intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 loại trái cây có lợi cho trí tuệ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

140
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5 loại trái cây có lợi cho trí tuệ Đào nhân bổ não, ích trí tuệ (nguồn ảnh: internet) Thường xuyên ăn đào nhân có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho não, làm khỏe bổ não, ích trí tuệ 1. Chuối tiêu Chuối tiêu, chất thịt nhu nhuyễn, thơm ngọt, dễ tiêu, tính hàn, có giá trị dược dụng khá cao, chữa đại tiện bí, thanh nhiệt nhuận phế, trừ phiền khát, giải tửu độc, bồi tinh tủy. Vì có tính hàn, nên người nhiều vị toan không nên ăn, người đau dạ dày, người tiêu chảy nên ăn ít....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 loại trái cây có lợi cho trí tuệ

  1. 5 loại trái cây có lợi cho trí tuệ Đào nhân bổ não, ích trí tuệ (nguồn ảnh: internet) Thường xuyên ăn đào nhân có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho não, làm khỏe bổ não, ích trí tuệ 1. Chuối tiêu Chuối tiêu, chất thịt nhu nhuyễn, thơm ngọt, dễ tiêu, tính hàn, có giá trị dược dụng khá cao, chữa đại tiện bí, thanh nhiệt nhuận phế, trừ phiền khát, giải tửu độc, bồi tinh tủy. Vì có tính hàn, nên người nhiều vị toan không nên ăn, người đau dạ dày, người tiêu chảy nên ăn ít. Chuối tiêu có rất nhiều dinh dưỡng. Trong 100g chuối tiêu có 1,2g an-bumin, 0,5g chất béo, 19,5g hy-đrô các-bon, 0,9g xen-luy-lô, 9mg can-xi, 31mg phốt-pho, 0,6mg sắt. Chuối tiêu có thể giúp cho đại não chế tạo thành phần hóa học của "huyết thanh tố" trong cơ thể người (nguồn ảnh: internet)
  2. Ngoài ra, chuối còn chứa các chất như sun-phát am-mô-ni-um, vi-ta-min C, E… Chuối tiêu có thể giúp cho đại não chế tạo thành phần hóa học của "huyết thanh tố" trong cơ thể người. Chất này có thể kích thích hệ thần kinh mang lại niềm vui, các tín hiệu bình tĩnh, làm an giấc ngủ cho người, lại còn có hiệu ứng giảm đau nên được gọi là "quả của trí tuệ". Hơn nữa, chuối cung cấp nhiều ion ka-li-um, có thể hạ huyết áp, ức chế tác dụng của ion na-tri-um - nhân tố làm huyết áp cao, thương tổn mạch máu. Nếu thiếu ka-li-um sẽ có hiện tượng chóng mặt, toàn thân vô lực. Chuối tiêu không những chứa nhiều dinh dưỡng, chứa rất ít na-tri-um, không chứa cô-léttơ-rôn nên ăn nhiều chuối phòng được bệnh béo phí. Thường ăn chuối tiêu có ích cho đại não, bồi bổ thần kinh, nhuận phế, trị ho, phòng bí đại tiện. 2. Nho Thường xuyên ăn nho có thể mạnh thân ích thọ (nguồn ảnh: internet) Nho (bồ đào) còn gọi là "thảo long châu" là loại quả mọi người ưa thích. Nho vị ngọt, lợi tiểu, thanh huyết, có hiệu quả đối chứng bệnh yếu dạ dày, thống phong (goutte). Nó còn có khả năng ích khí, chịu đựng đói, chịu đựng rét. Thường xuyên ăn nho có thể mạnh thân ích thọ. Trong 100 gam nho, nước chiếm 87,9g, an-bu-min 0,4g, chất béo 0,6g, hy-đrô các-bon 8,2g, xen-luy-lô 2,6g, can-xi 4mg, phốt pho 7mg, sắt 0,8mg, ca-rô-ten và các vi-ta-min B1, B2, C, P. Nho còn chứa hơn 10 loại chất đạm cần thiết cho cơ thể và nhiều loại a- xít trái cây. Thường xuyên ăn nho có tác dụng bổ ích đối với người thần kinh suy nhược, người mệt mỏi quá độ. Rượu nho là một thứ đồ uống có độ cồn thấp, lại có nhiều loại đạm chứa nhóm NH2, vi-ta-min… Tính ôn hòa, màu đẹp, có tác dụng hoạt huyết khai khiếu,
  3. kiện tì, giúp tiêu hóa, tỉnh thần kinh. Nếu bạn bị nhiệt, phiền khát, có thể lấy nước trấp nho, dùng lửa nhỏ cô đặc quánh như dạng cao, thêm mật ong (gấp bội), đun tiếp, khi sôi thì tắt lửa, để nguội làm bánh dùng dần mỗi lần bạn dùng 1 thìa canh chiêu với nước sôi để ấm. Nho có thể dùng điều chế rượu. Những người thiếu máu não đầu choáng, tim hồi hộp, có thể uống lượng rượu nho thích hợp, mỗi ngày 2-3 lần. 3. Long nhãn Long nhãn có giá trị dinh dưỡng cao (nguồn ảnh: internet) Long nhãn còn có tên là phế viên, là một trong 4 "đại danh quả", được mọi người tôn sùng, có nhiều ở Việt Nam. Long nhãn vị ngọt, công năng chủ yếu là khai vị tỉnh tì, dưỡng huyết, an thần, bổ hư, ích trí tuệ. Long nhãn có thể ăn tươi, chế thành dạng mứt, thành cao long nhãn, hoặc sấy khô. Long nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài nước tôn là thượng phẩm. Có thể bóc thịt long nhãn tươi cho vào cháo ăn càng tăng khẩu vị. Trong 100g thịt long nhãn chứa 80g nước, 1,2g an-bu-min, 0,1g chất béo, 16g hy-đrô các-bon, 0,2g xen-luy-lô, 13mg can-xi, 26mg phốt-pho, 0,4mg sắt. Ngoài ra còn chứa một ít suyn phát, hạch hoàng tố, a-xít ar-cor-bi-que (thuốc chống hoạt huyết). Long nhãn là thần phẩm, già trẻ đều dùng rất thích hợp. Nếu bạn dùng long nhãn nhục sao với toan táo nhân, sấy cùng bạch truật và phục linh đều 50 gam, lại thêm mộc hương, nhân sân đều 25g, chích cam thảo 12g nấu thành thang gọi là quy tì thang. Thang này chữa được chứng tư lự quá độ, hay quên, hồi hộp, tâm phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, co giật…
  4. 4. Táo Tây (bình quả) Táo Tây có một tên đẹp là kí ức quả vì ăn nhiều táo Tây có hiệu quả tăng trí nhớ và nâng cao trí tuệ. Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng hợp nhu cầu đại não như đường, vi- ta-min, chất khoáng. Điều quan trọng là táo có nhiều chất kẽm (Zn). Kẽm là nguyên tố trong phân tử chất "hạch toan" liên quan đến trí nhớ. Nếu thiếu kẽm sẽ khiến cho khu "hải mã" tiếp cận vỏ não phát dục kém, ảnh hưởng đến sức của trí nhớ. Kẽm còn liên quan tới sự phát sinh kháng thể, nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Táo có nhiều chất kẽm (nguồn ảnh: internet) Táo Tây có tác dụng hạ thấp lượng cô-lét-tơ-rôn, gia tăng công năng phân tiết mật và a-xít mật, vì vậy có thể tránh được cô-lét-tơ-rôn trầm lặng trong dịch mật gây sỏi mật. Táo có tác dụng thông đại tiện. Trong táo chứa nhiều a-xít hữu cơ có thể kích thích nhu động dạ dày, ruột làm cho dễ đại tiện. Ngoài ra táo lại ức chế được chứng tiêu chảy nhẹ. Táo chứa khá nhiều ka-li, ức chế sự thừa nát-ri và tăng bài tiết nát-ri ra ngoài. Trong
  5. táo còn chứa phốt-pho và sắt (Fe) có tác dụng bổ não, bổ máu, an thần dễ ngủ. Ngửi mùi thơm của táo có tác dụng làm tâm cảnh con người chuyển biển tốt, tinh thần khoan khoái nhẹ nhàng. Nước táo ép có tác dụng hạ huyết áp. Trong 100g táo tây chứa 6-12g đường quả (fructose), 2-4g đường glu-cô, 1-5g đường sắc-ca-rô, lại còn chứa nguyên tố vi lượng như kẽm, can-xi, phốt-pho, sắt, ka-li, các vi- ta-min C, B1, B2… Phương ngôn có câu: "Nếu sau bữa ăn, ăn một quả táo, thì chẳng cần mời thầy thuốc đến nhà". 5. Hạch đào (đào nhân) Hạch đào không chỉ là món ăn bổ não mà còn chữa được thần kinh suy nhược (nguồn ảnh: internet) Hạch đào còn gọi là hồ đào. Trước tiên, người ta đập vỡ vỏ hạt đào, bỏ vỏ lấy nhân để ăn, có thể thêm đường phèn trộn đều thành dạng kem hạch đào. Khi ăn dùng 2 thìa canh kem đó hòa với nước chín mà uống. Trộn đều sẽ thấy nổi lên thứ váng màu trắng gọi là sữa hạch đào. Sữa đó có tác dụng bổ não rất mạnh. Hạch đào không chỉ là món ăn bổ não mà còn chữa được thần kinh suy nhược. Nếu người già có các chứng đầu choáng, mất ngủ, tim hồi hộp, kém ăn, eo và lưng đau, toàn thân vô lực… mỗi buổi sáng nên ăn 10g nhân hạt đào để bồi bổ. Ngoài ra, đào có công năng bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo hóa đàm, ôn phế, nhuận tràng. Trong 100g hạch đào có 20g an-bu-min, 60g chất béo, 10g hy-đrô các-bon. Ngoài ra
  6. còn chứa can-xi, phốt-pho, sắt, các chất ca-rô-ten, hạch hoàng tố. Sau khi ăn hạch đào nhân sẽ giảm sự hấp thu cô-lét-tơ-rôn qua đường ruột. Nhân hạch đào là thuốc bổ cho người cao huyết áp, xơ hóa động mạch vành. Trong hạch đào có nguyên tố kẽm là thành phần cần thiết cho não thùy thể. Thường xuyên ăn đào nhân có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho não, làm khỏe bổ não, ích trí tuệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2