intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 12: Thực hành - Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

998
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp người học có thể nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như K, S, P; nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohiđrat, lipit, prôtêin; biết cách bố trí và làm một số thí nghiệm nhận biết các chất hóa học; có được một số kỹ năng bố trí thí nghiệm, ghi chép, quan sát, phân tích kết quả, khái quát kết luận vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 12: Thực hành - Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 12 ­ THỰC HÀNH:  THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH  PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.41) I­MỤC TIÊU ­ Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P… ­ Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohiđrat, lipit, prôtêin. ­ Biết cách bố trí và làm một số thí nghiệm  nhận biết các chấ hóa học. ­Có được một số kỹ năng bố trí thí nghiệm,  ghi chép, quan sát, phân tích kết quả, khái quát kết  luận vấn đề. II­CHUẨN BỊ ­Mẫu vật, đồ dùng : Khoai lang, xà lách (hoặc đậu côve, cải bắp), sữa, dầu ăn, hồ tinh bột, lạc  nhân, lòng trắng trứng, dứa tươi, gan lợn hoặc gan gà tươi, thịt lợn nạc. ­ Dụng cụ và hoá chất Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc đong, thuốc thử Phêlinh, kali iôtđua, HCl, NaOH,  giấy  lọc, nước cất,  amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hoà, amôni ôxalat, cồn, nước lọc lạnh,  nước rửa bát, chén, máy sinh tố, dao, thớt, vải màn hay lưới lọc, giấy lọc, que tre... III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Xác định các hợp chất hữu cơ có trong tế bào ­ mô tế bào a­Nhận biết tinh bột: Thí nghiệm 1 B1­Chuẩn bị thuốc thử  nhận biết tinh bột: Thuốc thử i ốt: Dùng để thử tinh bột có màu đặc trưng  (xanh tím). Cách pha: hoà tan 1g IK với ít nước sau đó cho thêm 0,5g I ốt tinh thể vào, khi tan hết  cho thêm nước cất cho đủ 100ml. Dung dịch cần để trong lọ màu nâu để tránh bị ánh sáng phá huỷ. B2­Chuẩn bị dung dịch hồ tinh bột: Lấy 1gam tinh bột (bột gạo, sắn, bột mì, ...) hoà vào 100ml  nước, khuấy đều, đun sôi là được. B3­Giã 50 gam củ khoai lang trong cối sứ, hoà với 20ml nước cất rồi lọc bằng giấy lọc  lấy 5ml  dịch cho vào ống nghiệm 1.  Bột khoai lang đọng  lại trên giấy lọc Bột khoai lang trên  giấy lọc chuyển mầu   xanh tím khi nhỏ iôt  vào. +Lấy 5ml nước hồ tinh bột  cho vào ống nghiệm 2.  2
  3. +Thêm vài giọt thuốc thử iôt vào cả 2 ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần  cặn trên giấy lọc, quan sát sự thay đổi màu và giải thích.   B4­ Quan sát và nhận xét +Hiện tượng: Dung dịch trong  ống 1 không biến đổi màu  +Ống  2  chuyển sang màu xanh tím . +Phần cặn  trên giấy lọc sau khi nhỏ dung dịch iốt cũng chuyển màu xanh tím. B5­Giải thích: Ống 1 tinh bột là các phân tử lớn bị giữ lại trên giấy lọc, nước trong ống1 không có   tinh bột nên không chuyển sang màu xinh tím. Ống 2 và phần cặn trên giấy lọc có  tinh bột nên đều chuyển sang màu xanh tím. Bản chất  là   Amilose trong tinh bột có khả năng tương tác tạo phức hợp với tinh bột, hình thành cấu trúc xoắn  giữ các phân tử iốt ở giữa (có màu đặc trưng­ xanh tím;  Tương tác này bị phá vỡ khi bị đun nóng.  Màu xanh có trong ống nghiệm 1 chứng tỏ trong các tế bào của khoai lang có nhiều tinh bột. Kết luận: Trong thành phần hóa học của tế bào (khoai lang) có chứa tinh bột. Thí nghiệm 2 .         B1­Đun 10ml dung dịch hồ tinh bột với 10  giọt HCl trong 15 phút.          B2­Để nguội, trung hoà bằng dung dịch  NaOH (thử bằng giấy quỳ). Chia dung dịch  làm hai phần bằng nhau vào hai ống nghiệm.        B3­Một ống nghiệm 1 nhỏ thuốc thử iôt;    ống nghiệm  2 nhỏ thuốc thử phêlinh B4­ Quan sát và nhận xét: +Ống 1 nhỏ iốt  vào không thất chuyển sang màu xanh tím +Ống 2 nhỏ phêlinh chuyển sang màu đỏ gạch. B5­Giải thích:  +Ống 1 nhỏ iốt  vào không thất chuyển sang màu xanh tím vì : Tinh bột đun sôi với HCl tinh bột đã  bị phân giải thành glucôzơ nên không  biến thành màu xanh tím khi nhỏ iốt vào. +Ống 2 nhỏ phêlinh chuyển sang màu đỏ gạch vì glucôzơ là đường đơn có tính khử (Cu++ thành  Cu+). Kết luận: Tinh bột trong ống nghiệm sau khi đun nóng với HCl đã chuyển thành đường glucôzơ. b­Nhận biết lipit Thí nghiệm 1: B1­Nhỏ vài giọt dầu ăn lên tờ giấy trắng, để một vài phút. B2­ Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. + Giọt dầu thấm loang rộng, làm cho phần giấy đó bóng và trong, cho ánh sáng đi qua. Thí nghiệm 2: B1­Nghiền mẫu mô (lạc nhân) trong rượu để hoà tan dầu mỡ bất kì rồi lọc và đổ 2ml dịch chiết  vào 2ml nước trong ống nghiệm ta thu được kết quả hình thành nhũ tương màu trắng sữa. B2­Giải thích: dầu (lipit) có trong hạt lạc khi nghiền trong rượu đã hòa tan trong rượu nhưng khi  cho vào nước dầu lạc không hòa tan trong nước (lipit là chất hữu cơ không tan trong nước–kị  nước) tạo thành các hạt nhỏ trắng đục trong nước (nhũ tương). Kết luận: Trong thành phần hóa học của các tế bào hạt lạc có chứa lipit (dầu thực vật). c­Nhận biết prôtêin  B1­Lấy 3ml sữa hoặc 10ml dung dịch lòng trắng trứng (lấy lòng trắng một quả trứng + 0,5l nước  + 3ml NaOH 10% ) cho vào ống nghiệm.  B2­Nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1%  rồi lắc ống nghiệm. 3
  4. B3­ Quan sát hiện tượng xảy ra: dung dịc chuyển màu xanh tím sau chuyển sang tím. chứng tỏ sự  có mtj của protein Giải thích: Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết peptide (CO­NH­). Trong môi trường kiềm, các  hợp chất có chứa từ hai liên kết peptide trở lên có thể phản ứng với CuSO4 tạo thành phức chất  màu xanh tím, tím, tím đỏ hay đỏ. Cường độ màu thay đổi tùy thuộc vào độ dài mạch peptide,Phản  ứng này thường thường được ứng dụng để  nhận biết, định lượng protein.   2­Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào B1­Chuẩn bị dịch mẫu: Lấy 10 gam thực vật (xà lách, đậu cô ve, cải bắp…) hoặc thịt lợn nạc cho vào cối sứ giã nhỏ với  một ít nước cất, thêm 10 – 20ml nước cất rồi đun sôi khối chất thu được trong 10 – 15 phút; ép qua  mảnh vải lụa (hoặc nhiều lớp vải màn). Lọc dịch thu được qua giấy lọc. Thêm nước cất để thể  tích được 20ml. B2­Lấy 5 ống nghiệm (đánh số từ 1 đến 5), cho vào mỗi ống nghiệm 4ml dịch đã chuẩn bị ở trên.  Xếp 5 ống lên giá thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Thêm vào ống nghiệm 1 vài giọt thuốc thử bạc nitrat. Thêm vào ống nghiệm 2 vài giọt thuốc thử bari clorua. Thêm vào ống nghiệm 3 khoảng 4ml thuốc thử amôn – magiê. Thêm vào ống nghiệm 4 khoảng 1ml dung dịch axit picric bão hoà. Thêm vào ống nghiệm 5 vài giọt amôn ôxalat. B3­ Quan sát hiện tượng xảy ra ở các ống, nhận xét và kết luận Ống  nghiệm +  Hiện tượng xảy ra Nhận xét­kết luận thuốc thử 1.dịch mẫu Kết tủa màu trắng ở đáy ống sau   Trong dung dịch có Cl­ nên đã kết hợp với Ag+  bạc nitrat  chuyển màu đen tạo thành AgCl 2.dịch mẫu Trong dung dịch có SO42 ­nên đã kết hợp với  bari clorua Kết tủa màu trắng đáy ống  nghiệm Ba2+ Tạo thành BaSO4 3.dịch mẫu  Kết tủa màu trắng đáy ống  Trong dung dịch có PO43­ nên đã tạo thành kết  amôn –  nghiệm tủa trắng của phốt pho kép amon­magiê  magiê NH4MgPO4 4.dịch mẫu Kết tủa màu vàng đáy ống  Trong dung dịch có K+ tạo kết tủa picrat kali axit picric  nghiệm 5.dịch mẫu Kết tủa màu trắng đáy ống  Trong dung dịch có Ca2+ tạo kết tủa ôxalat canxi  amôn  nghiệm màu trắng ôxalat Qua các thí nghiệm trên có thể kết luận: trong tế bào sinh vật có mặt nhiều chất hữu cơ thuộc các  nhóm (prôtêin, lipit, gluxit) và các nguyên tố khoáng. 3­Tách chiết ADN B1­Nghiền mẫu vật 4
  5. ­Lột bỏ lớp màng bao bọc gan rồi dùng dao thái nhỏ gan rồi cho vào máy xay sinh tố và cho thêm  nước lạnh bằng 2 lần lượng gan, nghiền để phá vỡ tế bào gan. ­Lọc dịch nghiền bằng giấy lọc hay vải lọc để loại bỏ phần xơ. ­ Lấy dịch đã lọc cho vào ống nghiệm (khoảng 1/2 ống, tương đương  3­> 4ml). Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hóa  chất  thí nghiệm: 1.Máy xay sinh tố  2.Ống nghiệm để dựng các dịch  nghiền, hóa chất thí nghiệm. 3.Ống đong, cốc thủy tinh có chia  ml. 4.gan gà, dứa tươi. nước rửa chén  Máy xay sinh tố (loại dùng  Sunlight   Dứa tươi gọt vỏ và thái  điệ n) 5. Cồn êtanol  700 – 900  nhỏ Cốc thủy tinh Ống nghiệm để dựng các  Ống đong có chia ml có vạch chia ml dịch nghiền, hóa chất thí  nghiệm  B2­ Làm nước cốt dứa ­ Dứa tươi gọt sạch, thái thành miếng nhỏ. ­Dùng máy xay sinh tố  nghiền nhỏ. ­Lọc lấy nước cốt bằng vải lọc, lấy nước đã lọc  cho vào ống nghiệm. B3­ Pha trộn các  dung dịch ­ Cho vào dung dịch một ít nước rửa chén Sunlight  (lấy bằng 1/6 lượng dịch nghiền tế bào). Nước rửa chén (bát) là dung dịch mang tính kiềm có tác dụng phá vỡ màng sinh chất (MSC có cấu  tạo chủ yếu là photpho lipit­ Nước rửa chén thuỷ phân photpholipit của màng) và màng nhân, giải  phóng chất nhiễm sắc.  ­Khuấy nhẹ hặc lắc nhẹ cho đều, để yên trên giá khoảng 15 phút. ­Cho tiếp vào ống nghiệm nước cốt dứa (lấy bằng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào). Trong  nước cốt quả dứa  có chứa enzim bromelin, enzim bromelin  này  tách protein ra khỏi ADN. (enzim bromelin phân huỷ prôtêin trong chất nhiễm sắc để tách ADN ra)  ­Khuấy nhẹ hoặc lắc nhẹ cho đều, để yên trên giá khoảng 10 phút. B4­Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn êtanol ­Nghiêng ống nghiệm và rót cồn êtanol dọc  theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận để  cồn tạo thành lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp (lượng cồn bằng lượng dịch nghiền trong ống  nghiệm). ­Để ống trên giá khoảng 10 phút. ­Quan sát lớp cồn trong ống nghiệm:  +Thấy một số chất kết tủa  dạng sợi lơ lửng  kết thành từng bó màu trắng đục trong lớp cồn  (đó chính là các phân tử ADN). 5
  6.        B5­Tách ADN ra khỏi lớp cồn ­Dùng que tre mỏng đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que rồi vớt  ra ngoài quan sát. ­Để nhẹ lên lam kính và  lên kính  hiển vi quan sát hình thái của các sợi ADN. Kết quả quan sát: ­Nhìn thấy các chuỗi ADN dạng  xoắn . ­Các điểm sáng, tối thành chuỗi  cuộn xoắn với nhau của 2 sợi. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­Thế nào là các nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? cho ví dụ. 2­ Tinh bột khác với xenlulôzơ ở những điểm nào? chức năng của chúng trong cơ thể thực vật? 3­ ARN có mấy loại, là những loại nào? chức năng của mỗi loại?  4­Tại sao lá rau để trong tủ lạnh khi đưa ra ngoài nhanh bị hỏng? Trong khi đó lá một số loài cây  sống ở vùng băng tuyết lại vẫn xanh? 5­Trong các nguyên tố sau, nguyên tố nào chiếm hàm lượng nhỏ nhất trong cơ thể người: Ni tơ,  Các bon, Hiđrô, phốt pho. 6­ Chức năng không có ở prôtêin là: (chọn câu trả lời đúng) a­Cấu trúc. b­Xúc tác các quá trình trao đổi chất. c­Điều hòa quá trình trao đổi chất. d­Truyền đạt thông tin di truyền. 7­Trong tế bào, chất chứa 1 đầu phân cực và đuôi không phân cực là (chọn câu trả lời đúng) a­Lipit trung tính. b­Sáp. c­Phốt pho lipit. d­Triglixêrit. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Thuyết ngũ hành là gì và có gì tương đồng với khoa học về các chất cơ bản tạo nên sự  sống? Văn hóa cổ  Đông phương đã giải thích sự phát sinh sự sống, sự phát triển của vạn vật  trong vũ  trụ bằng Thuyết ngũ hành. Họ cho rằng mọi vật chất trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất (hành) kiến  tạo nên.  Ngũ hành gồm: 5 hành hay 5 chất là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ (Kim là kim loại; Mộc là cây; Thủy  là  lỏng, là nước; Hỏa là lửa, là cháy; Thổ là đất).  Chúng quan hệ giúp đỡ nhau gọi là Tương sinh và chống lại nhau gọi là Tương khắc, trên cơ sở  sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa, tương vũ tạo sự biến hóa phức tạp đã tạo  ra muôn loài vận động, phát triển  điều chỉnh giữ thế cân bằng trong tự nhiên.  Ngày nay khoa học phát hiện ra trong tự nhiên 5 nguyên tố hoá học C, H, O, N, P tạo nên các axit  nuclêic, các hợp chất protein là những chất hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển  của sự sống trên trái đất. Điều này đã được Ăng ghen khẳng định bằng một câu: ở đâu có protit  ở  đó có sự sống; (hoặc) Sống là phương thức tồn tại và sự đổi mới các thành phần của protit. Trong cơ thể 99% sinh khối cơ thể được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O, N, S, P.  Chính vì vậy  6 nguyên tố này  được gọi là nguyên tố phát sinh sinh vật. Từ 6 nguyên tố tạo nên các hợp chất  hữu cơ cơ bản của sự sống làm cho sự sống đa dạng và phát triển như ngày nay. Sự sống trên trái  đất do chính vật chất của trái đất sinh ra, không có thần thánh nào tạo ra. + Trong số 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên thì người ta phát hiện trong cơ thể có khoảng  60 nguyên tố. Các nguyên tố này có hàm lượng trong cơ thể rất khác nhau. Các nguyên tố sau được  6
  7. coi là cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể: C, H, O, N, S, P, Ca, K, Cl, Mg, và cả các  nguyên tố vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn, Na, Si, I, Co.  Ba nguyên tố: C, H, O tạo nên các chất gluxit và lipit. Bốn nguyên tố: C, H, O, N tạo nên đa số các hợp chất protein.  Năm nguyên tố : C, H, O, N, P tạo nên các axitnuclêic (ADN, ARN) + Thành phần 6 nguyên tố phổ biến nhất chiếm từ 97­> 99% (các nguyên tố đa lượng):               oxy 65%   nitơ : 3% các bon: 18%          can xi: 2% hyđro : 10%            photpho: 1% + Trong tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ, nước và muối khoáng; các chất  hữu cơ chính: protein, gluxit, lipit, axitnuclêic, các vitamin;  chất vô cơ chủ yếu là nước và  các  muối khoáng.   7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2