Ảnh hưởng của sóng điện từ đối với con người
lượt xem 12
download
Trên tờ tạp chí “Future Science” của Pháp gần đây đăng tải một bài viết khoa học về sóng điện từ. Trong bài viết nêu ra, sóng điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, vậy nó có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của sóng điện từ đối với con người
- Ảnh hưởng của sóng điện từ đối với con người Trên tờ tạp chí “Future Science” của Pháp gần đây đăng tải một bài viết khoa học về sóng điện từ. Trong bài viết nêu ra, sóng điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, vậy nó có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Cùng với sự phổ cập của điện thoại, trạm thu phát sóng hay sóng 3G, khiến cho mọi người ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Tất cả mọi người đều biết rằng, đài phát thanh hay đài truyền hình, điện thoại liên lạc, vệ tinh viễn thông trong vũ trụ có thể thực hiện đều là nhờ vào sự tồn tại của sóng điện từ. Ra đa, lò vi ba, mạng không dây và tia X cũng đều hoạt động thông qua sóng điện từ. Dường như cả thế giới này đều không nằm ngoài phạm vi của sóng điện từ. Chúng ta đều biết rằng, ánh sáng có thể nhìn thấy chính là một loại cấu tạo của sóng điện từ. Mọi người có lẽ không biết rằng, thực ra tất cả chúng ta đều ở trong môi trường sóng điện từ vô cùng phức tạp. Hằng Tinh sản sinh sóng điện, cơ thể người cũng có thể sản sinh ra sóng điện vô cùng nhỏ. Tất cả những thiết bị đang hoạt động đều phát ra sóng điện từ. Vì vậy, cho dù không có điện thoại di động, không có máy vi tính, trong nhà cũng không có mạng không dây, cũng không có nghĩa là bạn không ở trong môi trường không có liên quan đến sóng điện từ. Lấy một ví dụ đơn giản, chỉ cần bạn mở đài thu thanh, bạn sẽ phát hiện sóng điện từ ở đâu, mặc dù không thể nhìn thấy, nhưng thực ra nó đang hoạt động mà chúng ta
- không nhìn thấy. Phạm vi sóng điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, có sóng dài, sóng ngắn, sóng chất lượng cao, sóng chất lượng thấp, sóng cường độ mạnh hoặc cường độ yếu, có sóng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy, mà những loại sóng không nhìn thấy thường nhiều hơn sóng có thể nhìn thấy. Mỗi một loại sóng điện từ thực ra là một loại năng lượng, thể tích của nó bằng không, nhưng mang điện, tên gọi là lượng tử, chuyển động với tốc độ ánh sánh trong môi trường chấn động. Sóng điện từ va đập với các sóng điện từ trong không trung ở khắp nơi trong vũ trụ. Những lượng tử nhỏ bé trong thế giới ánh sáng này có thể gọi là quang tử, con người định nghĩa nó theo 3 phương diện là cường độ, bước sóng và tần suất. Bước sóng gần giống như bước chân của con người, bước sóng có thể ngắn bằng nanometer, cũng có thể dài đến mấy triệu Km. Tần suất có thể so sánh với hơi thở hay nhịp tim. Bước sóng của sóng điện từ càng lớn, thì tần suất càng thấp. Các đài phát thanh truyền hình của Pháp đều sử dụng bước sóng lớn, đơn vị bước sóng tính bằng 1000m. Bước sóng hơi ngắn được tính bằng m, Những đài phát thanh sóng stereo hay những chương trình phát thanh chuyển tiếp trên máy bay đều sử dụng loại bước sóng 1m này, bước sóng ngắn hơn được sử dụng trên TV, điện thoại di động, Rada hay lò vi ba. Ngắn hơn nữa là sóng hồng ngoại, sau đó là những loại sóng điện từ có thể nhìn thấy chiếm rất ít trong ánh sáng. Những loại sóng điện từ còn có bước sóng ngắn hơn những loại sóng điện từ trên là tia tử ngoại, tia X, tia gamma. Bước sóng càng ngắn, năng lượng của sóng càng lớn. Đây chính là nguyên nhân tại sao tia tử ngoại, tia X hay tia gamma lại có mức độ nguy hiểm như vậy. Nó có thể tác động qua lại lẫn nhau, phá hủy vật chất. Trên thực tế, tất cả những loại sóng điện từ mà chúng ta sử dụng đều có bước sóng dài hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng, cho nên, về mặt lý thuyết mức độ nguy hiểm của sóng điện từ mà chúng ta sử dụng rất thấp. Nhưng sóng điện từ có nguy hiểm hay không, thì nó còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần, cường độ lớn hay nhỏ giữa bạn và nó.
