Ảnh hưởng của việc trồng hoa đào đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 1
download
Nội dung bài báo là xác định giá trị pH, hàm lượng mùn và 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây là N, P, K ở dạng dễ tiêu trong đất. Mẫu đất được lấy ở ruộng trồng hoa Đào theo thời gian canh tác khác nhau (< 5 năm; 6-10 năm và > 10 năm).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của việc trồng hoa đào đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA TÍNH CỦA ĐẤT TẠI PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH Nguyễn Thị Tuyết1 Nguyễn Thu Hường2 Tóm tắt: Việc canh tác cây hoa Đào đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy, ruộng trồng hoa Đào với chu kỳ lâu năm làm đất bị mất cân bằng dinh dưỡng. Để có cơ sở xác định ảnh hưởng trồng hoa Đào đến đồ phì nhiêu của đất thì việc nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa tính đất là cần thiết. Nội dung bài báo là xác định giá trị pH, hàm lượng mùn và 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây là N, P, K ở dạng dễ tiêu trong đất. Mẫu đất được lấy ở ruộng trồng hoa Đào theo thời gian canh tác khác nhau (< 5 năm; 6-10 năm và > 10 năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy: pH đất ở mức chua ít (pHKCl từ 4,64-5,35). Hàm lượng mùn ở mức trung bình từ 2,76-3,98%. Hàm lượng NH4+ ở mức nghèo đến trung bình từ 1,11-3,31 mg/100g đất. Hàm lượng P2O5 dễ tiêu và K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến giàu tương ứng là 2,09-26,30 mg/100g đất và 6,59- 18,37 mg/100 g đất. Cần có biện pháp bổ sung vôi, chất hữu cơ và phân bón vô cơ hợp lý cho cây hoa Đào phát triển tốt. Từ khóa: Cây hoa Đào, canh tác, tính chất đất, Đình Bảng 1. Mở đầu Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, phía Nam và phía Tây đều giáp với thành phố Hà Nội. Việc hình thành vùng thâm canh cây hoa Đào từ năm 2002 đến nay đã đem hiệu quả kinh tế cao cho người dân vì cây hoa Đào luôn được thị trường ngày Tết ưa chuộng. Chính quyền địa phương đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng vùng trồng hoa Đào. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích trồng hoa đào toàn phường là 71,6 ha, chiếm 18% tổng diện tích nông nghiệp [1]. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hiện nay tại phường Đình Bảng cho thấy, sau một thời gian trồng, do cây hoa Đào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất làm đất bị mất cân bằng dẫn đến cây hoa Đào phát triển còi cọc ở các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Người dân phải mua đất mới hoặc đảo đất từ tầng dưới lên để cây hoa Đào có thể phát triển tốt được. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất đất tại các vùng canh tác các cây trồng khác nhau như đất trồng lúa, đất trồng cam, đất trồng cây có múi [2], [3], [4] nhưng chưa có công trình nào công bố về tính chất đất vùng trồng hoa Đào. Chính vì vậy, nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng hoa Đào sẽ là rất cần thiết để làm cơ sở xác định ảnh hưởng trồng hoa Đào đến đồ phì nhiêu của đất từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, cải tạo đất hướng tới vùng sản xuất nông nghiệp bền vững cho địa phương. 1. ThS, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 2. ThS, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 116
- NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG 2. Đối tương và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: tình hình canh tác cây hoa Đào tại địa phương, đất ruộng trồng hoa Đào có thời gian trồng khác nhau: đất ruộng mới trồng ≤ 5 năm (là các ruộng mới chuyển đổi sang trồng hoa Đào); đất ruộng trồng 6-10 năm (là các ruộng chiếm phần lớn diện tích, cây hoa Đào ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh); đất ruộng trồng >10 năm (là các ruộng trồng từ khi đưa cây hoa Đào vào địa phương) - Các chỉ tiêu đánh giá tính chất đất: pH của đất, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu niơ, phốt pho và kali. * Phương pháp nghiên cứu - Các thông tin thống kê kiểm kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ,..... được thu thập từ ủy ban nhân nhân phường Đình Bảng. Thông tin về nông hộ, chế độ chăm sóc cây hoa Đào được tiến hành bằng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp người dân trồng hoa Đào. - Số lượng mẫu đất thu thập: 15 mẫu đất tại khu vực cánh đồng của các khu phố có diện tích trồng hoa Đào nhiều đó là: khu phố Bà La, Đình, Trung Hòa, Tỉnh Cầu, Xuân Đài, Cao Lâm, Ao Sen. Thông tin mẫu đất nghiên cứu thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Thông tin mẫu đất nghiên cứu Thời gian Ký hiệu mẫu STT Vị trí ruộng trồng đất Ruộng trồng hoa Đào được 1 năm thuộc khu 1 MĐ1 phố Đình, xứ đồng VườnXóm Ruộng trồng hoa Đào được 2 năm thuộc khu 2 MĐ2 phố Ao Sen, xứ đồng Tân Phá Ruộng trồng hoa Đào được 3 năm thuộc khu 3 ≤ 5 năm MĐ3 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 4 năm thuộc khu 4 MĐ4 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 5 năm thuộc khu 5 MĐ5 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 6 năm thuộc khu 6 MĐ6 phố Bà La, xứ đồng Gốc Sữa Ruộng trồng hoa Đào được 7 năm thuộc khu 7 6-10 năm MĐ7 phố Đình, xứ đồng Vườn Xóm Ruộng trồng hoa Đào được 8 năm thuộc khu 8 MĐ8 phố Ao Sen, xứ đồng Tân Phá 117
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO... Ruộng trồng hoa Đào được 9 năm thuộc khu 9 MĐ9 phố Bà La, xứ đồng Gốc Sữa Ruộng trồng hoa Đào được 10 năm thuộc khu 10 MĐ10 phố Tỉnh Cầu, xứ đồng Vườn Xóm Ruộng trồng hoa Đào được 11 năm thuộc khu 11 MĐ11 phố Bà La, xứ đồng Gốc Sữa Ruộng trồng hoa Đào được 13 năm thuộc khu 12 MĐ12 phố Tỉnh Cầu, xứ đồng Vườn Xóm Ruộng trồng hoa Đào được 15 năm thuộc khu 13 ≥10 năm MĐ13 phố Đình, xứ đồng Vườn Xóm Vườn đào 18 năm thuộc khu phố Tỉnh Cầu, xứ 14 MĐ14 đồng Vườn Xóm Vườn đào 19 năm thuộc khu phố Trung Hòa, xứ 15 MĐ15 đồng Ruộng Rau - Phương pháp lấy mẫu đất: Theo phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn hiện hành: 1- TCVN 5297:1995 (chất lượng mẫu đất - lấy mẫu – yêu cầu chung), 2 - TCVN 7538-2:2005 (chất lượng đất –lấy mẫu. Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, 3 - TCVN 4046:1985 (đất trồng trọt, phương pháp lấy mẫu) [4]. Lấy mẫu đất theo phương pháp hỗn hợp. Mỗi mẫu đất được lấy bằng cách trộn đều nhiều mẫu riêng biệt từ nhiều vị trí khác nhau tại vườn trồng hoa Đào. Các vị trí khác nhau theo đường chéo, không lấy ở vị trí gần bờ, các mẫu trộn đều với nhau được mẫu đại diện. Dụng cụ sử dụng lấy mẫu đất là bằng khoan tay. Mẫu đất lấy tại độ sâu 0-20 cm. Thời điểm lấy mẫu đất sau khi kết thúc bón phân lần cuối (giai đoạn hãm cây, cuối tháng 8 âm lịch). Mẫu đất tươi lấy về phân tích ngay thành phần dễ biến đổi: NH4+ . - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tính chất đất: Các phương pháp phân tích sử dụng đất là các phương pháp thông dụng trong phân tích đất (bảng 2) [5]. Bảng 2. Phương pháp phân tích một số tính chất đất Chỉ tiêu phân STT Đơn vị Phương pháp phân tích tích Độ chua của đất: Chiết bằng nước cất và dung dịch KCl 1N, đo 1 pHH2O, pH KCl bằng máy đo đa chỉ tiêu cầm tay (thiết bị HQ40d). Hàm lượng mùn 2 % Phương pháp Walkley-Black (OM) Phương pháp so màu với thuốc thử nessler đo Nitơ dễ tiêu (N- mg/100g 3 bằng máy quang phổ tử ngoại khả kiến (model NH4+): đất UVIS: 2900) 118
- NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG Phương pháp so màu “xanh molipden” (dùng axit Phốt pho dễ tiêu mg/100g 4 ascorbic làm chất khử), mẫu được đo trên máy (P2O5) đất quang phổ tử ngoại khả kiến (model UVIS: 2900) 5 Kali dễ tiêu mg/100g Phương pháp Matlova và mẫu được phân tích (K2O) đất bằng máy hấp phụ nguyên tử ASS (model ASS: Z2000) 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khảo sát tình hình canh tác cây hoa Đào trên địa bàn phường Đình Bảng Phường Đình Bảng thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gồm 14 khu phố bao gồm: Ao Sen, Thượng, Bà La, Đình, Trung Hòa, Hạ, Thọ Môn, Tỉnh Cầu, Xuân Đài, Thịnh Lang, Cao Lâm, Long Vỹ, Trầm, Chùa Dận, Tân Lập. Theo thống kế kiểm kê diện tích đất đai năm 2018, phường Đình Bảng có diện tích 827,18 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp của toàn phường là 400,63 ha và nhóm đất phi nông nghiệp là 426,33 ha. Năm 2019, tổng diện tích đất nông nghiệp trong toàn phường là 362,53 ha, trong đó, diện tích trồng hoa Đào là 71,6 ha, chiếm 18% tổng diện tích đất nông nghiệp. Cây hoa Đào được các hộ trồng chủ yếu để cắt cành bán chơi Tết. Các ruộng trồng hoa Đào được chuyển đổi từ các ruộng trồng lúa trước đây. Tỷ lệ hộ dân trồng hoa Đào tại các khu phố được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Thống kê số hộ dân trồng hoa đào tại phường Đình Bảng, năm 2019 Tổng số hộ Tỷ lệ trồng đào/ (%) số Khu vực trồng STT Khu phố tổng số hộ dân hộ trồng (Xứ đồng) khu phố hoa Đào Gốc Sữa, Hậu Đô, Vườn Xóm, Thủ 1 Thượng 10/630 1,6 Sơn, Cầu Đầu Đốt, Đường Sắn, Đường Môi) Vườn Xóm, Cánh nhạn, Đầu Đốt, Lạc 2 Trung Hòa 92/415 22,2 Hạnh, Ruộng Rau Lồng Lươn, Cửa Chùa, Tân Phá, Gốc 3 Bà La 60/380 15,8 Sữa Dộc Môi, Ruộng Rau, Đường Sắn, Tân 4 Đình 18/300 6,0 Khai, Cầu Đầu Đốt, 5 Tỉnh Cầu 60/400 15,0 Vườn xóm 6 Xuân Đài 20/420 6,3 Bãi Đồng Bông 7 Trầm 6/76 7,9 Bánh dày Tuần Trung, Đường nền, Bãi quýt, Thủ 8 Long Vỹ 13/264 4,9 Sơn 9 Cao Lâm 8/52 15,4 Đồng Cụt, Đường Thuẫn 119
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO... 10 Thọ Môn 25/502 5,0 Đồng Đọ Lòng Chảo, Đường môi, Tầm sợi, 11 Hạ 19/430 4,4 Thong Sóc 331 hộ trồng Tổng đào (71,6 ha) Kết quả điều tra cho thấy trong khu vực nghiên cứu có khoảng 331 hộ dân trồng hoa Đào, tập trung trồng trên cánh đồng của các khu phố chính đó là khu phố Bà La, Đình, Trung Hòa, Tỉnh Cầu, Xuân Đài, Cao Lâm, Ao Sen. Đây cũng là các khu phố có hộ trồng Đào lâu năm. Quá trình điều tra nông hộ cho thấy, kỹ thuật chăm sóc cây hàng năm được tiến hành như sau: - Đầu năm (tháng 1 âm lịch), sau khi thu hoạch vệ sinh đồng ruộ ng. - Bón phân khoáng kết hợp tưới nước suốt thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch thì ngừng bón phân, giai đoạn này gọi là “hãm cây”, ngắt dinh dưỡng của cây hoa Đào. Nông dân chủ yếu sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao với tỷ lệ là 30:14:6 với lượng bón từ 20-25 kg/sào/năm; phân đạm urê lượng bón là 10-12 kg/sào/ năm. Tần suất bón phân khoáng là 15 ngày/1 lần bón (hòa loãng phân tưới). Phân chuồng rất ít dùng vì người dân không có điều kiện ủ phân chuồng. Ngoài ra, tùy tình hình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây trong năm, một số phân vi lượng như senca 21, profarm P30 Goldmix giúp bật chồi nhanh, lá xanh nhanh, phát triển rễ mạnh, thúc ủ mầm hoa được người dân mua về sử dụng. Hình 1. Một số hình ảnh vùng trồng hoa đào phường Đình Bảng 3.2. pH đất Độ chua của đất là yếu tố độ phì quan trọng của đất, nó ảnh hưởng đến các quá trình lý hóa và sinh học trong đất và có tác dụng đến cây trồng. Độ chua của đất do có mặt của ion H+ và Al3+ trong dung dịch đất và xác định bằng phương pháp trong đó chất chiết rút có ý nghĩa lớn trong việc trao đổi các ion H+ và Al3+. Đa số cây trồng phản ứng ở đất trung tính (pH từ 6-7)[6]. Cây hoa Đào phát triển thuận lợi trên đất có có phản ứng chua nhẹ từ pH 5,6 – 6,0. [7]. Nghiên cứu này tiến hành xác định các loại độ chua của đất bao gồm pHKCl (chất chiết rút KCl 1N) và pHH2O (chất chiết rút là nước cất). Kết quả phân tích độ pH của các mẫu đất ở khu vực nghiên cứu thể hiện ở hình 2, 3. 120
- NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG Hình 2. pHH2O đất ruộng trồng hoa Đào Hình 3. pHKCl đất ruộng trồng hoa Đào theo thời gian khác nhau theo thời gian khác nhau Từ hình trên cho thấy, pH H2O của đất tầng mặt dao động trong khoảng 5,42-6,2. pHKCl của đất tầng mặt dao động trong khoảng 4,64-5,35. So với thang đánh giá có cho thấy pH của đất nghiên cứu có phản ứng chua ít. Giá trị pH của các ruộng hoa Đào có thời gian trồng từ 6-10 năm có xu hướng thấp hơn giá trị pH của các mẫu còn lại. Đây cũng là các ruộng hiện cây hoa Đào đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng lớn. Nguyên nhân pH của đất bị chua có thể do hoạt động bón phân liên tục trong năm và từ nhiều vụ này sang vụ khác đã làm thay đổi pH của dung dịch đất. Các cation trao đổi của keo đất, đặc biệt là +Hvà Al3+ trao đổi với các cation dinh dưỡng của phân bón sẽ làm cho dung dịch đất có phản ứng chua [6]. 3.3. Hàm lượng mùn của đất Sự tích lũy chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật cũng như phân bón hữu cơ. Hàm lượng mùn quyết định đến độ phì nhiêu và một số tính chất của đất. Trong tầng mùn chứa gần 90% nitơ ở dạng dữ trữ và các nguyên tố dinh dưỡng khác như P, K, nguyên tố vi lượng,... và là kho dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hầu hết đất trồng trọt thành thục chứa 2-4% chất hữu cơ [6]. Kết quả hàm lượng mùn của các mẫu đất nghiên cứu thể hiện ở hình 4. Nhìn chung, hàm lượng chất mùn trong đất nghiên cứu so với thang đánh giá đạt từ trung bình đến khá (2,76-3,98%). Chất hữu cơ ở các ruộng trồng dưới 5 năm dao đông trong khoảng 3,29-3,98%; các ruộng trồng 6-10 năm là 2,76-3,11%; các ruộng trồng trên 10 năm là 2,97-3,21%. So sánh các vị trí nghiên cứu cho thấy, hàm lượng mùn cao nhất ở những ruộng mới trồng hoa Đào, trong đó ruộng trồng 1-2 năm (MĐ1, MĐ2) có hàm lượng mùn cao nhất (3,98% và 3,75% tương ứng), có thể do tại các ruộng này, người dân mới trồng cây giống, bón phân chuồng hoai mục trước khi trồng cây con và sử dụng nhiều vật liệu rơm rạ, cỏ mục để tủ gốc, giữ ẩm nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi và phát triển. Đất chưa có sự tác động của hoạt động canh tác nhiều. Kết quả cũng cho thấy, hàm lượng mùn có chiều hướng giảm theo thời gian trồng trọt, đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn ruộng trồng 6-10 năm. Hàm lượng mùn thấp nhất (2,76%) là ruộng trồng được 6 năm (MĐ6). Qua khảo sát, sau một thời gian trồng lâu dài, người dân phải xới 121
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO... xáo, đảo đất từ tầng dưới lên dẫn đến chất hữu cơ bị khoáng hóa mạnh trong khi lượng bổ sung chất hữu cơ ít. Hình 4. Hàm lượng mùn của đất ruộng Hình 5. Hàm lượng NH 4 + của đất ruộng trồng hoa Đào theo thời gian khác nhau trồng hoa Đào theo thời gian khác nhau 3.4. Hàm lượng đạm dễ tiêu Trong đất, cây trồng sử dụng nitơ (đạm) dưới dạng N-khoáng (NH 4 + , NO 3 - ). Đây là dạng nitơ dễ tiêu trực tiếp nhưng thường có hàm lượng nhỏ trong đất. Nghiên cứu này xác định đạm dễ tiêu dạng amôn (NH4+). Kết quả phân tích N-NH 4 + thể hiện ở hình 5. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng NH4+ dao động ở mức độ nghèo đến trung bình (1,11 mg/100g đất - 3,31 mg/100g đất). Tổng số lượng mẫu đất nghèo nitơ dễ tiêu là 7 mẫu đất (chiếm 46,7%), trong đó phần lớn là các mẫu đất của các ruộng trồng hoa Đào trên 10 năm. Thực tế điểu tra khảo sát cho thấy tại các ruộng trồng lâu năm, người dân đã giảm đầu tư phân bón, giảm kỹ thuật và công chăm sóc, cây hoa Đào phát triển còi cọc hơn và đem lại hiệu quả kinh tế kém hơn. Các ruộng trồng từ 6-10 năm có hàm lượng nitơ dễ tiêu cao hơn các ruộng còn lại nhưng cũng chỉ ở mức trung bình. Như vậy lượng N- NH4+ trong các vùng đất lấy mẫu nghiên cứu hầu như không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cây. Để cây hoa Đào sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng hoa cần chú ý đến bón bổ sung và cân đối nguồn phân đạm cho cây hoa. 3.5. Dinh dưỡng phốt pho dễ tiêu Phốt pho dễ tiêu P2O5 (lân) là dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng. Theo kết quả phân tích thể hiện ở hình 6 cho thấy lân dễ tiêu dao động trong khoảng 2,09-26,30 mg/100g đất. Trong đó ở các ruộng trồng dưới 5 năm tuổi dao động trong khoảng 4,82- 13,79 mg/100g đất (so với thang đánh giá ở mức trung bình); ruộng trồng từ 6-10 năm tuổi là 2,09-6,08 mg/100g đất (ở mức nghèo) và ruộng trồng trên 10 năm tuổi là 13,74- 26,30 mg/100g đất (ở mức giàu). Hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất ở các mẫu MĐ14, MĐ15 là đất ruộng trồng hoa Đào gần 20 năm. Các ruộng trồng có thời gian từ 6-10 năm có giá trị hàm lượng lân dễ tiêu thấp nhất. Nguyên nhân có thể do: Trong đất, sự chuyển hóa phốt pho từ dạng khó hòa tan sang dạng dễ hòa tan phụ thuộc pH của dung dịch đất mà theo kết quả phân tích giá trị pH của các ruộng có thời gian trồng từ 6-10 năm (ở mục 3.2) cho thấy có xu hướng chua hơn các ruộng còn. Thường đất chua, lượng 3+ nhiều Al nên tạo thành dạng phốt phát khó hòa tan là chính [6]. Vì vậy chỉ tiêu này cần được chú 122
- NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG trọng bổ sung khi chăm sóc cây kết hợp bón vôi cải tạo để thuận lợi cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa. Hình 6. Hàm lượng phốt pho dễ tiêu Hình 7. Hàm lượng kali dễ tiêu của đất của đất ruộng trồng hoa Đào theo thời ruộng trồng hoa Đào theo thời gian gian khác nhau khác nhau 3.6. Dinh dưỡng kali dễ tiêu Kết quả phân tích hàm lượng kali dễ tiêu (K2O) trong 15 mẫu đất nghiên cứu thể hiện ở hình 6 cho thấy: Kali dễ tiêu dao động từ 6,59-18,37 mg/100 g đất. Trong đó có 5 mẫu đất nghèo kali dễ tiêu, chiếm 33,3% tổng số mẫu phân tích; 8 mẫu ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ lớn nhất 53,3% số mẫu phân tích; chỉ có 2 mẫu ở mức giàu kali (MĐ14 và MĐ15), chiếm 13,3%. Hàm lượng kali dễ tiêu thấp hơn ở các ruộng trồng từ 6-10 năm và cao hơn ở các ruộng trồng trên 10 năm. Với phần lớn số mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng kali dễ tiêu chỉ ở mức nghèo đến trung bình thì không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây hoa Đào, do đó cũng cần bổ sung lượng phân bón ka li cho cây. 3.7. Một số khuyến nghị pHKCl của các khu vực hầu hết ở mức 4,64-5,35 chua ít. Mà pH thích hợp cho cây hoa Đào phát triển trong khoảng 5,5-6,0. Vì vậy cần tăng cường thêm bón bôi để cải tạo độ chua của đất. Theo khuyến cáo dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì bổ sung thêm cả Ca và Mg. Nhưng khi bón vôi cần lưu ý sau: nên chọn loại vôi có kích thước hạt càng mịn càng tốt, không nên vôi bón cùng với bón phân vô cơ vì có thể làm giảm hiệu lực phân bón vô cơ. Bón vôi không quá nhiều và bón khi cần thiết vì cây hoa Đào không chịu đất kiềm. Đối với đất khu vực này khuyến cáo bón 0,5 tấn/ha/năm. Các ruộng trồng hoa Đào có hàm lượng mùn trung bình cần có biện pháp tăng cường hàm lượng mùn và chất hữu cơ cho đất.Vì cây hoa Đào không chịu ngập úng, thích hợp với đất thoát nước tốt, không thích hợp với đất dính nên việc duy trì bổ sung và tăng cường chất hữu cơ cho đất có vai trò rất lớn trong việc tạo kết cấu đất tốt, đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, tăng độ ẩm cho đất và giảm rửa trôi các chất dinh dưỡng. Các loại phân hữu cơ khuyến cáo sử dụng là phân chuồng hoai mục (phân chim, phân gà, phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm thấu). Cần đảm bảo nhu cầu về phân chuồng ít nhất 1 đợt/ năm và được bót lót vào đầu năm. 123
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO... Người dân cần chú ý bón phân cân đối và hợp lý, các loại phân bón vô cơ khuyến cáo sử dụng là phân tổng hợp NPK 20:20:15, NPK 5:10:3, NPK 16:16:8, phân urê, DAP 18-46. Nhu cầu dinh dưỡng cân đối các loại phân này trong thời kỳ cây chăm sóc cây hoa Đào ra hoa là 50 – 100 gam/cây loại phân NPK hoặc 20 – 30 gam/cây phân DAP. 4. Kết luận Các ruộng trồng hoa Đào với thời gian khác nhau cứu có pHKCl từ 4,64-5,35 ở mức chua ít. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến khá dao động từ 2,76-3,98%. Hàm lượng đạm dễ tiêu (N-NH4+) ở mức nghèo đến trung bình dao động từ 6,59-18,37 mg/100g đất. Hàm lượng phốt pho dễ tiêu và kali dễ tiêu ở mức nghèo đến giàu tương ứng là 2,09-26,30 mg/100g đất và 6,59-18,37 mg/100 g đất. Nếu xét chiều hướng biến đổi theo thời gian trồng thì cho thấy pH của đất, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng phốt pho dễ tiêu có xu hướng thấp hơn ở giai đoạn trồng 6-10 năm. Người dân cần tăng cường biện pháp cải tạo đất phù hợp: bón vôi cải tạo đất, tăng cường chất hữu cơ và bón phân cân đối hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. UBND phường Đình Bảng (2019), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. [2]. Nguyễn Xuân Dũ, Chương Thị Nga và Huỳnh Thị Thanh Trúc (2014), Nghiên cứu đặc tính lý hóa học đất trồng lúa ở điều kiện canh tác có đốt đồng lâu năm tại Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 3, Trang 87-91. [3]. Cao Việt Hà, Lê Thanh Tùng (2010), Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất trồng cam theo độ tuổi vườn ở Hàm Yên – Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 8, Số 2, Tr 393-401. [4]. Phạm Văn Linh, Trần Thị Quỳnh Nga, Trần Đình Hợp, Mai Sỹ Cường, Giáp Thị Luân và cộng sự (2017), Đánh giá đặc điểm một số tính chất đất vùng trồng cây có múi tại Phủ Quỳ. Tạp chí KH-CN Nghệ An, Số 10, Trang 1-7. [5]. Lê Văn Khoa (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, NXB Giáo dục. [6]. Lê Văn Khoa (2003 ), Đất và môi trường, NXB Giáo dục. [7]. Ngọc Hà (2011), Kỹ thuật trồng Hoa, Mai, Quất, Đào, NXB Văn hóa –Thông tin. 124
- NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG Title: EFFECT OF PEACH BLOSSOM TREE CULTIVATION TO SOME TARGETS AGRO – CHEMISTRY OF SOIL IN DINH BANG WARD, TU SON TOWN, BAC NINH PROVINCE NGUYEN THI TUYET University of Science, Thai Nguyen University NGUYEN THU HUONG University of Science, Thai Nguyen University Abstract: The cultivation of peach blossom trees has brought economic ef ciency to farmers in Dinh Bang ward. However, peach blossom trees which were cultivated in perennial cycle will result in soil nutritional imbalance. In order to identify the impacts of planting peach blossom tress on soil fertility, it is essential to do research on soil digestion index. The research was carried out to identify pH value, humus content, and 3 important macronutrients for plants: nitrogen (NH4+), phosphorus (P2O5) and potassium (K2O) in a readily digestible form in the soil. Soil samples were taken in peach blossom elds under different cultivation times (< 5 years; 6-10 years and > 10 years). The research results show that: soil pH is at a low level of acidity (pHKCl from 4.64-5.35), humus content is on average from 2.76-3.98%, NH4+ content is at poor to medium level from 1.11-3.31 mg/100g of soil, easily digestible P2O5 and easily digestible K2O at poor to rich levels were 2.09-26.30 mg/100g of soil and 6.59-18.37. mg/100g soil, respectively. It is necessary that to add lime, organic matter and inorganic fertilizers into soil appropriately so as to promote peach blossom growth and development. Keywords: Peach blossom trees, Cultivation, Properties of soil, Đình Bảng. 125
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN MÔN: NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
6 p | 540 | 141
-
Bài giảng các chất bảo vệ thực vật
51 p | 351 | 117
-
Bài giảng - Phương pháp tưới tiêu - chương 1
19 p | 263 | 57
-
Sử dụng Chlorine nuôi trồng thủy sản
7 p | 188 | 44
-
Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan
9 p | 162 | 40
-
Nuôi cua đồng thương phẩm
4 p | 144 | 27
-
Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh
3 p | 188 | 22
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAY CHẬU CẢNH PHONG LAN
3 p | 109 | 20
-
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ THỜI ĐIỂM BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA HỒNG
4 p | 114 | 17
-
Vì sao trái cây chín?
5 p | 115 | 16
-
Chỉ dẫn làm sao để giảm rụng hoa và trái ở xoài
3 p | 144 | 14
-
Hãy chú ý sự phát triển của sâu năn hại lúa
7 p | 151 | 13
-
Tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp khắc phục
3 p | 128 | 11
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thủy tiên
13 p | 125 | 10
-
Ảnh hưởng của sự ozon hóa lên chất lượng nước trong hệ thống nước biển tuần hoàn
2 p | 110 | 8
-
Cần lưu ý chế độ ăn của tôm
2 p | 62 | 2
-
Ảnh hưởng của khẩu phần và tần suất cho ăn đến kết quả ương giống cá song da báo Plectropomus leopardus
11 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn