Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, Lào
lượt xem 8
download
Nền kinh tế của LÀo chủ yếu dựa trên các nguồn tai2nguye6n thiên nhiên. Hơn 45% GDP là từ nông nghiệp,lâm nghiệp , chăn nuôi và ngư nghiệp . Tài nguyên thiên nhiên , đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, Lào
- SEANAFE Agroforestry Landscape Analysis Project Phase 2 - Implementation Completion Report National Training Workshop on Agroforestry Landscape Analysis Translation material Case Study of Laos Translated by MSc. Tran Binh Da With Funding Support and Technical Guidance from: Sweden International Development Cooperation Agency Southeast Asian Network for Agroforestry Education
- Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và Cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, Lào Tg: Avakat Phasouysaingam1, Khamsavang Sombounkhanh2, Lamphoun Xayvongsa3 và Sithong Thongmanivong4 1 Lecturer on Agro-ecology at the Faculty of Agriculture, National University of Laos 2 Lecturer on Soil and Crop Nutrition at the Champasak Agriculture and Forestry College, Ministry of Agriculture and Forestry 3 Lecturer on Village forest managment at the Faculty of Forestry, National University of Laos 4 Lecturer on Land Use Planning at the Faculty of Forestry, National University of Laos ------------------------------------------------------------- Đặt vấn đề Nền kinh tế của Lào chủ yếu dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn 45% GDP là từ nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, từ những năm 1970, nguồn tài nguyên rừng đã bị thoái hóa, đồng khoảng 33% tổng số hộ gia đình vẫn sống dưới mức nghèo khó (Manivong và Sophathilath, 2007). Chính phủ Lào đã cố gắng để giải quyết tình trạng này. Kể từ những năm 1990, Chính phủ Lào đã ban hành một số chính sách liên quan đến tài nguyên rừng, việc sử dụng đất và giảm nghèo. Chính sách Giao đất - giao rừng, đầu tư đất, giảm nghèo, phát triển sản xuất hang hóa trong nông nghiệp và các chính sách phát triển lien vùng đã được đưa ra nhằm cải thiện cuộc sống và duy trì việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, một điều cần quan tâm là những chính sách này có thực sự giúp cải thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống của người dân hay chỉ là sự chồng chéo, lộn xộn và các rào cản giữa các cộng đồng địa phương. Do vậy, nghiên cứu về vấn đè này là hết sức cần thiết. Bài viết này cố gắng nêu ra những phát hiện về hệ thống nông trại và nghiên cứu cuộc sống ở Lưu vực sông Nam Thone đối với sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ Lào. Lưu vực sông có diện tích 73,000 hecta thuộc hyện Pakading, tỉnh Bolikhamsay, ở trung tâm Lào. Để điều tra và hiểu được những ảnh hưởng và thay đổi ở lưu vực sông này, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp luận của GIS kết hợp với phân tích kinh tế xã hội. Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với các nhà chức trách địa phương có liên quan đến việc họ đã đưa các chính sách của nhà nước vào thực tiễn như thế nào cũng như các cuộc thảo luận với các lãnh đạo làng xã và nông dân địa phương trong bốn làng. Cuộc thảo luận này tập trung vào những ảnh hưởng của các chính sách tới tình hình kinh tế xã hội của họ. Bốn làng trong đó có hai làng nằm ở thượng lưu và hai làng nằm ở hạ lưu đã được lựa chọn để tiến hành điều tra. Kết quà nghiên cứu ở vùng lưu vực này có thể được tóm tắt như sau. Phát triển cơ sở hạ tầng và dân số Kể từ khi chính sách Kinh tế thị trường được giới thiệu vào những năm 1980, việc phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống đường và thủy lợi) nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội đã được cải thiện. Con đường số 8 nối từ biên giới Thái Lan tới Việt Nam hoàn thành vào năm 1998, đã làm gia tăng dòng người nhập cư. Kết quả là, dân số ở lưu vực sông này đã tăng lên mạnh mẽ. Dân số xung quanh lưu vực sông đã tăng lên đáng kể vào cuối những năm 1990 khi chính phủ chấp nhận dân tị nạn người Hmông trở về từ Thái Lan. Một nhóm nhập cư khác có khoảng 30 hộ gia đình đến từ Huaphan, tỉnh miền Tây Bắc Lào, vào năm
- 2000. Số làng của lưu vực sông đã tăng từ 26 lên 30 trong vòng 10 năm qua, trong đó dân số tăng gấp đôi. Hiện nay, có khoảng 25,000 cư dân trong số đó 50% là nữ. Tất cả những nhóm người này chủ yếu định cư trong một làng mới dọc theo hoặc liền kề với các tuyến đường. Điều này cho thấy, mật độ dân số tập trung cao ở gần đường giao thông chính, nơi thông tin và cơ sở hạ tầng được phát triển tốt. Một yếu tố khác góp phần gia tăng dân số là sản xuất nông nghiệp. Rất nhiều dân làng đặc biệt di cư từ Kham Keut và các huyện khác tới Nam Thone để canh tác lúa nước. Một lần nữa, hệ thống tưới tiêu lại được trải rộng ra lưu vực sông Nam Thone. Về mặt logic, khi sản lượng của cây rau và hoa màu được sản xuất với việc phát triển đường xá và cơ sở hạ tầng tốt hơn, nó sẽ tạo ra cơ hội thu nhập tăng lên, và chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn. Phương kế sinh nhai và hệ thống nông nghiệp Sau cuộc cải cách của nhà nước năm 1975, chính sách sinh sống đối với nông nghiệp được đưa ra. Một hệ thống nông nghiệp tập thể hóa được xây dựng và thực hiện cho tới đầu những năm 1980. Nông nghiệp tập thể tập trung vào các hoạt động nông nghiệp bao gồm lúa nước và canh tác luân canh trong khi chăn nuôi gia súc vẫn là các hoạt động cá thể. Trong suốt thời kỳ này, việc thiếu gạo là các vấn đề nan giải nhất. Người ta nhận ra rằng một số hộ gia đình phải đối mặt với việc thiếu gạo trong cả năm. Tuy nhiên, sau khi hệ thống tập thể hóa sụp đổ vào năm 1982, nông nghiệp bắt đầu được thực hiện lại theo từng cá thể. Hiện nay, có hai hệ thống nông nghiệp chính được thực hiện tại lưu vực sông này. Hệ thống nông nghiệp tại vùng thượng lưu tiếp tục dựa chủ yếu vào canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc và khai thác lâ, sản ngoài gỗ. Trong khi, nông nghiệp tại khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào nông nghiệp chuyên canh các cây hoa màu như thuốc lá, ngô, dưa chuột, dứa và rừng trồng. Bên cạnh đó, ngư nghiệp và dệt vải cũng tiếp tục được tiến hành. Kế sinh nhai của người dân ở cả thượng lưu và hạ lưu đã cho thấy những thay đổi theo hướng cải thiện. Người nghèo đã có thêm cơ hội tiếp xúc với giáo dục, hệ thống vệ sinh, điện và các dịch vụ y tế. Thay đổi diện tích che phủ rừng Tỉ lệ che phủ rừng tại lưu vực sông chủ yếu là rừng nguyên sinh. Khoảng 12% trong tổng số diện tích rừng được xác định là rừng phòng hộ và bảo tồn. Vào thập kỷ 1990, diện tích rừng đã bị giảm và bị làm xáo trộn bởi nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết dân làng quan tâm đến thực tế rằng xu hướng mất rừng tăng nhanh kể từ năm 2000 sau khi cơ sở hạ tầng được phát triển và đầu từ vào đất đai được chính thức mở ra đối với các nhà đầu từ nước ngoài và trong nước. Diện tích rừng nguyên sinh giảm từ 48% năm 1992 xuống còn 42% năm 2000. Điều đó nghĩa là khoảng 1% diện tích rừng bị mất mỗi năm. Ngược lại, rừng thứ sinh tăng từ 24% lên 33% trong vòng tám năm. Nguyên nhân của việc phá rừng chủ yếu do việc thay đổi rừng để trồng cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy đặc biệt vẫn được diễn ra tại vùng thượng lưu dọc theo tuyến đường số 8. Theo kết quả phỏng vấn, canh tác nương rẫy là hoạt động chủ yếu của người dân nhập cư do họ thiếu các ruộng lúa nước. Quá trình thay đổi diện tích che phủ đất xuất hiện ở lưu vực sông được minh họa chi tiết trong sơ đồ 1. Qua thời gian, rừng tự nhiên đã thay đổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng diện tích rừng nguyên sinh chủ yếu chỉ được chuyển đổi sang hai dạng: lâm nghiệp và du canh quay vòng. Tuy nhiên, khi rừng tự nhiên được chuyển đổi sang đất rừng trồng thì chỉ là rừng đơn loài và khó có thể cải tạo thành rừng ban đầu. Đất nương rẫy bỏ hóa và diện tích lúa vùng đất thấp cho kết quả từ việc chuyển đổi từ rừng nguyên sinh sang các mục đích du canh quay vòng. Thêm vào đó, một diện tích canh tác luân canh có thể được sử dụng để phát triển lâm nghiệp và cả các cây rau/ hoa màu. Đôi khi, đất rừng bỏ hoang chủ yếu được sử dụng cho hoạt động canh tác luân canh, có xu hướng được cải tạo thành đất trồng cỏ cho gia súc và đầu tư lâm nghiệp và nó có tiềm nằng tái sinh thành rừng thứ sinh và sau đó có thể thành rừng nguyên sinh. Thêm vào đó,
- đất trồng cây rau/ hoa màu có thể được sử dụng ở vùng lúa đất thấp và xung quanh đường giao thông. Sơ đồ 1: Quá trình chuyển đổi sử dụng đất Rừng Rừng thứ Canh tác nguyên sinh sinh luân canh Vùng lúa đất Đất bỏ hóa thấp Cây rau/ hoa Rừng trồng Đất cỏ cho màu gia súc Kết luận Nghiên cứu này cho thấy chính sách của chính phủ đóng một vai trò quan trọng ảnh hướng tới diện tích che phủ rừng và việc sử dụng đất nông nghiệp cũng như đời sống cả dân làng ở vùng lưu vực. Chính sách về việc tăng cường kết nối thương mại quốc tế giữa Thái Lan và Việt Nam góp phần vào sự gia tăng dân số và cải thiện cuộc sống cho họ. Sự phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng tạo thêm cơ hội cho các cộng đồng địa phương tiếp cận với thị trường. Các chính sách của chính phủ về nông sản hàng hóa đã được dễ dàng hơn nhờ việc phát triển sự kết nối cùng giữa các quốc gia thúc đẩy việc xóa đói giảm nghèo. Cuộc sống của cả cùng thượng và hạ lưu đang thay đổi rõ ràng theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Các chỉ số về chất lượng cuộc sống đã được tiếp cận như vấn đề giáo dục, hệ thống vệ sinh, điện và dịch vụ y tế. Hơn nữa, hệ thống sản xuất dựa chủ yếu vào dịch vụ sinh thái và tự cung tự cấp đã chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa bởi vì thực tế ở vùng hạ lưu đã được chứng tỏ qua việc tăng đầu tư cho sản xuất cây công nghiệp và cây hàng hóa. Tuy nhiên, chính sách đầu tư đất đai theo hình thức chuyển nhượng hay hợp đồng đã có ảnh hưởng đến diện tích đất rừng. Do vậy, chính sách về đầu tư đất đai cần được xem xét lại để giữ lại diện tích rừng tự nhiên hiện còn cho thế hệ tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
12 p | 1038 | 309
-
CHƯƠNG VII: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ VỀ NỀN KINH TẾ MỞ
19 p | 1419 | 185
-
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
14 p | 542 | 105
-
KINH TẾ QUỐC TẾ- CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Chương vừa rồi đã
17 p | 207 | 64
-
Một số đề xuất về cải cách chính sách tiền lương cán bộ, công chức trong giai đoạn 2012 – 2020
9 p | 219 | 49
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Tác động của chính sách tài khóa
9 p | 220 | 16
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Chương 4 - PGS. TS. Phạm Thế Anh
8 p | 53 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 3 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
17 p | 156 | 6
-
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 4: Thể chế bao hàm
5 p | 75 | 5
-
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 9: Quy trình lập pháp ở Việt Nam
16 p | 49 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô (dành cho học viên cao học): Chapter 5 - TS. Phan Thế Công
20 p | 107 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 9: Tăng trưởng có tốt cho người nghèo?
7 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn