intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

162
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số sinh vật gây hại có thể tấn công cây hoa lan nhưng chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đáng kể nếu được xử lý thích hợp ngay khi chúng bị phát hiện lần đầu tiên. Việc làm sạch vườn ươm và nhà kính trồng lan rất cần thiết, những vật dụng, rác rến có khả năng là nơi trú ẩn của những sinh vật gây hại cần được dọn sạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan

  1. Một số sinh vật gây hại phổ biến trên hoa lan Một số sinh vật gây hại có thể tấn công cây hoa lan nhưng chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đáng kể nếu được xử lý thích hợp ngay khi chúng bị phát hiện lần đầu tiên.
  2. Việc làm sạch vườn ươm và nhà kính trồng lan rất cần thiết, những vật dụng, rác rến có khả năng là nơi trú ẩn của những sinh vật gây hại cần được dọn sạch. Nên làm sạch giá thể, các chậu trồng lan và nên mua những cây lan sạch sinh vật gây hại. Luôn luôn sử dụng chế phẩm diệt côn trùng dành riêng cho hoa lan của các nhà sản xuất có uy tín. Rệp vừng Rệp vừng thường được biết là “ruồi xanh”, một loại côn trùng hút nhựa cây nguy hiểm nếu không kiểm soát được sẽ nhanh chóng lan rộng. Chúng thường tụ tập xung quanh
  3. mô mềm của chồi, đặc biệt là các đỉnh chồi, phần đốt thân và phần dưới lá, chúng hút nhựa và tạo ra những vùng nhạt màu trên lá. Hình 1: Rệp vừng Rệp vừng có màu xanh, tròn trĩnh và có cánh mềm nhỏ. Chúng không những hút nhựa, lây nhiễm các loại virus từ một cây đến cây khác mà còn tiết dịch ngọt thu hút mốc đen. Rệp vừng có thể kiểm soát bởi các
  4. loại thuốc diệt côn trùng nội hấp được hút vào bên trong mô cây và diệt các loại côn trùng hút nhựa cây. Sự sinh sản của rệp vừng Rệp vừng là côn trùng gây hại rất phổ biến trong cây trồng, đặc biệt là những nơi cây được trồng tập trung với số lượng lớn và có nhiều chồi non căng mọng dinh dưỡng trong mùa xuân và mùa hè. Cũng như các loại côn trùng khác, chúng chỉ có hai mục đích sống duy nhất là sinh sản và ăn. Khi không gặp điều kiện bất lợi cũng như không gặp phải những biện pháp xử lý của con người, chúng trở thành một vấn
  5. đề nghiêm trọng và có khả năng sinh sản với tốc độ đáng báo động. Nhện đỏ Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng rất giống loại nhện thông thường. Chúng có màu hơi nâu đỏ hay màu vàng rơm và chủ yếu phá hoại mặt dưới lá gây ra hiện tượng những đốm vàng ở mặt trên của lá. Nếu bị gây hại nghiêm trọng, lá trở nên cực kỳ xấu xí và sẽ rụng đi xuống dưới gốc cây. Nếu không chú ý dọn dẹp và xử lý những lá này, những sinh vật này sẽ làm tổ ở giữa những thân lá khô này.
  6. Hình 2: Nhện đỏ Loài nhện đỏ rất ưa thích thời tiết khô và chúng đặc biệt nguy hiểm đối với các cây thiếu nước với giá thể bị khô lâu ngày liên tục. Thông thường, biện pháp phun sương trên lá với nước sạch có thể tránh được sự gây hại của nhện đỏ, trong khi đó nếu sử dụng thuốc diệt côn trùng nội hấp có thể diệt được chúng. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện chúng rất khó bị tiêu diệt tận
  7. gốc. Các loại ve Những con ve với tám chân có quan hệ gần gũi với loài nhện so với các côn trùng chỉ có sáu chân. Vật chủ của những sinh vật này rất rộng, ngoài việc gây hại trên cây, chúng còn ký sinh trên chó và các động vật khác. Nhện giả Trong những năm gần đây nhện giả trở thành một vấn đề gây phiền hà rất nhiều đối với những người trồng lan, đặc biệt là giống Phalaenopsis. Chúng gây ra những vết lõm ở mặt trên của lá, nếu không phát hiện và
  8. xử lý kịp thời, cây sẽ dễ dàng nhiễm bệnh do sự xuất hiện của nấm từ những vết lõm đó. Mặc dù loài gây hại nguy hiểm này có thể kiểm soát được, tuy nhiên chúng vẫn để lại hậu quả là những vết lõm trên lá không phục hồi lại được làm bộ lá của cây trông rất khó coi. Rệp bông (rệp sáp) Rệp bông có kích thước nhỏ, được bao bọc một lớp màu trắng như bông, có lông tơ xung quanh cơ thể, di chuyển chậm và thường tụ tập một chỗ. Chúng thường tụ tập quanh thân, phần nách lá và bên dưới lá. Ngoài việc làm cho cây lan trở nên khó coi, chúng còn hút
  9. nhựa cây và tiết ra các dịch ngọt thu hút mốc đen gây bệnh. Hình 3: Rệp sáp Một nhóm nhỏ có thể được lau sạch bằng vải ướt hay bông thấm nước. Nếu nghiêm trọng hơn thì rất khó xử lý triệt để, biện pháp tốt nhất là sử dụng thuốc diệt côn trùng nội hấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2