7 Đề kiểm tra HK1 Sinh học lớp 8
lượt xem 11
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo 7 đề kiểm tra học kỳ 1 Sinh học lớp 8.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 7 Đề kiểm tra HK1 Sinh học lớp 8
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỄM TRA HỌC KỲ I HỌ VÀ TÊN:………………………………….................. MÔN: SINH HỌC 8 LỚP 8 Thời gian: 45 phút Nhận xét của giáo viên Điểm I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Chọn trong các cụm từ: thống nhất, lớp thú, chức năng, các cơ quan; điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau. Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp .... (1) ... và hệ cơ quan giống với động vật thuộc … (2) … Các cơ quan trong cơ thể là một khối … (3) … có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện … (4) … sống. Câu 2: Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? A. Nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm. B. Cơ quan phản ứng. C. Cơ quan thụ cảm. D. Cả a, b và c. Câu 3: Sự thực bào là gì? A. Các bạch cầu hình thành chân giả, bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. B. Các bạch cầu đánh và tiêu hủy vi khuẩn. C. Các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn bị chết đói. D. Cả a và b. Câu 4: Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu bao gồm thành phần nào trong các thành phần sau. 1. Tâm thất phải và tâm nhĩ phải. 2. Tâm thất trái và tâm nhĩ trái. 3. Vòng tuần hoàn nhỏ. 4. Vòng tuần hoàn lớn. 5. Động mạch và tĩnh mạch. 6. Tĩnh mạch và các van tổ chim. A. 1, 2, 3, 5 B. 3, 4, 5, 6 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 6 Câu 5: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hóa học là gì? a. Đường đơn. b. Axit amin. c. Axit béo và glixerin. d. Lipit. e. Đường đôi. f. Các đoạn peptit. A. a, c, e B. a, b, c C. e, f D. b, d, f Câu 6: Gan có vai trò gì đối với quá trình tiêu hóa? A. Hấp thụ nước và muối khoáng. B. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ổn định. C. Khử độc và tiết mật tiêu hóa và hấp thụ một phần lipit. D. Cả B và C.
- II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 7: (2,0 điểm) Nêu cấu tạo cơ bản của một nơron thần kinh. Câu 8: (2,0 điểm) Trình bày sơ đồ cơ chế đông máu? Người có nhóm máu B có thể truyền máu cho người có nhóm máu nào? Vì sao? (1 điểm) Câu 9: (3,0 điểm) Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Phân biệt hô hấp ở phổi và ở tế bào. Đề ra một số biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh. BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
- ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1: (1) các cơ quan (2) lớp thú (3) thống nhất (4) chức năng Câu 2: Chọn D Câu 3: Chọn A Câu 4: Chọn C Câu 5: Chọn D Câu 6: Chọn B TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Nơron thần kinh đều có cấu tạo gồm một thân bào và các rễ. Thân bào có màng, chất tế bào, nhân, ... Từ thân phát ra nhiều tua ngắn và một tua dài (sợi trục). Các tua ngắn phân nhánh thành nhiều nhánh nhỏ gọi là đuôi gai. Câu 2: Vẽ đúng sơ đồ đông máu trong SGK trang 48 (1 điểm) Người có nhóm máu B có thể truyền máu cho người có nhóm máu B hoặc AB vì khi đó không bị kết dính hồng cầu. Câu 3: Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đồng thời loại CO2 ra khỏi cơ thể. (1,5 điểm) Một số biện pháp: (1,5 điểm) Luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đúng độ tuổi (sẽ có tổng dung tích phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu) ( 0,5 điểm) Luyện tập thở nhịp sâu hơn và giảm số nhịp trong mỗi phút (sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp) (0,5 điểm)
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC HỌC KÌ I LỚP 8 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A. (1,5 đ) Các cơ quan (A) Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B) 1. Mũi a. Có 6 tuyến amiđan và một tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô. 2. Họng b. Có lớp mao mạch dày đặc. 3. Thanh quản c. Cấu tạo bởi 15–20 vòng sụn khuyết. 4. Khí quản d. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. 5. Phế quản e. Có nhiều lông mũi. 6. Phổi f. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy. g. Có nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. h. Cấu tạo các vòng sụn. Ở phế quản, tận nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. i. Được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc có từ 700–800 triệu phế nang. Câu 2: Hãy khoanh tròn một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời đúng. (3 đ) 1. Các chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào gồm có: A. Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. B. Prôtêin, lipit, muối khoáng và axit nuclêic. C. Prôtêin, lipit, nước, muối khoáng và axit nuclêic. D. Prôtêin, gluxit, muối khoáng và axit nuclêic. 2. Trong cơ thể có các loại mô chính: A. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh. B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương. C. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh. D. Mô cơ, mô xương mô liên kết và mô thần kinh. 3. Xương to ra là nhờ sự phân chia của tế bào nào? A. Tế bào mô xương cứng. B. Tế bào sụn tăng trưởng. C. Tế bào khoang xương. D. Tế bào màng xương. 4. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì có A. Cấu trúc hình ống và muối khoáng. B. Tủy xương và có chất hữu cơ. C. Sự kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng. D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương. 5. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ: A. Lượng O2 máu đưa đến thiếu nên tích tụ lượng axit lactic trong cơ. B. Do năng lượng cung cấp thiếu. C. Do lượng CO2 sinh ra nhiều. D. Lượng nhiệt sinh ra nhiều.
- 6. Thành phần của máu gồm: A. Nước mô và các tế bào máu. B. Nước mô và bạch huyết. C. Huyết tương và bạch huyết. D. Huyết tương và các tế bào máu. 7. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là: A. Bạch cầu. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. B và C. 8. Lực đẩy chủ yếu giúp máu vận chuyển trong động mạch là: A. Sự co bóp của tim và sức đẩy của tĩnh mạch. B. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của tim. C. Sức hút của lồng ngực khi hít vào. D. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tĩnh mạch. 9. Ngăn tim tạo ra công lớn nhất: A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái. 10. Bộ phận chủ yếu làm ấm không khí vào phổi là: A. Lông mũi. B. Lớp niêm mạc của đường dẫn khí. C. Hệ thống mao mạch. D. Tuyến amiđan và tuyến V.A. 11. Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở: A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Phổi. 12. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi như thế nào về mặt cơ học: A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin. B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza. C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza. D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị. II. Tự luận (5,5 điểm) Câu 3: Tại sao trong thí nghiệm tìm hiểu hoạt động của amilaza, ở ống nghiệm B lại phải đun nóng dung dịch hồ tinh bột và nước bọt. (1đ) Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào? (1,5đ) Câu 5: Nêu các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch. (1,5đ) Câu 6: Thở sâu có lợi gì? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. (1,5đ)
- ĐÁP ÁN Trắc nghiệm Câu 1. 1bef 2a 3g 4cd 5h 6i Câu 2. 1A 2C 3D 4C 5A 6D 7B 8B 9D 10C 11B 12C Tự luận Câu 3. Để kiểm tra xem enzim hoạt động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ nào. Câu 4. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là đường đơn, axit amin, glixerin và axit béo, nước, muối khoáng và vitamin. Câu 5. Các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch: Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn như làm việc quá sức, dùng chất kích thích; cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tiêm mạch, hạn chế ăn các thức ăn có hạn cho tim mạch. Cần rèn luyện cho tim mạch thường xuyên đều đặn vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp. Câu 6. Thở sâu làm cho dung tích sống và làm giảm lượng khí cặn trong phổi, do đó hoạt động hô hấp cũng hiêu quả hơn. Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC HỌC KỲ I LỚP 8 Đề số 3 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A. (1,5đ) Các cơ quan (A) Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B) 1. Màng xương a. Nuôi dưỡng xương. 2. Mô xương cứng b. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng 3. Tủy xương ở người lớn. 4. Mạch máu c. Giúp cho xương dài ra. 5. Sụn đầu xương d. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. 6. Sụn tăng trưởng e. Làm giảm ma sát trong khớp xương. g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc. f. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. Câu 2: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời đúng. (2,5đ) 1. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau: A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ 2. Máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi, từ tế bào về tim có màu đỏ thẩm là vì: A. Máu từ tế bào về tim mang nhiều O2, từ phổi về tim mang nhiều CO2. B. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, từ tế bào về tim không có O2. C. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, từ tế bào về tim mang nhiều CO2. D. Máu từ phổi về tim tim không có O2, từ tế bào về tim không có CO2. 3. Khi tâm thất trái co, máu được bơm tới: A. Tâm nhĩ trái B. Động mạch phổi C. Động mạch chủ D. Các cơ quan 4. Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, xương được chia thành những loại là: A. Xương thân, xương dài, xương ngắn B. Xương dài, xương ngắn C. Xương dẹp, xương tay, xương chân D. Xương dài, xương ngắn, xương dẹp 5. Trong hệ thống tuần hoàn máu loại mạch quan trong nhất là A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mạch bạch huyết 6. Vai trò của khoang xương trẻ em là: A. Giúp xương dài ra B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang C. Chứa tủy đỏ D. Nuôi dưỡng xương 7. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái. 8. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở A. Khoang miệng. B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già
- 9. Môi trường trong của cơ thể gồm: A. Máu, nước mô và bạch cầu. B. Máu, nước mô và bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể. D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể. 10. Khi nhai kỹ cơm trong miệng ta thấy có vị ngọt vì A. Cơm và thức ăn được nhào trộn kỹ B. Cơm đã biến thành đường C. Nhờ sự hoạt động của amilaza. D. Thức ăn được nghiền nhỏ II. Tự luận (6 điểm) Câu 3: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối. (2,5đ) Câu 4: Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó. (1đ) Câu 5: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim. (1,5đ) Câu 6: Trình bày vai trò của gan. (1đ)
- TRƯỜNG THCS LÊ LỢI KIỂM TRA HỌC KỲ I Chữ ký GT Chữ ký GK Họ tên: …………………. Môn: SINH HỌC 8 Lớp: ……………………. Thời gian: 45 phút Số BD: ……. Phòng:…… I. Trắc nghiệm: (3đ) 1.Hãy khoanh tròn vào đầu câu cho ý trả lời đúng (1đ). Câu 1.1: Cơ thể người gồm 3 phần: a. Đầu cổ, ngực, chân b. Bụng, tay, đầu cổ c. Đầu, thân, tay chân d. Thân, ngực, tay chân Câu 1.2: Chất tuỷ đỏ của xương có ở: a. Màng xương b. Khoang xương c. Mô xương cứng d. Sụn đầu xương Câu 1.3: Biện pháp chống mỏi cơ: a. Cung cấp cho cơ thể ít năng lượng b. Chạy bộ liên tục c. Không cần cung cấp ôxy d. Nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp Câu 1.4: Người có nhóm máu A truyền được cho người có nhóm máu: a. B và AB b. A và AB c. O và A d. O và B 2: Ghép các thông tin ở cột A và B cho phù hợp: (1đ) A B 1 Sự trao đổi khí ở tế bào a Enzim amilaza giúp tiêu hoá gluxit 2 Trong dịch vị có b Gồm sự khuếch tán của ôxi từ máu vào tế bào và của CO 2 từ tế bào vào máu 3 Sự trao đổi khí ở phối c Gồm sự khuếch tán của oxi từ không khí vào máu và của CO2 từ máu vào không khí 4 Trong nước bột d Enzim pepsin giúp tiêu hoá prôtein 3. Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1đ) Máu gồm .........(1)........... và .........(2)............... Huyết tương duy trì máu ở ..........(3)............ còn ..................(4) .......... vận chuyển ôxi và CO2. II. Tự luận: (7đ) 1. Phản xạ là gì? Cho ví dụ? (2đ) 2. Các bạch cầu tạo nên các hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? (2đ) 3. Hô hấp là gì? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? (2đ) 4. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Trường THCS Đức Hiệp MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 8 Năm học: 2012 -2013 Chủ đề MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (chương ) Nhận biết Thông hiểu Vân dụng mức độ Vận dụng mức thấp độ cao 1. Khái quát về Đơn vị chức năng của Sự khác nhau giữa cơ thể người cơ thể (1- TN) cung phản xạ và vòng (5 tiết) phản xạ (1- TL) 15% (1,5đ) 33,3% (0,5đ) 66,7% (1đ) 2. Vận động Tính chất của cơ Đặc điểm cấu tạo của (6 tiết) (1/2 - TL) tế bào cơ phù hợp với tính chất ( 1/2- TL) 15% (1,5đ) 33,3% (0,5đ) 66,7% (1đ) 3.Tuần hoàn Thành phần cấu tạo - Nguyên tắc truyền ( 8 tiết) của máu ( 1 –TN) máu (1-TN) - Chứng minh tim có cấu tạo phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể ( 1-TL) 25% (2,5đ) 20% (0,5đ) 80% (2đ) 4. Hô hấp Các cơ quan hỗ trợ Các biện pháp luyện (4 tiết) cho động tác hít vào tập để có hệ hô hấp (1- TN) khoẻ mạnh ( 1-TL) 15% (1,5đ) 33,3% (0,5đ) 66,7% (1đ) 5. Tiêu hoá Sản phẩm cuối cùng - Giải thích nhai kĩ cơm ( 7 tiết) được tạo ra ở ruột có vị ngọt (1-TN) non (1- TN) - Vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người (1-TL) 20% (2đ) 25% (0,5đ) 75% (1,5đ) 6. Trao đổi chất - Trao đổi chất ở cấp và năng lượng độ cơ thể (1-TN) ( 3 tiết) - Dị hoá (1-TN) 10% (1đ) 100% (1 đ) Tổng số câu 5,5 4,5 3 100% (10đ) 30% (3đ) 40% (4đ) 30% (3đ)
- Trường THCS Đức Hiệp ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: ……………….................. Môn: Sinh học 8 Lớp:….. Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Điểm: Lời phê của GV: I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn phương án đúng nhất: Câu 1: Đơn vị chức năng của cơ thể là: A. Hệ cơ quan B.Cơ quan C. Mô D. Tế bào Câu 2: Bố có nhóm máu A, có 2 đứa con. Một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O. Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố? A. Đứa con có nhóm máu A B. Không có nhóm máu nào của 2 con C. Đứa con có nhóm máu O D. Cả 2 nhóm máu của 2 con Câu 3: Thành phần của máu bao gồm: A. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu B. Huyết tương và hồng cầu C. Huyết tương và các tế bào máu D. Huyết tương và bạch cầu Câu 4: Động tác hít vào bình thường xảy ra do: A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co C. Cơ liên sườn ngoài co và cơ hoành dãn D. Cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co Câu 5: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hóa học là gì? a. Đường đơn. b. Axit amin. c. Axit béo và glixerin. d. Lipit. e. Đường đôi. f. Các đoạn peptit. A. a, c, e B. a, b, c C. d,e, f D. b, d, f Câu 6: Khi nhai kỹ cơm trong miệng ta thấy có vị ngọt vì: A. Cơm và thức ăn được nhào trộn kỹ B. Nhờ sự hoạt động của enzim pepsin C. Nhờ sự hoạt động của enzim amilaza. D. Thức ăn được nghiền nhỏ Câu 7: Hoạt động nào dưới được xem là kết quả của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: A. Cơ thể nhận từ môi trường khí O2 B. Cơ thể nhận từ môi trường khí CO2 C. Cơ thể thải ra môi trường khí O2 D. Cơ thể thải ra môi trường khí O2 và CO2 Câu 8: Kết quả của quá trình dị hoá là: A. Năng lượng được giải phóng từ chất hữu cơ bị phân giải B. Tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ thể C. Tích luỹ năng lượng trong các liên kết hóa học D. Vừa tích luỹ vừa giải phóng năng lượng II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (1đ) Nêu sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ? Câu 2: (1,5đ) Nêu tính chất của cơ? Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với tính chất trên? Câu 3: (1,5đ) Hãy chứng minh tim có cấu tạo phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể? Câu 4: (1đ) Hãy đề ra một số biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh? Câu 5: (1đ) Gan đảm nhận những vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người? - Hết –
- Trường THCS Đức Hiệp ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 8 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C C B B C A A II. Tự luận: (6 điểm) Câ Đáp án Điểm u 1 - Vòng phản xạ gồm: cung phản xạ và đường liên hệ ngược 0,75đ - Đường liên hệ ngược gồm: xung thần kinh thông báo ngược, xung thần kinh li tâm điều chỉnh. 0,25đ 2 - Tính chất của cơ là co và dãn 0,5đ - Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với tính chất trên: + Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài 0,25đ + Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ và ngược lại 0,75đ 3 Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể: - Tim gồm 4 ngăn, giữa các ngăn tim có thành tim dày mỏng khác nhau để bơm máu tới các 0,75đ vùng khác nhau trên cơ thể. - Trong tim có các van tim giúp máu lưu thông tuần hoàn theo 1 chiều nhất định. 0,75đ 4 Một số biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh: - Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao 0,5đ - Tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé ..... 0,5đ 5 Vai trò của gan đối với quá trình tiêu hoá: - Tiết mật tiêu hoá thức ăn 0,5đ - Khử độc và hấp thụ 1 phần lipit 0,25đ - Tham gia điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ổn định 0,25đ
- Phòng GD- ĐT Bố Trạch MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THCS Đại Trạch Môn : Sinh Khối : 8 Thời gian làm bài : 45’ Đề số 01 Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp cao Chủ đề 1 : Biết cung phản Khái quát cơ xạ và các yếu tố thể người thành lập cung -số câu : 1 phản xạ 20% = 2,0đ 100% = 2,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Giải thích Chủ đề 2 : được xương Vận động người già dễ -số câu : 1 gãy và chậm phục hồi 10% = 1,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,0đ Hiểu khái niệm Chủ đề 3 : miễn dịch, phân Tuần hoàn biệt 2 loại miễn -số câu : 1 dịch 25% = 2,5đ 0% =0,0đ 100% = 2,5đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Trình bày khái Chủ đề 4 : niệm hô hấp và Hô hấp vai trò hô hấp -số câu : 1 với cơ thể 20% = 2,0đ 0% = 0,0đ 100% = 2,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Giải thích Chủ đề 5 : được vì sao Tiêu hóa nhai kỹ no -số câu : 1 lâu 10% = 1,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,0đ Chủ đề 6 : Trao đổi chất Nêu được các biện và năng pháp phòng cảm lượng nóng , cảm lạnh -số câu : 1 15% = 1,5đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,5đ 0% = 0,0đ
- Đề số 02 Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp cao Chủ đề 1 : Biết 3 loại nơ Khái quát cơ ron và chức thể người năng của mỗi -số câu : 1 loại nơ ron 20% = 2,0đ 100% = 2,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Giải thích Chủ đề 2 : được vì sao Vận động xương hầm -số câu : 1 lâu thì bở 10% = 1,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,0đ Chủ đề 3 : Nêu được các biện Hiểu khái niệm Tuần hoàn pháp bảo vệ hệ về huyết áp -số câu : 1 tim mạch 25% = 2,5đ 0% =0,0đ 20% = 0,5đ 80% = 2,0đ 0% = 0,0đ Chủ đề 4 : Biết được các Biết được chức Hô hấp cơ quan của hệ năng của đường -số câu : 1 hô hâp dẫn khí và phổi 20% = 2,0đ 50% = 1,0đ 50% = 1,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Biết được vai trò Chủ đề 5 : của gan trong Tiêu hóa quá trình tiêu -số câu : 1 hóa 10% = 1,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,0đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ Chủ đề 6 : Trao đổi chất Nêu được các biện và năng pháp phòng cảm lượng nóng , cảm lạnh -số câu : 1 15% = 1,5đ 0% = 0,0đ 0% = 0,0đ 100% = 1,5đ 0% = 0,0đ
- Phòng GD- ĐT Bố Trạch ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THCS Đại Trạch Môn : Sinh Khối : 8 Thời gian làm bài : 45’ Đề số 01 : Câu 1 (2,0đ) : Cung phản xạ là gì ? một cung phản xạ được thành lập bởi những yếu tố nào ? Câu 2 (1,0đ) : Giải thích vì sao xương người già dễ gãy và chậm phục hồi ? Câu 3 (2,5đ) : Miễn dịch là gì ? phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Câu 4 (2,0đ) : Trình bày khái niệm hô hấp và nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể . Câu 5 (1,0đ) : Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ Nhai kỹ no lâu “ Câu 6 (1,5đ) : Để đề phòng cảm nóng , cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần chú ý những điều gì ?
- Đề số 02 : Câu 1 (2,0đ) : Có mấy loại nơ ron ? nêu chức năng của từng loại nơ ron . Câu 2 (1,0đ) : Giải thích vì sao xương động vật được hầm lâu thì bở ? Câu 3 (2,5đ) : Huyết áp là gì ? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch ? Câu 4 (2,0đ) : Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng ? Câu 5 (1,0đ) : Gan đảm nhận vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ? Câu 6 (1,5đ) : Để đề phòng cảm nóng , cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần chú ý những điều gì ? GV ra đề : Mai Thị Nghiêm
- Phòng GD- ĐT Bố Trạch ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HKI Trường THCS Đại Trạch Môn : Sinh Khối : 8 Thời gian làm bài : 45’ Đề số 01 : Câu 1 ( 2,0đ) : - nêu đúng định nghĩa về cung phản xạ (1,0 đ) - nêu đầy đủ 5 yếu tố thành lập cung phản xạ (1,0 đ) Câu 2 (1,0đ) : giải thích : ở người già tỷ lệ chất hữu cơ giảm, xương giảm tính chất dẽo dai và bền chắc đồng thời trở nên xốp giòn nên khi bị va chạm xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi (1,0 đ) Câu 3 (2,5đ) : - Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có nhiều vi khuẩn , vi rút gây bệnh (1,0 đ) - Miễn dịch tự nhiên : tự cơ thể có khả năng không mắc một số bệnh ( miễn dịch bẩm sinh) hoặc một lần mắc bệnh đó (miễn dịch tập nhiễm ) (0,75 đ) - Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh (0,75 đ) Câu 4 (2,0đ) : - Hô hấp : là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic (CO2) ra ngoài cơ thể (1,0 đ) - Vai trò : hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào và thải loại khí cacbonic ra ngoài cơ thể (1,0 đ) Câu 5 (1,0đ) : - Nhai kỹ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao (0,5 đ) - Cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn (0,5 đ) Câu 6 (1,5đ) : - đề phòng cảm nắng : đội mũ nón khi làm việc dưới nắng ; khi mồ hôi ra nhiều thì không được tắm ngay, không ngồi nơi lọng gió (0,5 đ) - đề phòng cảm lạnh : giữ ấm cơ thể về mùa lạnh, không ngồi nơi hút gió (0,5 đ) - rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể (0,5 đ)
- Đề số 02 : Câu 1 ( 2,0đ) : - nêu đung tên 3 loại nơ ron (0,5 đ) - nêu đúng chức năng của mỗi loại nơ ron (0,5 đ) x3 = (1,5 đ) Câu 2 (1,0đ) : giải thích : khi xương hầm lâu phần cốt giao bị phân hủy , phần xương còn lại là chất vô cơ không liên kết với cốt giao nên bở (1,0 đ) Câu 3 (2,5đ) : - huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch (0,5 đ) - các biện pháp phòng tránh : + khắc phục các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn (0,5 đ) + không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá , hêrôin, rượu (0,5 đ) + cần tiêm phòng các bệnh có hại cho hệ tim mạch (0,5 đ) + hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch (0,5 đ) Câu 4 (2,0đ) : - hệ hô hấp của cơ thể người gồm 2 bộ phận : là đường dẫn khí và 2 lá phổi (0,5 đ) - chức năng của đường dẫn khí : dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi , làm ẩm khôn khí vào phổi , bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại (1,0 đ) - phổi thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài (0,5 đ) Câu 5 (1,0đ) : - vài trò của gan là : tiết dịch mật , khử độc (0,5 đ) - điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định (0,5 đ) Câu 6 (1,5đ) : - đề phòng cảm nắng : đội mũ nón khi làm việc dưới nắng ; khi mồ hôi ra nhiều thì không được tắm ngay, không ngồi nơi lọng gió (0,5 đ) - đề phòng cảm lạnh : giữ ấm cơ thể về mùa lạnh, không ngồi nơi hút gió (0,5 đ) - rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể (0,5 đ) GV hướng dẫn chấm : Mai Thị Nghiêm
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Sinh học Khối 8 Thời gian: 45 phút Đề 1: Câu 1: (2đ) Cơ thể người gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 2: (2,5đ) Nêu tính chất của xương người? Kể tên các loại xương ở phần tay của người? Câu 3: (2,5đ) Theo em, một người có nhóm máu A đang cấp cứu và cần thay máu. Nếu em là Bác sỹ, em sẽ dùng nhóm máu nào? Vẽ sơ đồ truyền máu cho người này? Câu 4: (1,5đ) Chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là chủ yếu? Câu 5: (1,5đ) Tại sao người ta khuyên trong lúc ăn uống không nên cười đùa?
- ĐÊ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Sinh học Khối 8 Thời gian: 45 phút Đề 2: Câu 1: (2đ) Cơ thể người gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần thân có bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 2: (2,5đ) Hoạt động nào của cơ giúp xương cử động được? Kể tên các loại xương ở phần chân của người? Câu 3: (2,5đ) Theo em, một người có nhóm máu B đang cấp cứu và cần thay máu. Nếu em là Bác sỹ, em sẽ dùng nhóm máu nào? Vẽ sơ đồ truyền máu cho người này? Câu 4: (1,5đ) Chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học là chủ yếu? Câu 5: (1,5đ) Tại sao người ta khuyên trước lúc đi ngủ không nên ăn bánh kẹo hoặc đồ ngọt?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 Đề kiểm tra HK1 môn Toán lớp 7
45 p | 237 | 40
-
3 Đề kiểm tra HK1 Sinh lớp 7 - THCS Phù Đổng
12 p | 302 | 26
-
3 đề kiểm tra HK1 Sinh 7 – (Kèm Đ.án)
9 p | 245 | 24
-
5 Đề kiểm tra HK1 Sinh lớp 7 - THCS Mỹ Hòa 2012 - 2013
19 p | 204 | 23
-
3 đề kiểm tra HK1 Sinh học 7 (2010 - 2011)
7 p | 96 | 11
-
Đề kiểm tra HK1 Sinh 7 - Kèm Đ.án
10 p | 181 | 11
-
Đề kiểm tra HK1 Sinh học 7 (2011-2012)
7 p | 165 | 10
-
Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 có đáp án
29 p | 94 | 6
-
3 Đề kiểm tra HK1 Sinh lớp 7 - THCS Lê Quý Đôn 2012-2013
11 p | 108 | 6
-
3 Đề kiểm tra HK1 Sinh lớp 7 - THCS Quang Trung (2012 - 2013)
10 p | 86 | 6
-
4 Đề kiểm tra HK1 Sinh lớp 7 - THCS Nguyễn Du (2012 - 2013)
9 p | 103 | 5
-
2 Đề kiểm tra HK1 Sinh 7 - THCS Lý Thường Kiệt 2012 - 2013
6 p | 100 | 5
-
Tổng hợp đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp từ lớp 6 đến lớp 9 năm học 2020-2021
18 p | 46 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Long Biên
4 p | 16 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 Sinh 7
7 p | 87 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Thụy
6 p | 12 | 3
-
Đề kiểm tra HK1 môn Tin học 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu
3 p | 99 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn