Tuần 33<br />
Tiết 129<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT<br />
Thời gian: 45 phút<br />
I. MỤC TIÊU :<br />
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt<br />
lớp 8.<br />
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Tiếng Việt với mục<br />
đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.<br />
II. HÌNH THỨC :<br />
- Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận .<br />
- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 45 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :<br />
- Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn :<br />
- Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định<br />
- Hành động nói<br />
- Hội thoại<br />
- Lựa chọn trật tự từ trong câu<br />
- Xây dựng khung ma trận :<br />
<br />
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM :<br />
Mức<br />
Nhận biết<br />
độ<br />
Chủ đề<br />
Câu nghi vấn<br />
Câu cầu khiến<br />
câu 7<br />
Câu cảm thán<br />
câu 3<br />
Câu trần thuật<br />
câu 6<br />
Câu phủ định<br />
câu 8<br />
Hành động<br />
nói<br />
câu 11<br />
Hội thoại<br />
câu 12<br />
Lựa chọn trật<br />
tự từ trong<br />
câu<br />
Cộng số câu<br />
6<br />
Cộng số điểm<br />
1.5<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
câu 4<br />
câu 2<br />
câu 1<br />
câu 9, câu 10<br />
câu 5<br />
<br />
6<br />
1.5<br />
<br />
Vận dụng<br />
thấp<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
12<br />
3.0<br />
<br />
II/ PHẦN TỰ LUẬN :<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
Câu nghi vấn<br />
Câu cầu khiến<br />
Câu phủ định<br />
Hội thoại<br />
Lựa chọn trật<br />
tự từ trong câu<br />
Cộng số câu<br />
Cộng số điểm<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng thấp<br />
câu 2a<br />
câu 2b<br />
câu 2c<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
<br />
1<br />
câu 3<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1<br />
2.0<br />
<br />
3<br />
7.0<br />
<br />
Câu 1<br />
1<br />
2.0<br />
<br />
1<br />
3.0<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Họ và tên :<br />
Lớp 8A<br />
<br />
Kiểm tra Tiếng Việt<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
45’<br />
<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 12 câu x 0.25 = 3đ )<br />
HS trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào đầu câu mà em cho là đúng nhất :<br />
1/ Kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp là :<br />
A. Câu nghi vấn<br />
B. Câu cảm thán<br />
C. Câu trần thuật<br />
D. Câu cầu khiến<br />
2/ Chức năng của câu cầu khiến là dùng để :<br />
A. Khẳng định, đề nghị<br />
B. Ra lệnh, yêu cầu<br />
C. Phủ định, điều khiển<br />
D. Khuyên bảo, hứa hẹn<br />
3/ Câu thơ sau đây : Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu ! ( Tố Hữu ) là kiểu câu gì ?<br />
A. Câu nghi vấn<br />
B. Câu trần thuật<br />
C. Câu cầu khiến<br />
D. Câu cảm thán<br />
4/ Câu nghi vấn : Bạn có thể cho tôi mượn cuốn sách này được không ? có chức năng là dùng để :<br />
A. Cầu khiến<br />
B. Hỏi<br />
C. Phủ định<br />
D. Khẳng định<br />
5/ Khi tham gia hội thoại, một người có mấy vai ?<br />
A. 1 vai<br />
B. 3 vai<br />
C. 2 vai<br />
D. 4 vai<br />
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời tiếp câu hỏi từ câu 6 đến câu 12.<br />
“ Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng<br />
ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học<br />
đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam<br />
cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.<br />
[…] Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học<br />
đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân<br />
tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ<br />
tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.<br />
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.<br />
Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.<br />
Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.<br />
( Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp )<br />
6/ Câu : Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy là kiểu câu gì ?<br />
A. Câu trần thuật<br />
B. Câu nghi vấn<br />
C. Câu cầu khiến<br />
D. Câu cảm thán<br />
<br />
7/ Câu : Xin chớ bỏ qua là kiểu câu gì ?<br />
A. Câu nghi vấn<br />
B. Câu cảm thán<br />
C. Câu trần thuật<br />
D. Câu cầu khiến<br />
8/ Tìm xem trong đoạn trích trên có câu phủ định không ?<br />
A. Không có<br />
B. Có 2 câu<br />
C. Có 1 câu<br />
D. Có 3 câu<br />
9/ Mục đích của hành động nói trong câu : Kẻ hèn thần cung kính tấu trình là :<br />
A. hỏi<br />
B. điều khiển<br />
C. trình bày<br />
D. hứa hẹn<br />
10/ Mục đích của hành động nói trong câu : Chúa tầm thường, thần nịnh hót là :<br />
A. hứa hẹn<br />
B. khuyên bảo<br />
C. nhận định<br />
D. đề nghị<br />
11/ Vai hội thoại trong lời xưng hô giữa kẻ hèn thần với Hoàng thượng thuộc quan hệ nào ?<br />
A. Quan hệ thân tình<br />
B. Quan hệ quen biết<br />
C. Quan hệ ngang hàng<br />
D. Quan hệ trên dưới<br />
12/ Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu : Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học<br />
mà làm là :<br />
A.Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.<br />
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, sự việc.<br />
C. Liên kết với những câu khác trong văn bản.<br />
D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm.<br />
B/ Tự luận : ( 7 đ )<br />
Câu 1 : Chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu in đậm sau đây ( 2 điểm )<br />
a/<br />
Đầu lòng hai ả tố nga<br />
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. ( Nguyễn Du )<br />
b/ Lắt lẽo cành thông cơn gió giật<br />
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. ( Hồ Xuân Hương )<br />
Câu 2 : Đặt câu theo yêu cầu ( 3 điểm )<br />
a/ Đặt một câu nghi vấn dùng để đe dọa : ………………………………………………………………….<br />
b/ Đặt một câu cầu khiến dùng để khuyên bảo …………………………………………………………….<br />
c/ Đặt một câu phủ định bác bỏ dùng để phản bác một ý kiến :<br />
…………………………………………………………………………………………………………<br />
Câu 3 : Viết một đoạn văn đối thoại ngắn từ 5 đến 10 dòng ( nội dung tự chọn ) và chỉ ra vai xã hội<br />
của các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn đó. ( 2 điểm )<br />
<br />
-<br />
<br />
Hết -<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
* PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 12 câu x 0.25 = 3đ )<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
Đáp<br />
C<br />
B<br />
D<br />
A<br />
B<br />
A<br />
án<br />
<br />
7<br />
D<br />
<br />
8<br />
B<br />
<br />
9<br />
C<br />
<br />
10<br />
C<br />
<br />
11<br />
D<br />
<br />
* PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ )<br />
Câu 1 : Chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ : ( mỗi câu đúng 1đ = 2 điểm )<br />
a/ Thể hiện thứ tự trước sau của hai chị em.<br />
b/ Nhấn mạnh hình ảnh sự vật.<br />
Câu 2 : Đặt câu đúng theo theo yêu cầu ( mỗi câu đúng 1đ = 3 điểm )<br />
Câu 3 : HS viết một đoạn văn đối thoại ngắn từ 5 đến 10 dòng, ( nội dung tự chọn ) ( 1điểm )<br />
Chỉ ra vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn đó. ( 1 điểm )<br />
<br />
-oOo-<br />
<br />
12<br />
A<br />
<br />