intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 47: Thực hành - Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

140
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp người học tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut và các vi sinh vật khác gây ra ở địa phương và cách phòng tránh; có được kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân,... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 47: Thực hành - Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 47 ­ THỰC HÀNH:  TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN  NHIỄM  PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG  I­MỤC TIÊU ­ Tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut & các VSV khác gây ra ở địa phương & cách phòng tránh. ­ Có được kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân. ­ Rèn kĩ năng tìm hiểu, ghi chép & kĩ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chứng về bệnh  truyền nhiễm đã học với thực tiễn ở địa phương. ­ Hình thành khả năng làm việc khoa học. Có niềm tin vào khoa học hiện đại. ­ Xác định một cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có phương  pháp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người  cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm. II­CHUẨN BỊ ­Các tài liệu về bệnh truyền nhiễm: lao, HIV, cúm, ... ­Các kiến thức về vi khuẩn, vi rút, sinh trưởng, phát triển và khả năng gây bệnh... ­Tranh, ảnh về bệnh truyền nhiễm ở người, động vật, thực vật. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  B1­ Đến một số cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế) tìm hiểu & lấy số liệu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương trong thời gian gần đây. Sưu tầm số liệu về tên bệnh, tác hại, triệu chứng,  cách lây truyền, cách phòng tránh. B2­ Hỏi, tham vấn những người lớn tuổi trong gia đình, làng xóm về các bệnh truyền nhiễm từ  xưa đến nay hay mắc phải, ức độ thiệt hại ...phương pháp phòng tránh . B3­ Tìm hiểu, phân tích 1 số bệnh truyền nhiễm phổ biến & đang được quan tâm ở địa phương  như cúm, cúm gà,  AIDS, viêm gan B, chân tay miệng,… Mỗi loại bệnh tìm hiểu về tỉ lệ người  mắc bệnh (hoặc số người mắc bệnh), nguyên nhân, triệu chứng, cách lây nhiễm, cách phòng tránh, … Tập hợp, ghi chép  lấy tư liệu để làm báo cáo, bài  thu hoạch. B4­ Bài thu hoạch: một số bệnh truyền nhiễm thường gặp tại địa phương (Mỗi địa phương có thể  khác nhau về loại bệnh truyền nhiễm, mức độ thiệt hại, nhưng chọn những bệnh hay gặp nhất,  phổ biến nhất). Bài thu hoạch tập chung vào các nội dung chính: Bệnh và tác nhân gây bệnh; Tác hại và triệu  chứng; Phương thức lây nhiễm, lan truyền; Cách phòng tránh. ­Thông tin từ Bộ Y Tế: Có hơn 20 bệnh truyền nhiễm thường gặp (tỉ lệ mắc trên 100.000 dân) là: 1. Bệnh cúm,  12. Bệnh bạch hầu  2. Nhiễm khuẩn huyết   13. Bệnh tả   3. Sốc nhiễm khuẩn   14. Bệnh thuỷ đậu  4 . Nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm  15.  Bệnh lỵ trực khuẩn   5. Nhiễm khuẩn do não mô cầu   16. Bệnh lỵ amip   6. Viêm gan do   17. Bệnh do Rickettsia   7. sốt rét   18. Bệnh sốt mò   8. Bệnh thương hàn   19. Bệnh Leptospira  2
  3.  9. Bệnh sởi   20. Bệnh dịch hạch   10. Quai bị   21. HIV/AIDS  11. Bệnh uốn ván  ­Theo thống kê của Bộ Y tế,  năm 2011 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân  cao nhất theo thứ tự là: cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amíp,  viêm gan, thủy đậu...  Khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất đặc biệt được chú ý là các bệnh  đường tiêu hóa và hô hấp, những bệnh này có liên quan tới nước sạch vệ sinh môi trường và vệ  sinh cá nhân. Điển hình là 3 đợt tiêu chảy cấp gần đây với hơn 500 người bị mắc.   (Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết Dự án Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua  việc cải thiện hành vi vệ sinh các nhân và vệ sinh môi trường do Cục Y tế dự phòng và môi trường   và Quỹ Unilever VN tổ chức). BỆNH CÚM GIA CẦM (BỆNH CÚM GÀ) ­Bệnh và tác nhân gây bệnh Bệnh cúm gà là bệnh viêm nhiễm do các siêu vi gây bệnh cúm gia cầm (cúm gà) gây ra. Có nhiều loại siêu vi cúm khác nhau xuất hiện tự nhiên ở các loài chim. Các loài chim hoang dã trên  thế giới mang siêu vi này trong ruột, nhưng các siêu vi này có thể không gây bệnh cho chim. Tuy  nhiên, bệnh cúm gà dễ lây lan giữa các loài chim và có thể khiến một số loài gia cầm (trong đó bao  gồm cả gà, vịt và gà tây) đổ bệnh nặng và thậm chí có thể giết chết các loài gia cầm này. Siêu vi gây bệnh cúm gà thường không lây nhiễm sang người, tuy nhiên các trường hợp  nhiễm siêu vi cúm gà ở người đã xuất hiện từ năm 1997. Nguy cơ con người mắc bệnh cúm gà thường thấp. Tuy nhiên, trong đợt dịch cúm gà ở gia cầm (gia cầm là gà, vịt và gà tây) những người đã tiếp xúc gần gũi với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc các bề mặt đã bị nhiễm chất dịch tiết ra của gia cầm bị nhiễm bệnh có thể có nguy cơ mắc bệnh. Tác hại và triệu chứng Các triệu chứng của bệnh cúm gà ở người là  khác nhau, từ các triệu chứng thông thường  giống bệnh cúm (sốt, ho, đau họng và nhức mỏi cơ)  tới nhiễm trùng mắt, các bệnh nghiêm trọng về  hô hấp (thí dụ như tình trạng khó thở cấp tính), và  các biến chứng khác nghiêm trọng và đe dọa tới tính mạng. Các triệu chứng của bệnh cúm gà có  thể tùy thuộc vào loại siêu vi gây bệnh. Phương thức lây nhiễm, lan truyền Để bệnh cúm “bùng phát” hoặc các trường hợp mắc bệnh phát triển tới mức độ đại dịch, bệnh này phải xảy ra trên toàn thế giới, chứ không chỉ ở một quốc gia hay lục địa. Đại dịch có thể khởi phát khi hội đủ ba điều kiện sau đây: ­ Xuất hiện một dạng siêu vi cúm phụ mới. ­ Siêu vi đó lây nhiễm sang người và gây bệnh nặng. ­ Siêu vi đó dễ lây lan từ người này sang người khác. Cách phòng tránh. Hãy làm theo các bước đơn giản sau đây: ­ Tránh tiếp xúc gần gũi với những người mắc bệnh. ­ Tránh xa những người khác nếu quý vị mắc bệnh. ­ Tạm nghỉ việc, nghỉ học và đi mua sắm khi quý vị đau bệnh, và không đưa con quý vị tới trung  tâm giữ trẻ hoặc trường học nếu các em đau bệnh. ­ Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. ­ Rửa tay thường xuyên hoặc dùng các chất khử trùng dạng không dùng nước cho bàn 3
  4. tay. BỆNH LAO Bệnh và tác nhân gây bệnh  Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium  illness grain Bacille de Koch (BK) tấn công bất  cứ phần nào của cơ thể nhưng thông thường  nhất là phổi. Tác hại và triệu chứng  Cơ thể gầy yếu, giảm khả năng lao động, giảm khả năng kháng bệnh, rế nhiễm nhiều  bệnh khác Ho và sốt nhẹ; Mệt mỏi; Giảm cân; Ho ra máu;  Sốt và đổ mồ hôi đêm;  Ho đờm dãi;  Đau ngực;  Đổ mồ hôi quá nhiều; Thở khò khè. Phương thức lây nhiễm, lan truyền  Lan truyền trong không khí từ người này sang người nọ. Khi một người hít phải vi khuẩn lao,  chúng sẽ khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản. Từ đấy chúng có thể vào bằng đường máu đến nhiều  nơi khác của cơ thể như thận, xương sống, não. Lao phổi, họng có thể lây lan khác với lao thận,  xương sống hoàn toàn không lây. Người mắc bệnh lao thường lây cho những người tiếp xúc với  họ thường xuyên như trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp.  Điều trị và cách phòng tránh Cách tốt nhất là nên uống thuốc đều đặn đúng theo lời dặn của BS điều trị. Cần nhớ tái khám đều  đặn để BS biết điều trị bệnh của bạn có hiệu quả không? Bạn có thể phải chụp hình thay thử  đàm lại sau một thời gian điều trị. Điều này giúp bạn biết còn lây cho mọi người khác. Nếu bạn bị  bệnh nặng, nên vào viện điều trị một thời gian để tránh lây lan cho người khác. Một khi bạn có vi khuẩn lao trong đờm, những điều dưới đây giúp bạn tự bảo vệ và tránh lây lan  cho người khác: ­ Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc đều đặn. ­ Luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Bỏ những khắn ấy vào mộu túi  nilông và cho vào thùng rác. ­ Không làm việc grain học. Nên sống cách ly một thời gian , ngủ ở phòng riêng xa với những  người thân trong gia đình. ­ Để phòng thoáng khí: mở của sổ khi bên ngoài không quá lạnh. Vi khuẩn dễ lây truyền ở những  nơi ẩm thấp, chật chội, tối tăm. Cần biết là vi khuẩn lao lan trong không khí nên không bị lây khi bắt tay, ngồi chung toilet. Khi  dùng thuốc được 2­3 tuần, bạn sẽ không còn lây lan, với sự đồng ý của BS bạn có thể tiếp tục  cuộc sống thường nhật. Những người sống quanh bạn như gia đình, bè bạn thân thiết, grain công  nhân làm chung cũng đi thử IDR cho họ để biết nhiễm lao không. Bệnh lao đặc biệt thật nguy  hiểm cho trẻ em và người nhiễm HIV. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG  Bệnh và tác nhân gây bệnh Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ  em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những  nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân  được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai  lầm và làm bệnh lan tràn. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie  A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4­A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie  nhóm B (B1­B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu  vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71  4
  5. gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến  chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Cần  lưu ý là bệnh này không có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra  bởi Aphthovirus.  Tác hại và triệu chứng  từ 3­6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi,  sốt nhẹ (38 ­ 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài  ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là  sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường  là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước  có kích thước nhỏ (2­3mm) nằm trên một nền niêm mạc  viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất  nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân  khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng  nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước,  bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này  thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7  đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không  được điều trị.  Phương thức lây nhiễm, lan truyền  Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh.  Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ  thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân  miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường  gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh. Cách phòng tránh. Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu  nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là: ­ Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. ­ Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. ­ Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân ­ Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có  chlor. ­ Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. ­ Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. BỆNH VIÊM GAN B Bệnh và tác nhân gây bệnh   nhiễm virut viêm gan B Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98%  những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan  và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng  bệnh tốt nhất. 5
  6.   Tác hại và triệu chứng  Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số  ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là  thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu  sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1­2  tháng diễn biến bệnh dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỷ lệ rất ít  bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong. Phương thức lây nhiễm, lan truyền  ­ Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm  gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn. ­ Lây truyền qua quan hệ tình dục. ­ Truyền từ mẹ sang con: virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải  trong thời kỳ mang thai. Cách phòng tránh. ­ Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.  ­ Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn  dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây  truyền từ mẹ sang con. ­ Đối với những người viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường  xuyên cứ 3­6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, aFP và siêu âm gan. ­ Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B. ­ Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia  chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.  BỆNH TIÊU CHẢY Bệnh và tác nhân gây bệnh Tiêu chảy do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn  Nguyên nhân do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có  khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh  như Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis) là  bệnh thường gặp nhất. Bệnh lây qua đường tiêu  hóa do ăn thức ăn bị nhiễm Salmonella. Tiêu chảy dạng tả  Bệnh tả: Do Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp  là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể  tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ gây dịch.  E.coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là  thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24­72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đây là thể bệnh  tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài có khi đến 5 tuần.  6
  7. Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ  Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Triệu chứng lâm sàng là đau bụng quặn, mót rặn, đi  ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên  hiện nay trực khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.  Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân lỏng có  máu mũi...  Tác hại và triệu chứng;  Tả là 1 trong 3 bệnh tối nguy hiểm, thuộc diện kiểm dịch quốc tế (tả, dịch hạch và sốt vàng), do  một loại vi khuẩn hình dấu phấy gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là ỉa  lỏng nhiều và nôn nhiều lần.  ­Tình trạng đi ngoài, nôn liên tục khiến người bệnh nhanh chóng mất nước, điện giải, truỵ tim  mạch, suy kiệt và tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời ­Khởi bệnh đột ngột, đại tiện trước, nôn sau: Đại tiệna lúc đầu có phân, sau lỏng, toàn nước, màu  trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu có những hạt trắng lổn nhổn, mùi tanh. Nôn sau ỉa lỏng, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân. Đại tiện và nôn dễ dàng, số  lượng nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Phương thức lây nhiễm, lan truyền;  Khí hậu nóng ẩm trong mùa hè tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng  phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho con người. Tiêu chảy do nhiễm  khuẩn chủ yếu là do vi khuẩn và độc tố của chúng. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan qua thực phẩm, dễ tử vong và gây bệnh dịch  lớn. Cách phòng tránh. 1. Thực hiện ăn chín uống sôi, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống. 2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trớc khi ăn uống. 3. Dụng cụ, bát đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi. 4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, muỗi, gió, bụi bặm. 5. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tơi để bón và tưới rau. 6. Thực hiện 6 không: Không ăn rau sống; Không ăn tiết canh; Không ăn mắm tôm, mắm tép sống;   Không ăn gỏi cá, hải sản sống; Không ăn nem chạo, nem chua; Không uống nước lã, nước đá mất  vệ sinh. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­Thế nào là bệnh truyền nhiễm, các phương thức lây truyền? 2­ Miễn dịch có mấy loại, là những loại nào? Con người tạo các miễn dịch chủ động bằng cách  nào? Hãy nêu các bệnh được tiêm phòng mở rộng tại địa phương? 3­Trong môi trường xung quanh có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà cơ thể không bị mắc bệnh? 4­Vi rút khác với vi khuẩn ở những điểm cơ bản nào? 5­Vì sao nói các bệnh do vi rút gây nên không có thuốc đặc trị? 6­Người bị nhiễm vi rút HIV không gọi là bệnh vì sao? ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Tại sao vi rút cúm ngang ngược hoành hành khắp hành tinh? Virut cúm (họ Orthomyxoviridae) ngang ngược nhất thế giới, gây nhiều tổn thất cho con  người. Năm 1957 dịch cúm làm cho 1,5 tỉ người mắc cúm, hàng vạn người già và trẻ em bị chết.  Vi rút cúm có 2 dạng (hình cầu và hình que) chúng có thể gây bệnh cho người, ngựa, lợn, gia cầm. Chúng ngang ngược được là vì chúng có khả năng biến đổi nhanh (khoảng 1­2 năm lại biến  đổi thành chủng mới) khiến cho con người khó đề phòng. Chẳng hạn chỉ tính riêng cúm mũi tới  nay đã có hơn 100 giống khác nhau. Cứ khoảng 10 năm lại có 1 lần vi rút cúm biến đổi gây dịch  lớn, khiến cho cơ thể người đã miễn dịch các loại vi rút cũ lại bị loại mới này gây bệnh.  Ngày nay khoa học phát triển và hiểu biết rõ về vi rút, thông tin  liên lạc phát triển nên việc  phát hiện, ngăn chặn dịch cúm hiệu quả, kịp thời không để xảy ra thảm họa lớn. Tuy nhiên không  7
  8. thể chủ quan với sự biến đổi của môi trường, khả năng các chủng vi rút cúm cũng biến đổi khôn  lường.  8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2