intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 1: Từ ghép - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

585
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua giáo án nhận thức được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Đồng thời, hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của chúng trong câu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 1: Từ ghép - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh

Tiết 3

TỪ GHÉP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Học sinh nhận thức được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập; hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của chúng.

2. Kĩ năng

  • Học sinh nhận diện được các loại từ ghép; mở rộng, hệ thống hóa vốn từ; sử dụng từ: Dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

3. Thái độ

  • Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về từ ghép trong nói và viết.

4. Kĩ năng sống

  •  Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ gép phù hợp với thưc tiễn giao tiếp.

II. Chuẩn bị

  • GV: Bảng phụ ghi bài tập, tài liệu tham khảo.
  • HS: Soạn bài, giấy khổ lớn, bút dạ.

III. Phương pháp

  • Quy nạp, phân tích
  • Thục hành có hướng dẫn: Sử dụng từ ghép vào những tình huống cụ thể.

V. Bài mới     

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (1 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Khởi động

  • Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs tiếp

 thu kiến về từ ghép

  • Cách tiến hành GV treo bảng phụ
    • Từ
      • Từ đơn
      • Từ phức
        • Từ ghép 
        • Từ láy

? Vậy có mấy loại từ ghép? Đặc điểm và ý nghĩa của các loại từ ghép đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

  • Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hai loại từ ghép; đặc điểm và ý nghĩa
  • Cách tiến hành
  • HS đọc bài tập 1 (SGK - trang 13)

? Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “bà ngoại” và “thơm phức”?

  • Bà ngoại
    • Bà: Tiếng chính
    • Ngoại: Tiếng phụ
  • Thơm phức
    • Thơm: Tiếng chính
    • Phức: Tiếng phụ

? Nhận xét gì về trật tự các tiếng trong hai từ trên?

→ Những từ ghép trên gọi là ghép chính phụ

? Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ?

  • GV cho HS tìm nhanh một số từ ghép chính phụ.
  • HS đọc ví dụ 2

? Các tiếng trong hai từ “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không?

  • Không

? Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp?

  • Bình đẳng

→ Từ ghép đẳng lập

? Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gì khác nhau?

  • Chính phụ: Có tiếng phụ, tiếng chính
  • Đẳng lập; Không

? Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại?

I. Các loại từ ghép

1. Bài tập

  • Các từ: Bà ngoại, thơm phức là từ ghép chính phụ

2. Nhận xét

  • Từ ghép chính phụ
    • Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
    • Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
  • Các từ: quần áo, trầm bổng là từ ghép đẳng lập.
  • Các từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

→ Từ ghép đẳng lập.

 

 

 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung giáo án Từ ghép. Để xem được đầy đủ nội dung giáo án, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải tài liệu về máy. 

Bên cạnh đó,  các thầy cô có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Bài giảng Từ ghép: Với 2 phần: Lý thuyết và bài tập áp dụng bổ sung.
    • Phần lý thuyết với hệ thống kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn và súc tích, giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn
    • Phần bài tập áp dụng bổ sung bổ trợ cho việc nắm vững hơn phần lý thuyết.
  • Soạn bài Từ ghép: Hướng dẫn giải quyết một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất hệ thống câu hỏi trong SGK  (phần đọc - hiểu và luyện tập)

Ngoài ra, quý thầy cô có thể xem thêm giáo án Liên kết trong văn bản để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết dạy tiếp theo.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2