- Chúng ta có thể lấy lò sưởi trong nhà và sóng điện từ làm thử một so sánh. Cho dù là lò sưởi to hay nhỏ, nhưng nếu bạn đặt tay lên trên ngọn lửa, cho dù là chỉ trong vài giây, tay của bạn chắc chắn sẽ bị bỏng. Nếu để tay ở độ cao 50cm, tay sẽ bị cháy vàng. Nếu để cách khoảng 2~3m, thì vừa được sưởi ấm, vừa không có bất kỳ nguy hiểm nào. Nhưng nếu để tay ở khoảng cách 10m, thì lại mất đi tác dụng sưởi ấm. Nếu như muốn thu năng lượng từ lửa sưởi, như vậy năng lượng thu được khi để ở khoảng cách 1cm trong 1 phút thì tương đương với năng lượng mà bạn thu được khi để ở khoảng cách 1m trong thời gian 1 tuần, nhưng hiệu quả thu được lại hoàn toàn khác nhau, sóng điện từ cũng hoàn toàn như vậy. Không nên tiếp xúc quá gần với sóng điện từ sẽ có lợi cho sức khỏe, khoảng cách là bao xa mới phù hợp? Điều này còn được quyết định bởi cường độ của sóng điện từ. Lại lấy một ví dụ đơn giản khác, dao cạo râu điện và điện thoại di động, thiết bị nào sẽ có hại cho sức khỏe, thực ra rất khó có thể giải thích. Một chiếc dao cạo râu điện khi cạo mặt cường độ sóng điện từ sản sinh cao hơn rất nhiều so với điện thoại di động, nhưng bạn cũng chỉ sử dụng một hoặc hai lần trong một ngày, cho nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Còn điện thoại di động rốt cuộc có nguy hại hay không vẫn còn nhiều rất nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia truyền thông thường vẫn khuyến cáo người dùng khi gọi điện thoại không nên thường xuyên gắn chiếc điện thoại trên tai, việc duy trì khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể là một điều vô cùng quan trọng, tốt nhất là bạn hãy sắm thêm một chiếc tai nghe, nhưng không nên sử dụng tai nghe Buetooth, bởi vì cường độ sóng điện từ của Bluetooth thường lớn hơn rất nhiều so với sóng điện từ của điện thoại.
- Quy trình chọn ứng viên giải Nobel Vật lý Tháng 9 hàng năm, Hội đồng Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho khoảng 3.000 giáo sư. Tháng 3 - 5, chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên. Tháng 9 năm sau, Hội đồng Nobel tiến cử người đoạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu. Viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển có trách nhiệm lựa chọn ra giải Nobel Vật lý trong số các ứng cử viên được đề cử bởi Ủy ban Nobel trong lĩnh vực Vật lý. Ủy ban Nobel là hội đồng sàng lọc các đề cử và lựa chọn các ứng cử viên sau cùng. Hội đồng gồm 5 thành viên, nhưng sau nhiều năm hoạt động, Hội đồng được bổ sung các thành viên phụ tá có quyền bỏ phiếu ngang bằng với các thành viên chính thức. Những ứng cử viên đủ tư cách nhận giải là những người được đề cử bởi những người có đủ tư cách. Người có đủ tư cách là người nhận được lời mời từ Hội đồng Nobel và đã được lựa chọn cẩn thận. Không có ai có quyền tự đề cử. Giải Nobel được lựa chọn như thế nào?
- Hình dưới mô tả quá trình lựa chọn cho giải Nobel Vật lý. Tháng 9: Mẫu đề cử được gửi. Hội đồng Nobel gửi mẫu đề cử một cách bí mật cho khoảng 3.000 người - những giáo sư được lựa chọn tại các trường đại học trên khắp thế giới, những người đã đoạt giải Nobel trong lĩnh vực vật lý và hóa học, các thành viên của Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển, và một số người khác. Tháng 2: hạn chót nộp hồ sơ. Các hồ sơ đề cử hoàn tất phải được gửi đến Hội đồng Nobel hạn chót ngày 31/1 trong năm kế tiếp. Hội đồng sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên ban đầu. Có khoảng từ 250 - 350 tên họ được lựa chọn, trong số đó thường có một số ứng cử viên nhận được nhiều đề cử. Tháng 3 - tháng 5: Tham khảo ý kiến các chuyên gia. Hội đồng Nobel gửi tên các ứng cử viên ban đầu đến các chuyên gia được chỉ định đặc biệt để đánh giá công trình của các ứng cử viên. Tháng 6 - tháng 8: Viết báo cáo. Hội đồng Nobel tập hợp các báo cáo có kèm tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký
- tên. Tháng 9: Hội đồng đưa ra tiến cử. Hội đồng Nobel đưa ra bản báo cáo giới thiệu các ứng cử viên sau cùng cho các thành viên Viện Hàn lâm. Bản báo cáo được thảo luận tại hai cuộc họp của tiểu ban vật lý của Viện Hàn lâm. Tháng 10: Giải Nobel được chọn. Vào đầu tháng 10, Viện Hàn lâm chọn ra người đoạt giải dựa trên đa số phiếu bầu. Lựa chọn này là quyết định cuối cùng và không hồi tố (không xem xét lại). Sau đó tên người đoạt giải được công bố. Tháng 12: Phát giải thưởng. Lễ Trao giải Nobel diễn ra tại Stockholm vào ngày 10 tháng 12. Tại đây người chiến thắng sẽ được nhận giải Nobel danh giá bao gồm Huy chương Nobel, văn bằng và một giấy chứng nhận xác nhận số tiền thưởng. Danh sách đề cử có được công bố rộng rãi? Quy chế của tổ chức Nobel không công bố thông tin về ứng cử viên, dù là cho công chúng hay cho cá nhân trong suốt 50 năm. Sự hạn chế thông tin liên quan đến cả ứng cử viên và người đề cử, cũng như việc điều tra và ý kiến liên quan đến việc quyết định giải thưởng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
11 p | 867 | 126
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
28 p | 932 | 75
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
21 p | 673 | 73
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
32 p | 840 | 69
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 45: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
28 p | 1093 | 57
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
34 p | 462 | 56
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
30 p | 555 | 50
-
Bài giảng Sinh học 6 bài 22: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp
25 p | 457 | 45
-
Giáo án Sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
5 p | 746 | 32
-
Giáo án Sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
5 p | 684 | 28
-
Bài 64: Vai trò của MT tự nhiên đối với ĐS con người - Bài giảng điện tử Khoa học 5 - T.B.Minh
22 p | 349 | 20
-
Giáo án Sinh học 9 bài 44: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
4 p | 195 | 13
-
Giáo án Địa lý 6 bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
4 p | 295 | 10
-
Giáo án điện tử sinh học: Sinh học lớp 12-Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
19 p | 67 | 9
-
Giáo án bài TH tìm hiểu MT và ảnh hưởng NTST lên ĐSSV - Sinh 9 - GV:V.Tài
3 p | 155 | 7
-
Giáo án Địa lý 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt)
7 p | 277 | 6
-
Sóng điện từ có ảnh hưởng đến con người
5 p | 85 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn