intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Chia sẻ: Lan Wang Ji | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm được phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả giúp bạn có thể nhìn nhận một cách trực quan, chính xác và khách quan nhất về hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, bạn mới có thể động viên và phát triển nhân viên tốt hơn. Để tìm hiểu chi tiết hơn các phương pháp đánh giá nhân viên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

  1. 7 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ  NHẤT CHO DOANH NGHIỆP Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả  giúp bạn có thể  nhìn nhận một cách trực quan,   chính xác và khách quan nhất về hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ  đó, bạn mới có thể  động viên và phát triển nhân viên tốt hơn. 1. Phương pháp xếp hạng cấp bậc Đây là phương pháp đánh giá nhân viên đơn giản nhất. Phương pháp này thường được áp  dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì các công việc của từng bộ  phận, cá nhân khá đơn   giản, rõ ràng. Đồng thời số  lượng nhân viên rất ít. Bạn chỉ  cần so sánh hiệu quả  làm việc   của các nhân viên với nhau. Sau đó, bạn sẽ xếp hạng tăng dần từ người yếu nhất đến người  
  2. giỏi nhất hoặc ngược lại. Các tiêu chí xếp hạng có thể là doanh số, chất lượng tuyển dụng;   ngân sách tiết kiệm hằng năm… Tuy nhiên, phương pháp đánh hiệu quả  công việc này không thể  áp dụng cho các doanh   nghiệp vừa và lớn. Bởi vì số lượng nhân viên khá nhiều, công việc lại phức tạp hơn. 2. Phương pháp so sánh cặp Phương pháp đánh giá nhân viên này khách quan và chính xác hơn. Xếp hạng chéo cũng  tương tự  như  xếp hạng cấp bậc. Tuy nhiên, phương pháp này so sánh tất cả  nhân viên với  nhau. Nhờ thế, tính chính xác, khách quan và công bằng của phương pháp này rất cao. Cụ  thể, bạn sẽ  thiết lập một ma trận như hình bên dưới. Sau đó, bạn sẽ  so sánh từng cặp   nhân viên với nhau và cho điểm. Sau đó, bạn sẽ cộng các kết quả lại rồi xếp hạng các nhân   viên. Mặc dù, đây là phương pháp đánh giá nhân viên rất chính xác nhưng bạn nên hạn chế  sử  dụng. Bởi vì khi so sánh các nhân viên này, bạn sẽ  làm giảm sút tinh thần làm việc và sự  đoàn kết của nhân viên. Nhân viên sẽ tìm mọi cách để  vượt mặt nhau. Thậm chí, họ  có thể  chơi xấu nhau. Do đó, phương pháp này rất nên hạn chế đối với các doanh nghiệp lớn. 3. Phương pháp bảng điểm Đây là phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên một số tiêu chí do nhà quản trị đặt ra. Đó có   thể là khối lượng công việc, tác phong, chất lượng, hành vi… Phương pháp này kết hợp rất  tốt Quy trình đánh giá nhân viên của doanh nghiệp. Bên ngoài có vẻ  như  phương pháp này giống với xếp hạng cấp bậc. Thế  nhưng bản chất   bên trong lại hoàn toàn khác. Phương pháp bảng điểm mang tính cá nhân nhiều hơn. Trong   khi đó phương pháp xếp hạng cấp bậc mang tính tổng quát nhiều hơn. Đặc biệt, bạn chỉ cần  nhìn vào các tiêu chí đánh giá của hai phương pháp là có thể thấy ngay. Do đó, phương pháp  này khá thích hợp với doanh nghiệp vừa. 4. Phương pháp lưu giữ Đây là phương pháp đánh giá nhân viên song hành với Quy trình đánh giá nhân viên hoặc huấn  luyện nhân viên. Khác với nhiều phương pháp, bạn sẽ  chỉ  đánh những điểm  ưu điểm vượt  
  3. trội hoặc lỗi lầm của nhân viên. Những kết quả  bình thường bạn không cần quan tâm.  Phương pháp rất thích hợp nếu bạn đang trong giai đoạn huấn luyện nhân viên. 5. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp đánh giá nhân viên thiêng về định tính. Do đó phương pháp này sẽ thích   hợp các ngành dịch vụ hơn là những ngành công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể, bạn sẽ đề  ra  một số tiêu chí, quan điểm để quan sát. Sau đó bạn sẽ đếm tần số các hành vi. Latham và Wexley đã đưa ra những hành vi cần quan sát của một nhân viên nấu ăn trong  khách sạn:  Không để khách phàn nàn về chất lượng món ăn  Trình bày món ăn đẹp mặt  Không lãng phí nguyên vật liệu  Chuẩn bị sẵn cho bữa sau  Vệ sinh bồn chậu sạch sẽ, không thò tay vào thức ăn 6. Phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) Phương pháp đánh giá nhân viên này tương tự  như  Quy trình đánh giá nhân viên. Vì thế,   KynaBIz tin rằng bạn đã biết rất rõ phương pháp này qua bài viết trước. Đây là phương pháp   xuất hiện rất nhiều ở các doanh nghiệp vừa và lớn. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là đảm bảo mục tiêu chung của doanh nghiệp luôn   đúng tiến độ. Đồng thời có sự tương tác, giúp đỡ giữa nhà quản trị với nhân viên. Tuy nhiên,   nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là phụ thuộc rất nhiều vào ban quản trị. Nếu như  ban quản trị đặt ra mục tiêu không hợp lý, chiến lược không đúng đăn có thể  dẫn  tới kết quả cả một năm làm việc bị đổ sông đổ bể. Đây cũng là một trong những lí do mà nhà  tư vấn quản trị huyền thoại Peter F.Drucker đã từng nói: “90% doanh nghiệp thất bại là lỗi ở  nhà quản trị”. Điều này có thể  đi ngược với những suy nghĩ và hành động của nhiều chủ 
  4. doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhưng đó là sự thật. Đa phần sự thất bại của doanh nghiệp là do  sự yếu kém của ban quản trị. 7. Phương pháp đánh giá hiệu suất bằng các chỉ số trọng yếu (KPI) Đây có lẽ là phương pháp đánh giá nhân viên mà bạn nghe nhiều nhất. Bởi vì thuật ngữ KPI   không chỉ  quen thuộc với bộ  phận nhân lực mà còn với tất cả  bộ  phận khác. Tuy nhiên,  phương pháp đánh giá nhân viên bằng KPI phức tạp hơn những gì bạn tưởng. Nhiều doanh   nghiệp vừa và nhỏ chỉ  lạm dụng thuật ngữ  này chứ  thực sự  không phải đánh giá hiệu suất   bằng KPI. Phương pháp đánh giá họ sử dụng chỉ là một trong năm phương pháp đầu. Những   doanh nghiệp tốt hơn thì sẽ sử dụng MBO. Rất ít doanh nghiệp có thể  tạo ra một bộ  chỉ  số KPI và đo lường hiệu quả. Thường chỉ  có   các doanh nghiệp vừa và lớn làm được điều này. Bởi vì để  có thể  thiết lập KPI hiệu quả,   bạn cần phải hiểu rõ công việc của từng nhân viên, đòi hỏi bạn phải có sự  phối hợp chặt  chẽ với ban quản trị. Đầu tiên, bạn cần có một bộ hồ sơ KPI bao gồm:  Tên người chịu trách nhiệm KPI  Mô tả KPI  Công thức tính KPI  Đơn vị đo lường  Tần suất đo lường  Số liệu năm hiện tại  Chỉ tiêu kế hoạch  Các chương trình hành động để đạt chỉ tiêu kế hoạc Bây giờ, bạn và KynaBiz sẽ cùng bắt tay vào thực hiện xây dựng KPI
  5. Bước 1: Xác định các mục tiêu trọng yếu của công việc Bước này tương tự  như  thiết lập mục tiêu trong quy trình đánh giá hiệu suất làm việc. Từ  mục tiêu chung của tổ chức bạn chỉ cần thiết lập các mục tiêu cá nhân. Sau đó đưa ra các tiêu  chuẩn để đánh giá, đo lường. Bước 2: Phân loại mức độ thỏa mãn mục tiêu khi thực hiện công việc Sau khi đã đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá, bạn có thể phân mỗi mục tiêu thành 5 cấp độ.   Đó là xuất sắc; tốt; đạt yêu cầu; cần cải thiện và làm việc kém. Nếu như  nhân viên hoàn   thành tương đối 100% các chỉ tiêu đề ra, bạn chỉ đánh giá là đạt yêu cầu (3 điểm). Làm việc  kém (1 điểm) khi nhân viên đó làm việc quá tệ, thái độ  làm việc lại rất kém. Nếu như  nhân   viên chỉ hoàn thành chưa tới 80% mục tiêu đề ra bạn nên cho 2 điểm và tìm cách giúp đỡ họ.   Nếu như nhân viên vượt xa những gì bạn mong đợi, bạn có thể Bước 3: Thiết lâp trọng số cho từng mục tiệu Mỗi một mục tiêu bạn đề ra đều có tầm quan trọng khác nhau. Mức độ quan trọng này sẽ tùy  thuộc vào từng công việc của từng cá nhân. Đây là phần mà nhiều doanh nghiệp thường mắc  phải sai lầm. Bởi vì họ thường cho các trọng số dựa theo quan điểm cá nhân. Điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi vì nếu như vậy thì các chỉ số sẽ thành định tính dù   cho bạn có định lượng. Do đó bộ hồ sơ KPI của bạn sẽ vô giá trị. Vì nó đã đi lệch hướng ban   đầu so với ý nghĩa khách quan, chính xác của nó. Muốn có được trọng số chính xác, bạn có   thể tham khảo các cách sau:  Áp đặt tỉ  lệ  phần trăm trực tiếp cho mỗi mục tiêu: Khi làm cách này bạn đối  chiếu với chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, bạn phải tham khảo các  tài liệu và ý kiến chuyên gia.
  6.  Sắp thế thứ tự và cho điểm: Điều này dựa vào chiến lược, mục tiêu của doanh   nghiệp  So sánh cặp và cho điểm: Đây là cách làm khách quan và hiệu quả nhất. Mặc dù   cách làm này hơi tốn thời gian nhưng nó xứng đáng. Bởi vì, bạn sẽ  tạo một bộ  hồ  sơ  KPI tuyệt vời. Bước 4: Đánh giá tổng hợp kết quả Cuối cùng là tính toán điểm hiệu suất làm việc Gtb. Bạn chỉ  cần lấy các tích của trọng số  mục tiêu với điểm số của mục tiêu đó đem cộng lại với nhau. Ví dụ như hình Nếu Gtb ≥4 hoặc thuộc top 5% – 10% nhân viên có điểm cao nhất thì đây là nhóm xuất sắc Nếu 3.1≤ Gtb 
  7. Nếu 2.0≤ Gtb 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2