Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH BƠM RỬA SODIUM <br />
HYPOCHLORITE 3% LÊN ĐỘ VI CỨNG CỦA NGÀ CHÂN RĂNG <br />
Lê Thị Hương*, Phạm Văn Khoa*, Huỳnh Thị Thùy Trang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của sodium hypochlorite 3% lên độ vi cứng của ngà chân răng sau 1 giờ <br />
tiếp xúc tại hai vị trí cách thành ống tủy 100 μm và cách thành ống tủy 1000 μm. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp, <br />
bảo quản trong nước muối sinh lý trước giai đoạn thử nghiệm. Cắt bỏ thân răng theo chiều ngang ở tiếp nối men <br />
‐ xê măng vuông góc với trục răng. Ống tủy được làm sạch, tạo dạng và giai đoạn này bơm rửa bằng nước cất. <br />
Mỗi chân răng được chôn trong một khuôn nhựa tự cứng hình trụ. Đo độ vi cứng của ngà chân răng bằng máy <br />
đo độ vi cứng Vicker. Các mẫu được bơm rửa bằng sodium hypochlorite 3% trong vòng 1 giờ và độ vi cứng của <br />
ngà chân răng được đo tại hai vị trí 1 và 2 vào trước giai đoạn bơm rửa và sau khi bơm rửa đối với mỗi mẫu. Vị <br />
trí 1: cách thành ống tủy 100 μm. Vị trí 2: cách thành ống tủy 1000 μm. Ghi nhận kết quả đo của mỗi mẫu. Phép <br />
kiểm t để đánh giá sự khác biệt độ vi cứng giữa hai lần đo trước và sau khi bơm rửa và khác biệt giữa hai vị trí <br />
trong cùng một nhóm. <br />
Kết quả: Ở vị trí cách thành ống tủy 100 μm, độ vi cứng trung bình của ngà chân răng trước khi bơm rửa <br />
là 28,6 ± 5,6 VHN và sau khi bơm rửa là 26,4 ± 4,7 VHN. Vị trí cách thành ống tủy 1000 μm, độ vi cứng trung <br />
bình của ngà chân răng trước khi bơm rửa là 57,7 ± 10,1 VHN và sau khi bơm rửa 52,8 ± 4,9 VHN. Độ vi cứng <br />
trung bình của ngà chân răng giảm đáng kể sau khi bơm rửa với sodium hypochlorite 3% ở cả hai vị trí cách <br />
thành ống tủy 100 μm (p = 0,02) và vị trí cách thành ống tủy 1000 μm (p = 0,01). Đánh giá mức độ giảm độ vi <br />
cứng của ngà chân răng giữa hai vị trí này sau bơm rửa khác nhau không có ý nghĩa (p 0,05). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy <br />
NaOCl 3% làm giảm độ vi cứng của ngà chân <br />
răng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của <br />
một số tác giả trên thế giới như Saleh và Ettman <br />
(1999)(4), Oliveira (2007)(5). Al‐Weshah (2010, <br />
2012)(1,2). <br />
Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng <br />
dung dịch NaOCl ở các nồng độ và thời gian <br />
khảo sát khác nhau đều làm giảm độ vi cứng <br />
của ngà chân răng. Trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi thời gian khảo sát là 1 giờ cũng cho kết quả <br />
tương tự. <br />
Sự giảm đáng kể độ vi cứng của ngà sau <br />
bơm rửa NaOCl chỉ ra khả năng ảnh hưởng tới <br />
thành phần cấu trúc của ngà chân răng. Driscool <br />
(2000) cho thấy sự mất mô ngà sau khi ngâm <br />
trong NaOCl 5%, Dogan và Qualt (2001) xác <br />
định sự thay đổi mô khoáng hóa của ngà sau khi <br />
sử dụng NaOCl 2,5%(3). Baumgartner và Mader <br />
(1992) cho rằng NaOCl có thể bộc lộ các chất vô <br />
cơ, là chất mà có thể ngăn việc hòa tan mô ngà <br />
<br />
296<br />
<br />
và có thể hòa tan thành phần hữu cơ của mô ngà <br />
[2]. Tác động NaOCl đối với ngà răng được giải <br />
thích ra sao? Ngà răng có thành phần chính là <br />
collagen, chủ yếu là collagen I và các ống ngà <br />
hầu như là tạo bởi thành phần collagen. Sự thâm <br />
nhập của dung dịch bơm rửa vào ống ngà, ảnh <br />
hưởng lên collagen ống ngà làm cho thành phần <br />
hữu cơ của ngà răng bị thay đổi(7,8). NaOCl có thể <br />
bẻ gãy chuỗi peptide dài, clo hóa nhóm cuối <br />
protein, chia N ‐ chloramines thành nhiều mảnh <br />
khác nhau. Do đó, dung dịch sodium <br />
hypochlorite có thể ảnh hưởng đến tính chất cơ <br />
học của ngà răng bằng việc ảnh hưởng tới các <br />
thành phần hữu cơ của ngà(5). <br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngà ở vị <br />
trí cách thành ống tủy 100 μm (ngà gần thành <br />
ống tủy) có độ vi cứng thấp hơn vị trí cách thành <br />
ống tủy 1000 μm (ngà xa thành ống tủy) ở cả hai <br />
nhóm thử nghiệm: nhóm trước bơm rửa và <br />
nhóm sau bơm rửa NaOCl 3%. Nhưng khác biệt <br />
này không có ý nghĩa (p > 0,05). Kết quả này <br />
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như <br />
Slutzky‐Goldberg (2002, 2004)(7,8), Oliveira <br />
(2007)(5) và Al‐Weshah (2010, 2012)(1,2). <br />
Ghi nhận này góp phần khẳng định lại phát <br />
hiện trước đây chỉ ra rằng độ vi cứng của ngà có <br />
liên quan tới vị trí của ngà và giá trị này giảm <br />
dần khi khảo sát ở ngà gần buồng tủy [2]. Điều <br />
này có thể giải thích do sự khác nhau về mật độ <br />
và đường kính các ống ngà giữa ngà gần buồng <br />
tủy và ngà xa buồng tủy. Mật độ ống ngà giảm <br />
dần từ tủy răng tới tiếp nối men ‐ xê măng, hay <br />
càng gần buồng tủy mật độ ống ngà càng cao. <br />
Trong khi đó, đường kính ống ngà giảm dần từ <br />
trong ra ngoài ứng với các đường kính của các <br />
đuôi nguyên bào ngà ở vùng ngà gần tủy là 1 ‐ 3 <br />
μm và ở ngà xa buồng tủy 0,5 ‐ 1 μm(2). Điều đó <br />
tạo cho ống ngà có hình dạng tượng trưng là <br />
hình tam giác với đỉnh ở tiếp nối men ‐ xê măng, <br />
đáy ở vùng gần buồng tủy. Sự gia tăng số lượng <br />
ống ngà và mở rộng đường kính ống ngà vùng <br />
gần tủy cung cấp sự kháng lại lực đo kém hơn(2). <br />
Cho nên, ngà bên trong xốp và “mềm” hơn ngà <br />
bên ngoài. <br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, trước giai đoạn bơm <br />
rửa, bề mặt phía cổ răng của mỗi mẫu được che <br />
phủ bằng một băng dính không thấm nước. <br />
Băng dính này đảm bảo cho dung dịch bơm rửa <br />
chỉ khuếch tán trong lòng ống tủy mà không <br />
tiếp xúc trực tiếp ngà bề mặt cắt ở cổ răng và còn <br />
giúp tránh trầy xước bề mặt ngà do đầu kim <br />
bơm rửa. Trong khi đó, nếu thay băng dính <br />
bằng vécni sẽ gặp nhiều bất lợi do khó loại bỏ <br />
hoàn toàn véc ni và dung acetone trên bề mặt <br />
ngà răng có thể gây mất nước mô ngà và có thể <br />
ảnh hưởng tới độ vi cứng của ngà răng(1,2). Việc <br />
kiểm soát rò rỉ của băng dính đã được Saleh <br />
(1999) chứng minh qua nghiên cứu với mực in <br />
Ấn Độ nhận thấy là kiểm soát tốt hơn so với véc <br />
ni(2). <br />
<br />
hypochlorite lên độ vi cứng của ngà răng được <br />
thấy ở nghiên cứu của chúng tôi và nhiều <br />
nghiên cứu khác trên thế giới. Qua đó, các nhà <br />
lâm sàng cần lưu ý thời gian tiếp xúc tối thiểu và <br />
giảm nồng độ sodium hypochlorite để hạn chế <br />
những tác dụng không mong muốn. <br />
<br />
Đối với quy trình nghiên cứu, nghiên cứu <br />
của chúng tôi, mỗi mẫu được kiểm tra trước và <br />
sau khi bơm rửa. Bằng cách này, mỗi mẫu được <br />
sử dụng như là nhóm chứng cho riêng mình. <br />
Điều này có thuận lợi là giảm thiểu sự sai biệt do <br />
thay đổi cấu trúc của từng răng và thiết lập một <br />
cơ sở hợp lý cho đánh giá sau này. <br />
<br />
1.<br />
<br />
Trong điều trị nội nha, sodium hypochlorite <br />
là một dung dịch bơm rửa thông dụng, phổ biến <br />
với nhiều ưu điểm so với các dung dịch khác, vì <br />
thế, đánh giá ảnh hưởng của dung dịch bơm rửa <br />
này trên ngà răng là cần thiết để khảo sát những <br />
yếu tố bất lợi có thể xảy ra trên răng. <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy <br />
sự giảm có ý nghĩa độ vi cứng của ngà chân <br />
răng ở cả hai vị trí cách 100 μm và cách thành <br />
ống tủy 1000 μm sau khi bơm rửa với NaOCl 3% <br />
trong thời gian 1 giờ. Mặc dù tác dụng làm mềm <br />
tương đối của tác nhân bơm rửa lên thành ngà <br />
của ống tủy có thể có lợi ích lâm sàng bởi vì cho <br />
phép việc sửa soạn ống tủy nhanh chóng hơn, <br />
nhưng những thay đổi này ảnh hưởng đến độ vi <br />
cứng của ngà chân răng. Ảnh hưởng của sodium <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Độ vi cứng của ngà chân răng giảm đáng kể <br />
sau khi bơm rửa với dung dịch sodium <br />
hypochlorite 3% trong 1 giờ ở cả hai vị trí khảo <br />
sát. Mức độ giảm độ vi cứng của ngà chân răng <br />
sau khi bơm rửa sodium hypochlorite 3% giữa <br />
vị trí 100 μm và 1000 μm khác nhau không có ý <br />
nghĩa. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Al‐Weshah M, Hammad M (2012), ʺThe in vitro effect of two <br />
different concentrations of Sodium hypochlorite on dentine <br />
hardnessʺ, J of Royal Medical services, 19(2): 69 ‐ 75. <br />
Al‐Weshah M, Hammad M, (2010) ʺEffect of 5.25% sodium <br />
hypochlorite on root dentine microhardness.ʺ J of Royal <br />
Medical services 17: 55 ‐ 61. <br />
Ari H, Erdemir A, Belli S (2004), ʺ Evaluation of the effect of <br />
endodontic irrigation solution on microhardness and the <br />
roughness of root canal dentinʺ, J Endod 30: 792 ‐ 795. <br />
Mohammadi Z, (2008) ʺSodium hypochlorite in endodontics: <br />
Update review.ʺ International Dental Journal, 58(6): 329 ‐ 341. <br />
Oliveira LD, Carvalho CA, et al (2007), ʺEffect of <br />
chlorhexidine and sodium hypochlorite on the microhardness <br />
of root canal dentinʺ, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral <br />
Radiol Endod, 104 (4): 125 ‐ 127. <br />
Saleh AA,Ettman WM (1999), ʺEffect of endodontic irrigation <br />
solutions on microhardness of root canal dentineʺ, Journal of <br />
Dentistry 27:43 ‐ 46. <br />
Slutzky‐Goldberg I, Liberman R, Heling I (2002), ʺThe effect <br />
of instrumentation with two different file types, each with <br />
2,5% NaOCl irrigation on the microhardness of root dentinʺ, J <br />
Endod, 28: 311 ‐ 312. <br />
Slutzky‐Goldberg I, Maree M, Liberman R, et al, (2004) ʺEffect <br />
of sodium hypochlorite on dentin microhardness.ʺ J Endod 30: <br />
880 ‐ 882. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
Răng Hàm Mặt <br />
<br />
297<br />
<br />