánh giá: giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi cảm; hình ảnh chọn lọc; tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Bài thơ cho ta thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết, sâu nặng của nhà thơ. *Biểu điểm chấm: - Bài làm đạt được những yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, biết cách phân 5 tích, chứng minh làm nổi rõ vấn đề; cảm xúc trong sáng, tự nhiên, bố cục chặt chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt, chính tả. - Bài viết làm sáng tỏ được những yêu cầu trên, biết phân tích, chứng minh làm nổi rõ vấn đề. Bài viết dễ theo dõi, lời văn mạch lạc, còn sai sót 4 về diễn đạt và chính tả. - Hiểu cách làm bài, bài viết còn chung chung, phân tích không sâu, bố 2-3 cục lỏng lẻo, văn viết lủng củng, mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Chưa hiểu cách làm bài, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. 0,5- 1 Tuỳ theo mức độ giáo viên có thể cho các điểm lẻ khác.
- TRƯỜNG THCS ĐỨC NINH - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 QUẢNG BÌNH Thời gian làm bài 90 phút I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hoá đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.” (Nước Đại Việt ta – Ngữ văn 8, tập 2) 1. “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào ? A. Chiếu dời đô B. Bình Ngô đại cáo C. Hịch tướng sĩ D. Bàn luận về phép học 1
- 2. Văn bản trên viết theo thể loại nào ? A. Thơ B. Hịch C. Cáo D. Chiếu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về chức năng của thể Cáo ? A. Dùng để kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc B. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi C.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua D. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết 4. Tác phẩm chứa đoạn trích ra đời vào thời điểm nào ? A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta 5. Tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là gì ? A. Lòng căm thù giặc B. Lòng tự hào dân tộc C. Tinh thần lạc quan D. Tinh thần quyết chiến quyết thắng 6. Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong đoạn trích sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.” A. Hành động trình bày B. Hành động hỏi C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển 2
- 7. Nghĩa của từ“văn hiến” là gì ? A. Những tác phẩm văn chương B. Những người tài giỏi C. Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp D. Truyền thống lịch sử vẻ vang 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bốn câu sau ? “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.” A. So sánh, ẩn dụ B. Điệp từ, nói quá C. Liệt kê, ẩn dụ D. So sánh, liệt kê II. Tự luận (6 điểm). “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nhận định trên. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
33 p | 1335 | 99
-
Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn 8
11 p | 1293 | 59
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tiếng Anh 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Hà Huy Tập (Bài kiểm tra số 3)
6 p | 275 | 49
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Ngữ văn 9
20 p | 1283 | 32
-
3 đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
21 p | 556 | 30
-
3 Đề kiểm tra HK2 Ngữ văn 9 - Phòng GD&ĐT Bảo Lộc & Nhơn Trạch
9 p | 245 | 18
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tiếng Anh 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Đình Lập (Bài kiểm tra số 4)
3 p | 158 | 18
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tiếng Anh 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực (Bài kiểm tra số 3)
10 p | 321 | 16
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tiếng Anh 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Huy Văn (Bài kiểm tra số 3)
6 p | 191 | 13
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tiếng Anh 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung (Bài kiểm tra số 3)
4 p | 131 | 8
-
Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2018 có đáp án - Đề số 3
2 p | 232 | 7
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Ái Mộ B
4 p | 14 | 6
-
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lục Ngạn số 1 (Lần 3)
4 p | 90 | 4
-
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 - Đề số 3 (có lời giải)
5 p | 139 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
5 p | 6 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
6 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn