intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 loại thực phẩm không nên cho bé ăn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố mẹ hãy cẩn thận khi cho bé ăn 1 trong 5 loại thực phẩm dưới đây: Những loại quà vặt, thực phẩm dai, phải nhai nhiều có hại cho em bé hơn là so với người lớn. Bởi vì trẻ sơ sinh không cần quá nhiều calo nhưng lại cần cực nhiều chất dinh dưỡng. Với những đồ ăn vặt, lượng calo sẽ được cung cấp rất nhiều nhưng không hề có chút dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nào. Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 loại thực phẩm không nên cho bé ăn

  1. 5 loại thực phẩm không nên cho bé ăn Bố mẹ hãy cẩn thận khi cho bé ăn 1 trong 5 loại thực phẩm dưới đây: Những loại quà vặt, thực phẩm dai, phải nhai nhiều có hại cho em bé hơn là so với người lớn. Bởi vì trẻ sơ sinh không cần quá nhiều calo nhưng lại cần cực nhiều chất dinh dưỡng. Với những đồ ăn vặt, lượng calo sẽ được cung cấp rất nhiều nhưng không hề có chút dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nào. Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy các bậc cha mẹ làm thế nào để nhận biết được các loại thực phẩm cần phải tránh xa ra? Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của trẻ. Soda Đây dường như là loại thực phẩm quá rõ ràng là có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, thế nhưng, không phải bố mẹ nào cũng biết để tránh cho con uống.
  2. Theo một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện trên 3000 gia đình, được Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ tiến hành, trẻ được cho uống soda khi mới 7 tháng tuổi. Cho dù đang thực hiện chế độ dinh dưỡng bình thường hay đang ăn kiêng thì nước ngọt cũng là loại thực phẩm không hề có chất dinh dưỡng. Soda thường chứa một lượng đường cực lớn, là thủ phạm tàn phá hàm răng sữa của trẻ. Cũng vì lượng đường quá nhiều nên dễ khiến trẻ đầy bụng, dẫn đến việc trẻ uống ít hoặc không uống các loại thực phẩm dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Nước hoa quả Chắc chắn loại nước này có nguồn gốc từ trái cây tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các chất xơ trong
  3. trái cây tươi phần lớn đã bị mất đi trong quá trình ép, phần còn lại chỉ là nước và rất nhiều đường. Việc sử dụng một số loại nước trái cây – đặc biệt là táo và lê – để tăng thêm độ ngọt cho thức ăn của bé không phải là ý kiến hay. Lượng đường trong các loại nước ép có thể đẩy nhanh các loại thực phẩm đi qua đường tiêu hóa. Việc thức ăn chuyển hóa quá nhanh sẽ khiến cơ thể không có đủ thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở một số trẻ sơ sinh. Thay vì cho con uống nước ép trái cây để tăng cường vitamin C, bạn nên để bé ăn hoa quả. Các bậc cha mẹ nên cho con uống loại gì để thay thế? Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, hãy cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống thêm nước nhưng sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn được giữ là đồ uống chính của bé. Sau 1 tuổi, bé có thể uống thêm sữa bò. Bánh quy
  4. Nếu con bạn đã có thể cắn và nhai được thức ăn thì đây là loại thức ăn nhẹ vô cùng thuận tiện, nhưng sẽ khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn và quá no để có thể ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Ngoài ra, việc cho bé ăn những đồ ngọt sẽ khiến bé thích đồ ngọt nhiều hơn, cho bé ăn nhiều muối sẽ khiến bé thích đồ mặn. Một khảo sát được thực hiện tại hội nghị ADA 2009 cho thấy rằng, gần ba phần tư trẻ đang ở độ tuổi tập đi hàng ngày ăn nhiều muối hơn giới hạn cho phép rất nhiều. Những chiếc bánh quy hình con cá mà bé vô cùng yêu thích cũng nằm trong danh sách cần hạn chế. Thay vì cho con ăn bánh, hãy thay thế bằng một loại trái cây nào đó để bé ăn nhẹ. Và nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức ăn nhẹ để thay thế thì các loại ngũ cốc ít đường có giá trị dinh dưỡng lớn hơn so với bánh quy.
  5. Thực phẩm chế biến sẵn Trong quá trình chế biến thức ăn sẵn, chúng ta thường đánh mất những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và thêm vào các chất phụ gia, bảo quản khác. Càng nhiều quá trình chế biến thì chất dinh dưỡng càng mất đi nhiều hơn, và lượng đường, muối, chất béo trong thức ăn càng được tăng lên. Bố mẹ cũng nên nhớ không nên cho bé ăn mỳ gói, mỳ hộp… vì chúng thường chứa quá nhiều muối. Thay vào đó, bạn có thể tự nấu một ít mì lên, nghiền cà chua rồi cho vào. Món thạch tráng miệng
  6. Có rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng thạch là một món tráng miệng vừa ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, đó thực sự là một sai lầm. Nhiều người cho rằng, thạch chứa protein, có lẽ bởi vì nó được chế biến từ xương động vật và sụn. Nhưng hóa ra, những gì bé nhà bạn ăn chỉ có đường, màu nhân tạo và mùi vị nhân tạo. Đó là sự thật, thạch tuy là thức ăn rất dễ nuốt cho trẻ nhưng bạn có thể lựa chọn cho con món tráng miệng khác lành mạnh hơn, món táo nghiền nhừ nướng, rải thêm một ít quế lên trên chẳng hạn. Chất đường trong táo ngọt tự nhiên, lại đảm bảo chất xơ, vitamin, ngon miệng và rất dễ nuốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2