Áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết được thực hiện nhằm phân tích bản chất, vai trò và hiệu lực của án lệ trong mô hình dân luật Pháp và kinh nghiệm của Việt Nam hiện nay trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT PHÁP VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hoài Thƣơng Người phản biện: TS. Lê Thị Nga Tóm tắt: Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng nhiều và phức tạp, việc áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp đó đƣợc xem là một trong các giải pháp hữu hiệu. Vấn đề đặt ra cần giải quyết chính là việc lựa chọn mô hình án lệ nào phù hợp nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại. Bài viết đƣợc thực hiện nhằm phân tích bản chất, vai trò và hiệu lực của án lệ trong mô hình dân luật Pháp và kinh nghiệm của Việt Nam hiện nay trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, chỉ ra những thiếu sót, bất cập và đề xuất những giải pháp nền tảng nhằm xây dựng hệ thống án lệ phù hợp. Từ khóa: Án lệ trong dân luật Pháp, hợp đồng, kinh nghiệm. Résumé: Aujourd‟hui, au cours de la tendance de l‟intégration économique international, quand les litiges sur les contrats de vente augmentent de plus en plus nombreux et compliqués, l‟application de la jurisprudence pour les résoudre est considérée comme l‟une des solutions efficaces. Le problème posé, est le choix du modèle de jurisprudence qui peut etre convient le mieux au système juridique vietnmien actuel. L‟article vise à analyser la nature, le rôle et la validité des jurisprudences dans le modèle de droit civil francais et celui du Vietnam dans le processus de résolution des litiges concernant les contrats de vente. À partir de là, l‟auteur souligne les lacunes, les insuffisances et proposer des solutions fondamentales pour construire un système de jurisprudence approprié. Mots-clés : jurisprudence en droit civil français, contrat, expérience.. 1. Đặt vấn đề ThS., NCS Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 339
- Hiện nay ở Việt Nam, án lệ đƣợc xem là một nguồn luật để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình án lệ để áp dụng, một điều rất quan trọng cần lƣu ý là việc xác định mô hình án lệ đƣợc lựa chọn và hệ thống pháp luật hiện tại phải có sự tƣơng đồng với nhau. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là sự pha trộn của nhiều học thuyết pháp luật của các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới mà chủ yếu là truyền thống châu Âu lục địa và truyền thống xã hội chủ nghĩa. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng của hệ thống pháp luật của nƣớc Pháp. Trong hệ thống pháp luật của Pháp, sƣ tồn tại của án lệ là một hiện tƣợng khách quan, các nhà làm luật của Cộng hòa pháp đã tìm cách chuyển hóa để du nhập nó vào hệ thống luật thành văn. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình án lệ trong pháp luật Pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa và rút ra những học hỏi để soi chiếu, đánh giá mô hình án lệ còn non trẻ ở Việt Nam là điều vô cũng cần thiết. 2. Mô hình án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Pháp 2.1. Án lệ không có giá trị bắt buộc trong việc áp dụng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Điểm khác biệt lớn nhất về án lệ của hệ thống Civil Law so với Common Law là nếu nhƣ Common Law xem án lệ là nguồn luật chủ yếu, có giá trị bắt buộc tuân theo thì hệ thống Civil Law lại xem án lệ là nguồn luật thứ yếu và không có giá trị bắt buộc. Tại Pháp, thực tiễn xét xử cho thấy trƣớc khi Bộ luật Dân sự đƣợc ban hành thì cho phép thẩm phán Pháp đƣa ra những phán quyết mang tính hƣớng dẫn chung. Tuy nhiên sau đó, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự Pháp thì thực tế đó đã bị bãi bỏ. Ngay cả tòa phá án về mặt lý thuyết cũng không đƣợc cho phép giải thích pháp luật. Nguyên tắc hiến định ở Pháp là những phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật đƣợc coi là “án lệ” (le jurisprudence) không phải là nguồn luật [2]. Các án lệ này chỉ có giá trị tham khảo, biểu hiện là: Khi áp dụng “tinh thần” của những phán quyết trƣớc đây để xét xử vụ án cụ thể có tính chất tƣơng tự thì tòa án không trích dẫn những phán quyết đó. Nếu tòa án nào trích dẫn vụ án cụ thể nào đó làm cơ sở đƣa ra phán quyết đối với vụ án đang thụ lý giải quyết thì phán quyết đó bị hủy bỏ vì bị coi 340
- là không có cơ sở pháp lý. Ngay cả Tòa phá án của Pháp “Cour de casation”, nếu muốn hủy các bản án của tòa án cấp dƣới có mâu thuẫn với “le jurisprudence” của mình thì “Cour de casation” cũng không thể dẫn chiếu đến bản án trƣớc đây của mình (mặc dù ai cũng có thể nhìn thấy điều đó) mà vẫn phải trích dẫn điều luật cụ thể hoặc những nguyên tắc pháp lý nhất định [1]. 2.2. Những Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Ở Pháp, hệ thống tòa án đƣợc chia thành hai ngạch là Tòa án Tƣ pháp và Tòa án Hành chính, trong đó chỉ có những tòa án cấp cao nhất của hai hệ thống tòa án này mới có thẩm quyền tạo ra án lệ. Tòa phá án là tòa án cấp cao nhất của ngạch tòa án Tƣ pháp, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra án lệ thông qua chức năng giám đốc thẩm (chức năng phá án) của nó. Những án lệ của Tòa Phá án tạo ra có giá trị rất quan trọng trong việc bổ sung những khoảng trống, giải thích những điểm chƣa thực sự rõ ràng của các vấn đề dân sự, thƣơng mại trong pháp luật nƣớc Pháp đặc biệt là những án lệ liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa [1]. Với tƣ cách là toà án cấp cao nhất trong ngạch toà hành chính, Tham chính viện (Conseil d‟Etat)đã đƣa ra rất nhiều quyết định đƣợc coi là những án lệ của luật hành chính. Những án lệ của tòa án này đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển luật hành chính ở Pháp. Khi không có văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề cụ thể, các tòa hành chính ở Pháp đã tự đặt ra những quy tắc, giải pháp đối với các tranh chấp hành chính trƣớc tòa. Các cơ quan hành chinh nhà nƣớc luôn tôn trọng các quyết định của Tham chính viện và coi đó nhƣ là nguồn của luật hành chính. Tuy nhiên cần lƣu ý rằng, mặc dù án lệ đƣợc thừa nhận và một nguồn của luật hành chính, nhƣng nó không có giá trị bắt buộc. Trong mối quan hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật hành chính và án lệ, thì văn bản luật bao giờ cũng có hiệu lực cao hơn. Nhƣng trong một số rất ít trƣờng hợp, các án lệ hành chính lại có hiệu lực cao hơn văn bản quy phạm. Ví dụ, Tham chính viện đã tạo ra án lệ nổi tiếng trong bản án Koné ngày 03/07/1996 về vấn đề “Nhà nƣớc phải từ chối dẫn độ ngƣời nƣớc ngoài trong trƣờng hợp việc dẫn độ đƣợc yêu cầu vì mục đích chính trị” 341
- Nhƣ vậy, khác với các nƣớc thuộc Common Law giao thẩm quyền xây dựng án lệ cho tất cả các Tòa án nào có thẩm quyền phúc thẩm thì ở Pháp, chỉ những Tòa cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án mới có quyền xây dựng án lệ. 2.3. Cách thức xây dựng án lệ giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Các án lệ của Pháp đƣợc ngƣời quan tâm biết đến chủ yếu về nội dung. Ít ai biết cách thức Tòa án tối cao Pháp thể hiện án lệ của mình trong quyết định giám đốc thẩm nhƣ thế nào. Đối với việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án tối cao đƣợc coi là án lệ thƣờng trải qua quy trình sau [4]: Thứ nhất, Tòa án tối cao Pháp đƣa vào quyết định giám đốc thẩm một nội dung giống nhƣ một quy định trong văn bản pháp luật, nội dung này có đối tƣợng điều chỉnh rất chung, không giới hạn ở vụ việc mà Tòa án tối cao đang giải quyết. Thứ hai, Tòa án tối cao Pháp nêu lại những gì tòa án địa phƣơng đã làm. Việc nêu lai này hoàn toàn là sự tƣờng thuật khách quan, không có bất kỳ ý kiến, quan điểm hay bình luận nào về vụ án. Thứ ba, Tòa án tối cao Pháp đối chiếu những gì Tòa Thƣợng thẩm làm với nội dung nêu trong bƣớc thứ nhất và cuối cùng đƣa ra kết luận của mình về giải pháp của Tòa thƣợng thẩm. Kết quả của quá trình này sẽ cho ra đời một án lệ và giá trị của nó chỉ có tính tham khảo đối với Tòa án cấp dƣới. Nhƣ vậy, so với các nƣớc Thông luật thì quy trình xây dựng án lệ ở Pháp đơn giản hơn rất nhiều, nó không phải trải qua giai đoạn tranh luận, bác bỏ hay ủng hộ án lệ. Chỉ cần có sự kết luận của Tòa án tối cao Pháp thì các kết luận đó sẽ có giá trị án lệ. Và đƣơng nhiên, giá trị áp dụng của các án lệ ở Pháp không mang tính bắt buộc nhƣ ở các nƣớc theo hệ thống Common Law. 3. Kinh nghiệm áp dụng án lệ ở Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1. Hiệu lực của án lệ trong việc áp dụng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Theo những quy định hiện hành, án lệ là một nguồn trong hệ thống pháp luật [3], áp dụng khi không có luật quy định, không có tập quán, không thể áp dụng tƣơng tự 342
- pháp luật [5]. Điều 2 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ấn định một cách gián tiếp vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam [6]. Dựa vào điều khoản này, có thể nhận định rằng án lệ ở Việt Nam có các vai trò chính: giải thích pháp luật khi không rõ ràng hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong trƣờng hợp cụ thể. Cùng với đó, án lệ có hiệu lực bắt buộc, đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với thẩm phán cấp dƣới tuân thủ và áp dụng các án lệ đã đƣợc công bố bởi tòa án tối cao. Đặc điểm này của án lệ ở Việt Nam là sự khác biệt lớn so với Pháp cũng nhƣ các quốc gia Châu Âu lục địa, bởi trên nền tảng những quan điểm của Karl Marx về pháp luật, học thuyết pháp lý chiếm ƣu thế nhất, khoa học pháp lý Việt Nam ngày nay không có khái niệm “nguồn bổ sung” mà chỉ thừa nhận nguồn chính thức. 3.2. Những Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Với tƣ cách là một nguồn luật thực tế, án lệ của Cộng hoà Pháp đƣợc phân biệt thành hai loại có giá trị khác nhau: Án lệ của Toà án tối cao và án lệ của các Toà phúc thẩm và sơ thẩm. Án lệ của Toà án tối cao đƣợc công nhận chính thức, nó có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với các Toà án cấp dƣới dƣới tác động của cơ chế phá án (giám đốc thẩm, tái thẩm). Trái lại, án lệ của các Toà phúc thẩm và sơ thẩm không đƣợc công nhận chính thức, nhƣng nó lại có giá trị tham khảo, mỗi Toà phúc thẩm có thể có một án lệ khác nhau. Để đảm bảo tính thực tiễn trong quy định pháp luật hiện hành về rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển án lệ, Việt Nam nên thực thi quy định này theo hƣớng mở rộng xem xét lựa chọn các bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, trong đó, phán quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng có thể đƣợc đề xuất phát triển án lệ, tuy nhiên, thực tiễn các án lệ Việt Nam hiện hành đều từ phán quyết của Tòa án nhân dân tối cao. Mặt khác, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của Tòa án nhân dân tối cao nhƣ hiện nay chỉ có thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng “đầu ra” của án lệ chứ không thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng “đầu vào” vào của án lệ. Bởi lẽ TANDTC thực hiện 343
- thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm hai mục đích: (i) lựa chọn những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định xứng đáng để công bố làm án lệ; (ii) xác định hiệu lực pháp lý của án lệ. Do đó, cần nâng cao chất lƣợng “đầu vào” của án lệ hay tính thuyết phục của các giải pháp pháp lý của tòa án đƣa ra. Để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu này, phần lập luận của tòa án không những phải chiều sâu mà còn phải đa dạng về lý lẽ và quan điểm 3.3. Cách thức xây dựng án lệ giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Ở Pháp, quy trình xây dựng án lệ nói chung và án lệ liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng tƣơng đối đơn giản. Chỉ cần có sự kết luận của Tòa án tối cao Pháp thì các kết luận đó sẽ có giá trị án lệ. Điều này cũng xuất phát từ tính không có giá trị bắt buộc của án lệ hay từ vị trí ƣu thế của luật thành văn so với án lệ. Ở Việt Nam, pháp luật quy định quy trình lựa chọn, công bố án lệ lại quá chặt chẽ. Theo quy định Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC năm 2015 thì quy trình lựa chọn, công bố án lệ phải trải qua các bƣớc sau: Bước 1: Rà soát, phát hiện các bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ (Điều 3); Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định đƣợc đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ (Điều 4); Bước 3: Thành lập Hội đồng tƣ vấn (Điều 5); Bước 4: Thông qua án lệ (Điều 6); Bước 5: Công bố án lệ (Điều 6). Với thời gian quá dài nhƣ vậy chắc chắn sẽ làm hạn chế vai trò của án lệ là khắc phục các lỗ hổng của văn bản pháp luật nhanh chóng và kịp thời. Hệ quả là tính cập nhật của án lệ không theo kịp tốc độ thay đổi của văn bản pháp luật. Chính vì vậy, về trình tự và thủ tục công bố bản án, quyết định làm án lệ, pháp luật nên thay đổi theo hƣớng đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho án lệ đƣợc hình thành nhanh chóng và kịp thời khắc phục lỗ hổng của văn bản pháp luật. 4. Kết luận Trong mối tƣơng quan khi so sánh hệ thống pháp luật và tổ chức tƣ pháp giữa Việt Nam và Pháp trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, có thể thấy đƣợc hai điểm chung quan trọng : thứ nhất là thừa nhận vị trí ƣu thế của luật thành văn trong thứ tự các nguồn của pháp luật. Thứ hai là vai trò trung tâm của 344
- Tòa án tối cao trong việc hình thành án lệ. Hai đặc điểm này là cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển án lệ mang nhiều đặc trƣng của Pháp tại Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục đích đó, yêu cầu cần thiết là phải phát triển một học thuyết pháp lý phù hợp song song vói quá trình cấy ghép pháp luật nhằm đảm bảo tính ổn định của cả hệ thống pháp luật, không làm xáo trộn hay gây ra những khó khăn và trở ngại trong việc áp dụng. Đồng thời, chỉ nên đặt ra hiệu lực thuyết phục với các Thẩm phán thay vì có tính cách bắt buộc, bởi ảnh hƣởng mạnh mẽ của Tòa án nhân dân tối cao tới xu hƣớng giải quyết của thẩm phán cấp dƣới trong hoạt động xét xử và nhằm khắc phục mâu thuẫn về thứ tự ƣu tiên trong hệ thống nguồn pháp luật khi áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Đại (2011), Án lệ của Tòa án tối cao – kinh nghiệm của Pháp đối với sự phát triển án lệ tại Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, tr.31-44. 2. Nguyễn Văn Nam (2011), Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1, tr.191. 3. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Minh Tâm (2016), Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Châu Hoảng Thân (2016), Cấu trúc và áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kiểm sát, số 23, tr. 22. 6. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, Hà Nội. 345
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực tiễn áp dụng và bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự: Phần 2
243 p | 288 | 89
-
Án lệ và vai trò của án lệ, một số kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
5 p | 137 | 14
-
Án lệ số 42/2021/AL – nhìn từ góc độ cơ quan giải quyết tranh chấp
6 p | 46 | 5
-
Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự
6 p | 49 | 5
-
Sự cần thiết của việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Việt Nam
12 p | 47 | 4
-
Bất cập trong hoạt động áp dụng án lệ của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
10 p | 59 | 4
-
Quy định về áp dụng án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam hiện nay
7 p | 64 | 4
-
Áp dụng án lệ hay quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đổi đất nông nghiệp
7 p | 34 | 4
-
Án lệ trong dân luật Pháp và hướng áp dụng án lệ ở Việt Nam
8 p | 51 | 4
-
Áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam
22 p | 26 | 4
-
Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm
11 p | 52 | 3
-
Án lệ ở Cộng hoà Pháp
12 p | 36 | 3
-
Hòa giải tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Vương quốc Anh: Quy định và án lệ
10 p | 19 | 3
-
Bàn về vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật pháp
4 p | 40 | 2
-
Tiêu chí nhận dạng và đề xuất xây dựng án lệ
6 p | 46 | 2
-
Áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam
9 p | 45 | 1
-
Bàn về vấn đề đảo ngược án lệ và hiệu lực hồi tố của án lệ đảo ngược trong pháp luật Cộng hoà Pháp
7 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn