Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm
lượt xem 3
download
Trên cơ sở lý luận, bài viết thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Qua phân tích thực tiễn cùng với việc nghiên cứu cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, chúng tôi tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm
- THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Thị Lan Anh** Ngô Trần Thảo Nguyên*** 1. Lời nói đầu Trong công cuộc cải cải cách và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay, không chỉ đòi hỏi phải quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật mà còn đòi hỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án thể hiện việc những vụ án giống nhau thì phải có những phán quyết giống nhau, tức hướng đến sự công bằng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ghi rõ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Triển khai đường lối của Đảng và Nhà nước, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015, sau đó là Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 thay thế cho Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Quan điểm phát triển án lệ và áp dụng án lệ trong xét xử là phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tháo gỡ những khó khăn của thực tiễn xét xử. Đối với các vụ án dân sự, quan điểm này đã được cụ thể hóa thành những quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015 (khoản 2 Điều 6), Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (khoản 3 Điều 45). Thực tiễn xét xử các vụ án nói chung, các vụ án dân sự nói riêng cho thấy còn nhiều bất cập. Nhiều vụ án dân sự có những quan điểm khác nhau trong đường lối giải quyết. Việc áp dụng pháp luật mỗi địa phương, mỗi cấp xét xử, mỗi Thẩm phán còn khác nhau trong cùng một sự kiện pháp lý, quan hệ xã hội tương tự nhau. Dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa nhiều, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của Tòa án. Trên cơ sở lý luận, bài viết thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Qua phân tích thực tiễn cùng với việc nghiên cứu cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, chúng tôi tìm ra những nguyên nhân cơ bản để Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (Email: nguyenhuyhoang.toaan@gmail.com). ** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyenanhhip134@gmail.com). *** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyen.ntt.61luat@ntu.edu.vn). 96
- có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam. 2. Khái quát về án lệ Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên và tồn tại dưới hình thức các phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội La Mã thời cổ đại. Có thể nói án lệ thực sự có nguồn gốc từ nước Anh. Án lệ xuất hiện từ thế kỉ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của người Norman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng gia Anh163. Hiện nay ở Anh án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu tồn tại bên cạnh luật thành văn và các nguồn luật khác. Trên thế giới hiện nay đã hình thành hai hệ thống án lệ chủ yếu như đã nói ở trên gồm có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law). Và để có cái nhìn toàn diện nhất và chính xác nhất về án lệ cũng như tiến trình hình thành, quy trình sửa đổi chúng ta cần có kiến thức khái quát nhất về khái niệm án lệ. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này”164. Một án lệ là một quyết định của Tòa án chứa đựng trong nó một nguyên tắc. Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được gọi là nguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể là bắt buộc đối với các bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên tắc pháp lí cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể mà chỉ có nó có hiệu lực pháp luật. Thường cũng có thể chấp nhận, tôn trọng một án lệ không phải bởi nó bao quát một logic ổn định mà bởi từ các phần của nó có thể nảy sinh ra ý tưởng về mẫu mới của quyết định. Từ điển này còn giải thích: Án lệ bắt buộc là án lệ mà tòa án bắt buộc phải tuân theo, ví dụ, tòa án cấp thấp hơn bị giới hạn bởi một cách áp dụng của một toà án cấp cao hơn trong một vụ xét xử tương tự. Án lệ để giải thích là án lệ chỉ có thể được áp dụng cho một quy định pháp luật hiện đã có rồi. Án lệ gốc là án lệ tạo ra và áp dụng một quy định mới của pháp luật. Án lệ có sức thuyết phục là một án lệ mà tòa án có thể hoặc là tuân theo hoặc là từ chối, nhưng điều khoản của nó phải được tôn trọng và cân nhắc cẩn thận. Tại Việt Nam, án lệ được khái niệm như sau: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”165. Từ quan niệm trên có thể hiểu án lệ là quyết định hoặc lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do tòa án đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể được nhà nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để tòa án dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận 163 Dương Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thúy “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5/2009, tr.37. 164 Black's Law Dictionary, 1979, 5th edition, tr.1059. 165 Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 97
- để giải quyết vụ việc khác xảy ra về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự166. 3. Thực trạng áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại Việt Nam Những năm gần đây, chất lượng xét xử án dân sự của Tòa án các cấp không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, số lượng các vụ án bị hủy, sửa vẫn còn tồn tại. Thực tế, số án này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vụ án đã xét xử, có nhiều trường hợp phải xử đi, xử lại, kéo dài nhiều năm. Cá biệt có vụ kéo dài cả chục năm, sau 6-7 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm rồi giám đốc thẩm rồi lại quay về điểm xuất phát. Ngoài các yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do khi giải quyết, xét xử các loại vụ việc dân sự, thẩm phán chưa nghiên cứu kỹ và vận dụng các quy định của pháp luật vào từng vụ án cụ thể. Một số thẩm phán chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ, nghiên cứu nên không đủ chứng cứ để đánh giá toàn diện vụ án, đánh giá chứng cứ phiến diện, chủ quan, bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn đến việc ban hành bản án không đúng bản chất sự việc hoặc vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Trong số 43 án lệ đã công bố tính tới thời điểm hiện tại (tháng 12/2021) thì án lệ về dân sự nói chung chiếm 34/43 (24 dân sự; 01 hôn nhân gia đình; 01 lao động; 08 kinh doanh thương mại), trong số án lệ dân sự, có 09 án lệ mà đối tượng tranh chấp là bất động sản. Lý do án lệ dân sự chiếm đa số bởi lẽ tranh chấp dân sự phức tạp, nhiều quy định pháp luật nội dung có liên quan, áp dụng tại nhiều thời điểm khác nhau, một số quan hệ dân sự chưa được nhà làm luật dư trù và quy định trong văn bản luật... nên cần một số lượng án lệ đủ để khắc phục những lỗ hổng pháp luật nhanh chóng và kịp thời. Trong những năm đầu áp dụng, việc áp dụng án lệ vào xét xử còn rất hạn chế. Theo báo cáo về tình hình áp dụng 10 án lệ đã được ban hành, đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC cho biết, đã có Tòa án tại Quảng Ngãi đã áp dụng án lệ số 04 vào xét xử. Tuy nhiên, bước đầu áp dụng cũng cho thấy các Thẩm phán còn khá lúng túng trong việc viện dẫn, lập luận vào bản án mà họ xét xử167. Vào năm 2017, báo cáo của tòa án các tỉnh Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lai Châu, Bình Định, Tây Ninh, Lai Châu, Nghệ An...168 thì tại Tòa án nhân dân hai cấp các tỉnh chưa có vụ việc áp dụng án lệ đã công bố để giải quyết. 166 Đặng Thị Thơm và Nguyễn Đình Phong “Vai trò của án lệ và kinh nghiệm áp dụng án lệ của một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 5/2013, tr.16 167 Mai Thoa, 2017, http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/mot-trong-cac-an-le-moi-ban-hanh-da-duoc-toa-an- ap-dung-217120.html, truy cập ngày 10/11/2021. 168 Báo cáo sơ kết của Tòa án nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lai Châu, Bình Định, Tây Ninh, Lai Châu, Nghệ An..., thực hiện theo Công văn số 65/TANDTC-PC ngày 03/4/2017 của TANDTC. 98
- Theo thống kê các năm 2018, 2019 và 2020 thì số lượng các bản án áp dụng án lệ đã tăng cao, cụ thể là đã có tổng cộng 743 vụ án dân sự áp dụng án lệ làm căn cứ để giải quyết. Bảng 1 và bảng 2: Số liệu lấy từ nguồn trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án (https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle). Bảng 1: Số lượng bản án dân sự áp dụng án lệ trong xét xử 300 250 200 150 100 50 0 2018 2019 2020 Kinh doanh thương mại 103 80 56 Hôn nhân & Gia đình 18 8 4 Dân sự 126 193 155 Dân sự Hôn nhân & Gia đình Kinh doanh thương mại Bảng 2: Số lượng bản án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai áp dụng án lệ trong xét xử 60 50 40 30 20 10 0 Tranh chấp Tranh chấp Tranh chấp hợp đồng Tranh chấp Tranh chấp hợp đồng hợp đồng chuyển về thừa kế chuyển đổi cho thuê về quyền sử nhượng quyền sử quyền sử quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất dụng đất dụng đất dụng đất Năm 2018 51 8 1 7 6 Năm 2019 1 0 0 0 1 Năm 2020 1 2 0 0 1 99
- Qua số liệu ở trên cho thấy bước tiến nổi bật của tòa án trong áp dụng án lệ để xét xử các tranh chấp dân sự trong các năm gần đây, nhất là trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên, các con số đó còn khiêm tốn so với hơn 40.000 vụ án dân sự được đưa ra xét xử trong 3 năm 2018, 2019, 2020. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng tòa án không áp dụng án lệ nhưng không nêu lý do trong bản án. Tham khảo một số bản án dân sự sơ thẩm có áp dụng án lệ thì việc áp dụng còn chưa khoa học, chưa sát với nội dung án lệ và đặc biệt chưa chỉ ra được tình huống pháp lý trong vụ án tương tự như thế nào so với án lệ. Nhiều bản án chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP đó là trường hợp tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”. Ví dụ: Bản án số 09 ngày 07/11/2018 của TAND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tại phần nhận định của Tòa án, Hội đồng xét xử nhận định việc áp dụng án lệ như sau: Căn cứ Án lệ số 06/2016/AL ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 04 của Chánh án TANDTC có nội dung: Đối với kỷ phần thừa kế của ông Nguyễn Văn H3 sẽ tạm giao cho ông Nguyễn Văn H1, sinh năm 1955 (là anh trai ông H3) đang sống tại Khu K, thị trấn H, huyện Hưng Hà quản lý, sau này ông H3 có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật169. Như vậy, trong bản án nêu trên tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết không được viện dẫn, phân tích đầy đủ. Việc áp dụng án lệ có những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế như sau: Thứ nhất, thiếu án lệ dân sự có chất lượng. Thực tế hiện nay, đa số các bản án, quyết định của Tòa án còn tập trung vào những nội dung mang tính “sự vụ”170, lập luận của Thẩm phán về đường lối giải quyết vụ việc còn thiếu những nội dung mang tính khái quát cao nên khó có thể lựa chọn được nhiều án lệ có chất lượng tốt. Có những những bản án có giá trị, đáp ứng các tiêu chí để trở thành án lệ nhưng khi phân tích, nhận định lại không chặt chẽ, có sai sót. Ví dụ: Vụ án nguyên đơn – ông Đoàn T đã có đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng thửa đất lâm nghiệp diện tích 0,5 ha tại đồi rừng Gò Lá, thôn 11, xã V với bị đơn – ông Đoàn Văn M, vụ án đã được Tòa án nhân dân huyện Đoan Hùng thụ lý. Do ông T không nộp tiền tạm ứng chi phí thẩm định, định giá nên căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS, Tòa án nhân dân huyện Đoan Hùng đã ban hành Quyết định đình chỉ vụ án. Ngày 28/02/2017, ông Đoàn T có đơn khởi kiện lại vụ án. Do có thêm yêu cầu hủy GCNQSD đất nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ căn cứ vào Điều 48, Điều 217, Điều 218 và Điều 219 của BLTTDS ra Quyết định số 11/2019/QĐST-DS ngày 24/6/2019 đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông T không có quyền khởi kiện lại vụ án. Ông T kháng cáo quyết định đình chỉ trên. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã hủy Quyết 169 http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta227589t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/11/2021. 170 Trần Minh Giang, 2017, http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/toa-dam-tim-hieu-ve-he-thong-an-le-cua- nhat-ban-hoc-hoi-kinh-nghiem-de-hoan-thien-che-dinh-an-le-o-viet-nam-191046.html, truy cập ngày 11/11/2021. 100
- định đình chỉ giải quyết vụ án số 11/2019/QĐS-DS ngày 24/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ. Lý do hủy: Theo quy định tại Điều 218, điểm đ khoản 1 Điều 217, điểm c khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ- HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp này, ông Đoàn T có quyền khởi kiện lại. Tòa án cấp phúc thẩm trong dự thảo án lệ nêu trên171 đã vận dụng các điều luật cụ thể tại BLTTDS để xác định được khởi kiện lại. Tuy nhiên, theo chúng tôi Tòa án cấp phúc thẩm đã không chính xác về căn cứ pháp lý và cũng không làm sáng tỏ được giải pháp pháp lý, còn có sai sót trong viện dẫn điều luật. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã căn cứ điểm c khoản 3 Điều 192 BLTTDS để xác định đương sự có quyền khởi kiện lại. Điểm c khoản 3 Điều 192 BLTTDS là áp dụng đối với những trường hợp khi người khởi kiện đã có đủ điều kiện khởi kiện thì họ được quyền khởi kiện lại, ví dụ: điều kiện khởi kiện đối với tranh chấp về đất đai trong một số trường hợp phải thông qua hòa giải cơ sở172. Trường hợp nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác và đã bị Tòa án đình chỉ là khi đương sự đã đủ điều kiện khởi kiện và đã được Tòa án thụ lý, không phải trường hợp không đủ điều kiện khởi kiện nên không thể áp dụng điểm c khoản 3 Điều 192 BLTTDS làm căn cứ để cho rằng nguyên đơn được khởi kiện lại. Đây có thể là lý do dự thảo án lệ 09/2020 không được phát triển thành án lệ do không chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau và không có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử . Tiếp đến, việc ban hành án lệ chủ yếu tập trung vào lựa chọn ra một số nội dung trong các quyết định giám đốc thẩm để trở thành án lệ. Tuy nhiên, chất lượng của các quyết định giám đốc thẩm cũng chưa thật sự tốt để trở thành án lệ. Nguồn án lệ từ các bản án dân sự sơ thẩm chưa được khai thác. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài là được phát triển từ một bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lý do có thể là do những vụ án dân sự “hay” với nhiều tình huống pháp lý đa dạng thường bị kháng cáo, kháng nghị nên chưa có hiệu lực pháp luật, khi lên cấp phúc thẩm thì nội dung có thể phát triển thành án lệ bị thay đổi. Đồng thời, lý do quan trọng là chất lượng các bản án dân sự sơ thẩm còn thấp nên khó phát triển thành án lệ. Đặc thù của các tranh chấp dân sự rất đa dạng, phức tạp, thường xuyên có sự thay đối, mỗi vụ án là những tình tiết và sự kiện khác nhau nên đòi hỏi Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn cao, bản lĩnh vững vàng. Trong khi đó, chất lượng đội ngũ thẩm phán còn chưa thật sự cao, đồng đều, còn nhiều Thẩm phán chưa có sự đầu tư, nghiên cứu để đưa ra những nhận định, lập luận chặt chẽ, phân tích sâu sắc các vấn đề, sự kiện pháp lý mới phát sinh, còn 171 https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanleduthao?dDocName=TAND131243, truy cập ngày 14/8/2021. Vụ án này đã được lựa chọn làm dự thảo án lệ số 09/2020. 172 Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Đối với các tranh chấp về “ai là người có quyền sử dụng đất” mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS”. 101
- tranh cãi. Phần nhiều thẩm phán đang viết bản án theo kinh nghiệm, thói quen, không có lý luận nên ban hành những bản án không có chất lượng, thậm chí là rất “tệ”, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng”173. Thứ hai, các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của án lệ và việc áp dụng án lệ vào giải quyết các vụ án dân sự. Việc yêu cầu công bố bản án lên cổng thông tin điện tử có thể nói là đã có tác động lớn đến nhận thức của những người tiến hành tố tụng trong việc viết bản án có chất lượng, căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bản án đến các điều luật cụ thể còn không ghi nhận trong bản án chứ đừng nói là viện dẫn án lệ. Việc áp dụng điều luật thiếu hoặc không áp dụng án lệ không phải là căn cứ để hủy án sơ thẩm nên nhiều người còn tâm lý “không làm thì không sai”, nhận định thì cứ nhận định còn áp dụng điều luật cụ thể, án lệ hay không thì tùy nghi, việc áp dụng án lệ còn diễn ra tùy tiện. Đa số Thẩm phán ở cấp sơ thẩm chưa được đào tạo, tập huấn kỹ năng viện dẫn, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ án dân sự nên còn lúng túng. Những người tham gia tố tụng mà trực tiếp là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (luật sư), đương sự và người đại diện của đương sự chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của án lệ trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Bản án dân sự là kết quả trí tuệ và hoạt động của nhiều chủ thể cho nên án lệ có thể được phân tích, lập luận và yêu cầu áp dụng từ chính luật sư, người đại diện của đương sự trong quá trình tranh tụng tại tòa. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ trình độ của đội ngũ luật sư, người đại diện của đương sự ở Việt Nam chưa đáp ứng được sự thay đổi trong việc áp dụng pháp luật (án lệ) trong xét xử các vụ án dân sự, họ chưa có sự quan tâm đến án lệ trong quá trình tiếp cận hồ sơ dân sự và tranh tụng tại phiên tòa. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ mô hình tố tụng của Việt Nam. Trên thế giới ngày nay tồn tại hai hệ thống tố tụng chính là hệ thống tố tụng thẩm vấn (inquisitori- al system) - chủ yếu tồn tại trong hệ thống dân luật và hệ thống đối tụng (adversary sys- tem) - chủ yếu tồn tại trong hệ thống luật án lệ. Việt Nam theo mô hình tố tụng thẩm vấn. Hoa Kỳ là một đại diện tiêu biểu của mô hình tố tụng tranh tụng. Hệ thống tranh tụng tại Hoa Kỳ chủ yếu cung cấp thủ tục pháp lý, các cơ chế vận hành cần thiết để các bên trình bày vụ việc của mình một cách khách quan nhất, công bằng nhất có thể; tại các vụ án dân sự, các bên phải chứng minh lỗi của bên kia hoặc chứng minh mình không có lỗi; việc tranh luận pháp lý tại toà là rất quan trọng nên được tổ chức bởi những quy định nghiêm ngặt về thủ tục và chứng cứ mà các bên tuyệt đối tuân theo; các bên cũng tự kiểm soát hoạt động tố tụng của mình để phản ánh đúng bản chất của vụ việc, đạt được kết quả cao nhất. Những điều này có nghĩa là không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, ở đây thẩm phán chỉ là trọng tài để chứng kiến các bên tuân thủ pháp luật. Vai trò của đương sự và đại diện pháp lý của họ trở nên quan trọng nhất trong việc điều tra vụ án, đưa ra các chứng cứ và bảo vệ quan điểm, chứng cứ được đưa ra. Tất cả những điều này dẫn đến án lệ được viện dẫn và áp dụng rất phổ biến, các bên tìm kiếm chiến thắng, sự công bằng từ 173 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 497. 102
- các án lệ. Ở Việt Nam, vai trò của thẩm phán là rất quan trọng để bảo đảm sự công bằng. Thẩm phán giữ vai trò chủ động, tích cực trong việc thu thập chứng cứ, chủ động thẩm vấn để tìm ra sự thật. Vai trò của luật sư, đại diện của đương sự không được đề cao, họ thường chỉ giữ vai trò giúp thẩm phán tìm ra sự thật, trong quá trình thẩm vấn họ cũng không phải là người chủ động. Án lệ cũng vì thế mà ít được vận dụng trong quá trình tranh tụng. Thứ ba, pháp luật nội dung về dân sự còn bất cập. Hệ thống pháp luật dân sự nước ta đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng được đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, đặc biệt là tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao, chưa đạt đến tầm của một hệ thống pháp luật phục vụ kiến tạo phát triển174. Án lệ chính là pháp luật để áp dụng, nhưng để vận dụng phán quyết của bản án trước cho vụ án sau thì bản án chứa đựng nội dung án lệ phải được xây dựng trên nền tảng các quy định pháp luật bền vững, trong khi hệ thống quy định của pháp luật dân sự ở nước ta có sự thay đổi định kỳ, ví dụ như Bộ luật Dân sự là 10 năm thay đổi một lần (1995, 2005, 2015); Luật Đất đai cũng tương tự (1993, 2003, 2013). Cho đến nay, tuy có nhiều thay đổi nhưng pháp luật nội dung vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các quy định về đất đai. Án lệ dân sự cũng như các bản án dân sự áp dụng án lệ liên quan đến tranh chấp đất đai nhiều (theo số liệu đã thống kê ở phần trước) đã cho thấy sự thất thường trong các quy định về đất đai. Một thực trạng nữa là có quá nhiều văn bản hướng dẫn, giải đáp pháp luật của TANDTC. Mặc dù không phải là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015175. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử án dân sự cho thấy những nội dung hướng dẫn như thế này có ý nghĩa quan trọng và là đường lối xét xử áp dụng cho các Tòa án và được người áp dụng pháp luật “tin tưởng” lựa chọn hơn án lệ. Điều này được xem là “thực đơn” không tốt cho quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Mặt khác, các quan hệ pháp luật dân sự nhìn chung đa dạng, phức tạp, bao phủ mọi vấn đề của đời sống xã hội. Mỗi vụ án là một nội dung với nhiều tình tiết và góc độ pháp lý khác nhau. Chính vì vậy việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự trở nên khó khăn hơn các loại án khác. 4. Một số giải pháp cụ thể trong việc áp dụng án lệ Thứ nhất, nâng cao chất lượng án lệ. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định về xây dựng và tuyển chọn án lệ. Xây dựng một hội đồng tuyển chọn án lệ và ban giúp việc có chất lượng, là 174 Đinh Dũng Sỹ, Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 01 (401), 2020, tr. 3,4. 175 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp. 103
- các thẩm phán giỏi, những chuyên gia pháp luật hàng đầu (các luật sư, giảng viên, các chuyên gia pháp luật nước ngoài...). Đồng thời, phải có một cơ quan chuyên trách trong việc lựa chọn và đề xuất công bố án lệ để án lệ là những bản án được tuyển chọn một cách khách quan và có tính chuyên môn cao. Để có những án lệ chất lượng, cần có những bản án dân sự chất lượng, đây không chỉ là đòi hỏi cho việc phát triển án lệ mà là đòi hỏi của xã hội với các thẩm phán và hội đồng xét xử. Phán quyết của tòa án liên quan đến những giá trị xã hội cơ bản nhất, đến công lý, sự công bằng, lẽ phải. Trọng trách này đặt ra yêu cầu với mỗi thẩm phán, hội đồng xét xử tuyệt đối không được có nhu cầu nào khác ngoài nhu cầu làm sáng tỏ sự thật vụ án. Phải hết sức, hết lòng để tìm đến sự thật một cách chính xác nhất, khẩn trương nhất, khoa học nhất để từ đó có những bản án chất lượng. Ngoài các bản án, quyết định giám đốc thẩm, cần nâng cao chất lượng nguồn án lệ từ những bản án ở các Tòa án cấp sơ thẩm. Xây dựng các bản án có chất lượng để làm nguồn bổ sung án lệ phải được xem là một nhiệm vụ, một yêu cầu bắt buộc thẩm phán, hội đồng xét xử. Lấy đó làm chỉ tiêu thi đua, đánh giá năng lực của thẩm phán. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa kết nối tốt được giữa hoạt động thực tiễn pháp lý và hoạt động khoa học pháp lý, các thẩm phán vẫn còn ít tham gia vào các hoạt động khoa học. Vì vậy, khuyến khích và huy động mọi nguồn lực, nhất là những người tiến hành tố tụng trong việc đóng góp trí tuệ trong việc xây dựng các bản án chuẩn mực là một việc làm cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng của nguồn án lệ. Việc công bố một cách công khai các bản án và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho mọi người dân khi cần đang thể hiện được tính minh bạch trong hoạt động của tòa án nói chung và hoạt động xét xử nói riêng. Khi các bản án được công khai, mọi người đều có thể đánh giá và góp ý, trong đó sẽ có những chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp, các Luật sư và cả các thẩm phán khác, ngoài ra còn có các giảng viên và các sinh viên luật… Những bản án được đánh giá tốt được xem xét để phát triển thành án lệ. Phải có được nguồn án lệ chất lượng, phong phú đa dạng thì việc áp dụng án lệ mới có những chuyển biến tích cực và trở nên phổ biến, đúng như câu nói “Có bột mới gột nên hồ”. Thứ hai, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong tố tụng dân sự về tầm quan trọng của án lệ và việc áp dụng án lệ vào giải quyết các vụ án dân sự. Đối với những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán thì việc nghiên cứu và áp dụng án lệ vào xét xử phải là một nhiệm vụ bắt buộc cùng với việc áp dụng luật thành văn. Xem xét trách nhiệm của những hội đồng xét xử cố tình không áp dụng án lệ hoặc bỏ qua những lập luận về án lệ của luật sư, đương sự để ban hành một bản án không công bằng. Việc sử dụng án lệ luôn đặt vai trò của thẩm phán lên hàng đầu vì họ là người trực tiếp xây dựng và sử dụng án lệ. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay số lượng các thẩm phán chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Đây là thực tế mà không ít lần những người đứng đầu ngành tư pháp đã phát biểu công khai và thừa nhận. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm phán với những quy trình tuyển chọn, đào tạo bài bản và chặt chẽ hơn. Cùng với đó là việc tăng cường tập huấn, đào tạo về kỹ năng viết bản án, áp dụng án lệ tại các tòa án địa phương. Tòa án nhân dân tối cao cũng cần có cơ chế bảo vệ những Thẩm phán dám nghĩ, dám làm, dám bảo vệ công lý để họ có thể yên tâm khi thực thi công vụ, bảo đảm nguyên 104
- tắc “Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của các thẩm phán khi áp dụng án lệ. Khuyến khích, khen thưởng những bản án chất lượng, áp dụng án lệ khoa học và hợp lý. TANDTC cũng cần có quy định về áp dụng án lệ, trong đó có các quy định mang tính bắt buộc như: Án lệ phải được viện dẫn chính thức và là một phần của nội dung các bản án; bản án có nội dung tương tự án lệ nhưng không được xét xử giống án lệ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; khi nào được áp dụng án lệ, khi nào không áp dụng khi đồng thời có quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và có án lệ... Cần thay đổi nhận thức trong việc áp dụng án lệ đối với những người tham gia tố tụng. Phát huy vai trò của Luật sư, đại diện pháp lý của đương sự trong việc áp dụng án lệ để án lệ phải là một căn cứ quan trọng khi các bên thu thập chứng cứ cũng như tham gia tranh tụng. Án lệ là một khái niệm pháp lý, nên nó không nằm ngoài mối quan hệ bền chặt với trình độ pháp luật của người dân. Chỉ khi người dân hiểu được án lệ là gì, áp dụng án lệ ra sao… thì việc án lệ đi vào thực tiễn mới thực sự đem lại hiệu quả. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt hơn trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về án lệ và vai trò của án lệ trong quản lý xã hội. Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng tranh tụng. Trước mắt, xác định xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền trên tinh thần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình tố tụng thẩm vấn tại Việt Nam có sự học hỏi mô hình tố tụng tranh tụng của các nước phát triển là điều cần thiết. Tiến tới xây dựng trình tự thủ tục công bằng trong xét xử. Nhà nước pháp quyền không chỉ tuân thủ pháp luật, mà còn là quy trình tố tụng chuẩn, hợp lý, hợp pháp. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự công bằng trong thủ tục, quyết định công bằng trong các vụ án. Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị176. Tinh thần này đã trải qua nhiều thế kỷ, từ những tư tưởng của Aristote của nền triết học cổ đại Hy lạp cho tới ngày nay với bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các Công ước về quyền con người kèm theo của Liên Hiệp Quốc đã đề cập cả lĩnh vực dân sự. Điều 14 Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị 1966 đã đưa ra những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự công bằng của quy trình tố tụng dân sự, đó là việc định đoạt quyền và nghĩa vụ của một người phải được thực hiện bởi cơ quan giải quyết tranh chấp có đủ năng lực, độc lập, vô tư và tuân theo các thủ tục công bằng. Sự công bằng quy trình tố tụng dân sự thể hiện rõ nét ở việc áp dụng án lệ vào xét xử các vụ án dân sự. Khi thẩm phán đưa ra phán quyết hay các lập luận, quan điểm pháp lý của các thẩm phán trong hội đồng xét xử đều trên cơ sở tranh luận công khai. Nếu không bảo đảm yêu cầu này có thể dẫn đến tình trạng các phán quyết của Tòa án mang tính chủ quan, cảm tính hoặc một chiều. Nếu các bên có đưa án lệ để lập luận cũng không được áp dụng. Tinh thần tranh tụng phải được thể hiện trong bản án, những nội dung liên quan đến án lệ, các căn cứ viện dẫn án lệ phải được nêu trong phần “nội dung”, các lập luận về 176 Khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1996. 105
- án lệ phải được thể hiện ở phần “nhận định của Tòa án” và những quyết định có liên quan đến án lệ phải được viện dẫn tại phần “quyết định” của bản án. 5. Kết luận Qua nghiên cứu thực tiễn án lệ và việc áp dụng án lệ có thể thấy rằng, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong tiến trình cải cách tư pháp khi công nhận án lệ. Án lệ có giá trị lớn trong đời sống pháp lý, đặc biệt là công tác xét xử, trong đó có việc xét xử các vụ án dân sự. Bài viết nêu rõ thực trạng áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự và đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc áp dụng án lệ với mong muốn án lệ được thực hiện đúng sứ mệnh của mình trong hoạt động xét xử. Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại./. 106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực tiễn áp dụng và bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự: Phần 1
204 p | 585 | 139
-
Thực tiễn áp dụng và bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự: Phần 2
243 p | 288 | 89
-
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TIỀN LỆ PHÁP – HÌNH THỨC PHÁP LUẬT ĐẶC THÙ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH - MỸ
10 p | 278 | 76
-
Án lệ và vai trò của án lệ, một số kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
5 p | 137 | 14
-
Nguồn luật văn bản của luật hình sự Việt Nam - Nguyễn Anh Tuấn
6 p | 133 | 7
-
Bình luận án lệ số 21/2018/AL về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản trước thời hạn
12 p | 47 | 6
-
Thực tiễn sau 6 năm áp dụng án lệ tại Việt Nam
6 p | 41 | 6
-
Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của tòa án ở các nước Anh, Pháp và gợi mở cho Việt Nam
16 p | 14 | 5
-
Án lệ số 42/2021/AL – nhìn từ góc độ cơ quan giải quyết tranh chấp
6 p | 46 | 5
-
Bình luận về án lệ số 14/2017/AL: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện tặng cho không được ghi trong hợp đồng
12 p | 65 | 4
-
Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: Nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên
9 p | 95 | 4
-
Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
8 p | 49 | 4
-
Áp dụng và diễn giải nguyên tắc thiện chí (Goodfaith) theo Công ước Vienna 1980 và một số lưu ý đối với Việt Nam
5 p | 61 | 3
-
Hòa giải tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Vương quốc Anh: Quy định và án lệ
10 p | 19 | 3
-
Án lệ tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
13 p | 32 | 2
-
Ý nghĩa và thực tiễn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam
5 p | 26 | 1
-
Áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam
9 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn