Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn 8
lượt xem 59
download
Dưới đây là 3 đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 8 mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn 8
- ĐỀ kiÓm tra HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ( Thêi gian: 90 phót) I. TRẮC NGHIỆM:(2,5điểm) Chọn đáp án đúng nhất. 1.Trong những bài thơ sau đây, bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát ? a. Quê hương b. Khi con tu hú c. Ông đồ d. Nhớ rừng 2. Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. a. Đúng b. Sai 3. Trong các câu nghi vấn sau đây, câu nào không dùng để hỏi ? a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? b. Bao giờ anh đi Hà Nội? c. Sáng ngày người ta có đấm u có đau lắm không? d. Mình đọc hay tôi đọc? 4. Trong hội thoại, vai xã hội là: a. Quan hệ trên-dưới của những người tham gia hội thoại b. Vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại c. Quan hệ thân-sơ của những người tham gia hội thoại d. Lượt lời của những người tham gia hội thoại 5. Lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược là nội dung được thể hiện trong văn bản nào? a. Nước Đại Việt ta b. Chiếu dời đô c. Hịch tướng sĩ d. Thuế máu
- 6. Dòng nào nói đúng nhất chức năng của câu phủ định ? a. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó b. Phản bác một ý kiến, một nhận định c. Bộc lộ cảm xúc của người nói d. Cả a và b 7. Thông qua bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ muốn diễn tả điều gì? a. Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng b. Niềm khao khát tự do mãnh liệt c. Khơi gợi lòng yêu nước của người dân d. Cả 3 phương án trên 8. Từ ngữ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống để có khái niệm đúng: ................. là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. a. Chiếu b. Hịch c. Cáo d. Tấu 9. Mục đích của việc học mà Nguyễn Thiếp nêu ra trong bài “Bàn luận về phép học” là: a. Học để làm người có đạo đức b. Học để trở thành người có tri thức c. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước d. Cả 3 phương án trên 10. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”(Thép Mới) có tác dụng gì? a. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói
- b. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, đặc điểm c. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng d. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản II.TỰ LUẬN:(7,5 điểm) Câu 1(1 điểm) Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí nào? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau: Trăng đến với Bác trong nhà tù để “ngắm nhà thơ”. Trăng đến với Bác trong một đêm thanh vắng khi Bác vừa “bàn bạc việc quân” xong, để được tâm tình. Rồi trăng cũng lại đến với Bác trong cái cảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Có thể nói trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy. Câu 2(2,5điểm): Chép lại 2 bản phiên âm và dịch thơ của bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Câu 3(4 điểm) Giới thiệu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 8 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mứ c Nhận Thông hiểu Vận dụng Tổng độ biết Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Lĩnh vực nội dung Văn Phương C8 1 học thức biểu đạt Nội dung C7 1 Tiếng Tình thái C9 1 Việt từ, trợ từ, thán từ Các kiểu C10 2 câu C12 Lượt lời C6 1 Hành động C 11 1 nói Tập Các kiểu C2 C3 2 làm văn bản văn Viết bài C14 1 văn thuyết minh Yếu tố biểu C1 1 cảm và miêu tả trong văn tự sự Văn bản C4 C5 C13 3 tường trình, thông báo Tổng số câu 4 8 1 1 14 Trọng số điểm 1 2 3 4 10 Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm. Câu tự luận 13 được 3 điểm, câu 14 được 4 điểm. 1
- B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào? A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính 2. Văn thuyết minh là gì? A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng B. Trình bày, giới thiệu, giải thích... nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội C. Trình bày sự việc, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê D. Dùng các chi tiết, hình ảnh... nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh 3. Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận? A. Bình Ngô đại cáo B. Tôi đi học C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ 4. Mục đích của văn bản tường trình là trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Điều này đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 2
- 5. Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5, Ban Giám hiệu cần viết và chuyển đến toàn trường văn bản gì? A. Tường trình B. Thông báo C. Đề nghị D. Báo cáo 6. Lượt lời là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau D. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 7 đến câu 12) À ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công - ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa … Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy: - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt… Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán 3
- vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu? (Trích Lão Hạc, Ngữ văn lớp 8, tập 1) 7. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Nêu tâm sự của lão Hạc về hoàn cảnh khó khăn túng bấn B. Kể về việc cưới vợ của con trai lão Hạc C. Nêu suy nghĩ của ông giáo về hoàn cảnh của lão Hạc D. Bàn luận về hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc và con trai 8. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh 9.Từ “Ấy” trong phần trích “Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.” thuộc từ loại nào? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Từ nối 10. Câu “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...” thuộc loại câu nào? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật 11. Câu nói “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt … ” thuộc hành động nói nào? A. Hành động trình bày B. Hành động điều khiển 4
- C. Hành động hứa hẹn D. Hành động hỏi 12. Câu nào dưới đây không đủ kết cấu C - V ? A. Nó đi năm sáu năm rồi. B. Nhưng họ thách nặng quá… C. Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu? D. Lão đem thư sang, mượn tôi xem. II. Tự luận (7 điểm): 13. (3 điểm): Viết bản tường trình về một sự việc đã xảy ra liên quan đến em (Lưu ý: không điền họ và tên thật). 14. (4 điểm): Viết bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học mà em thích. 5
- TRƯỜNG THCS ĐỨC NINH - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 QUẢNG BÌNH Thời gian làm bài 90 phút I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hoá đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.” (Nước Đại Việt ta – Ngữ văn 8, tập 2) 1. “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào ? A. Chiếu dời đô B. Bình Ngô đại cáo C. Hịch tướng sĩ D. Bàn luận về phép học 1
- 2. Văn bản trên viết theo thể loại nào ? A. Thơ B. Hịch C. Cáo D. Chiếu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về chức năng của thể Cáo ? A. Dùng để kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc B. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi C.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua D. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết 4. Tác phẩm chứa đoạn trích ra đời vào thời điểm nào ? A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta 5. Tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là gì ? A. Lòng căm thù giặc B. Lòng tự hào dân tộc C. Tinh thần lạc quan D. Tinh thần quyết chiến quyết thắng 6. Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong đoạn trích sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.” A. Hành động trình bày B. Hành động hỏi C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển 2
- 7. Nghĩa của từ“văn hiến” là gì ? A. Những tác phẩm văn chương B. Những người tài giỏi C. Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp D. Truyền thống lịch sử vẻ vang 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bốn câu sau ? “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.” A. So sánh, ẩn dụ B. Điệp từ, nói quá C. Liệt kê, ẩn dụ D. So sánh, liệt kê II. Tự luận (6 điểm). “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nhận định trên. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ Văn 8 phần Tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Bình Mỹ
5 p | 663 | 20
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Ngữ Văn 8 phần văn học năm 2017-2018 có đáp án
8 p | 267 | 12
-
Đề kiểm tra giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Quận Tây Hồ
2 p | 150 | 10
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ Văn 8 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS An Ninh
3 p | 392 | 9
-
Bộ đề thi giữa HK 2 môn Ngữ Văn 8 năm 2015-2016 có đáp án
21 p | 166 | 8
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Ngữ Văn 8 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Duyên Hà
6 p | 196 | 7
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2017-2018 - Trường THCS Hòa Nam
8 p | 170 | 7
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Ngữ Văn 8 phần tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án
6 p | 169 | 5
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Ngữ Văn 8 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Châu Văn Liêm
4 p | 159 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Đồng
13 p | 8 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phạm Hữu Lầu
4 p | 8 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ngọc Thuỵ
3 p | 8 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
2 p | 9 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ta Gia
4 p | 19 | 2
-
Đề khảo sát giữa HK 2 môn Ngữ Văn 8 năm 2017-2018 có đán án - Phòng GD&ĐT TP Ninh Bình
3 p | 116 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - THCS Kim Long
4 p | 102 | 1
-
8 Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 8
27 p | 783 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn