Bài giảng An toàn truyền máu - Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân
lượt xem 0
download
Bài giảng An toàn truyền máu do Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân biên soạn gồm các mục tiêu: Trình bày được đặc điểm máu và các sản phẩm của máu; Trình bày được chỉ định truyền máu thường gặp; Điều trị được tai biến truyền máu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng An toàn truyền máu - Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân
- AN TOÀN TRUYỀN MÁU Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân - Khoa UBHH
- TRUYỀN MÁU AN TOÀN •QUY TRÌNH KHÉP KÍN GỒM NHIỀU GIAI ĐOẠN : • Tuyển chọn người hiến máu → Lấy máu → Xét nghiệm→Điều chế →Bảo quản →Vận chuyển→ Quản lý, sử dụng máu và chế phẩm máu trong điều trị → Theo dõi nguy cơ trong truyền máu
- MỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm máu và các sản phẩm của máu 2. Trình bày được chỉ định truyền máu thường gặp 3. Điều trị được tai biến truyền máu
- XÉT NGHIỆM • Xét nghiệm huyết thanh học : SÀNG LỌC nhóm máu ABO và Rh (D), sàng lọc kháng thể bất thường • Tác nhân lây truyền bệnh : HIV, viêm gan B, C, sốt rét, giang mai, CMV
- CÁC CHẾ 1. Máu toàn phần 2. Hồng cầu lắng PHẨM MÁU 3. Tiểu cầu đậm đặc THƯỜNG 4. Kết tủa lạnh DÙNG 5. Huyết tương đông lạnh
- MÁU TOÀN PHẦN • Bảo quản nhiệt độ 2ºC đến 6ºC, hạn dùng là 21 ngày với chống đông CPD, 35 ngày với CPDA • Hgb # 12g/dl, Hct # 35% • Hiện ít còn sử dụng
- HỒNG CẦU LẮNG • Khối hồng cầu đậm đặc (hồng cầu lắng) là phần còn lại của máu toàn phần đã tách huyết tương sau khi ly tâm hoặc để lắng • Bảo quản và hạn dùng : như máu toàn phần • Hgb # 20g/dl, Hct # 65-75%
- Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản Khối hồng cầu giảm bạch cầu Khối hồng cầu lọc bạch cầu Khối hồng cầu rửa Khối hồng cầu đông lạnh
- TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC • TCĐĐ điều chế từ máu toàn phần (POOL): bảo quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC trong 24 giờ kể từ khi lấy máu + V # 120-200 ml từ 1000 ml máu tp + PLT 140 x 109 • TCĐĐ được điều chế bằng máy chiết tách (CUP): Thu thập trực tiếp từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động + V# 250 ml, PLT 300 x 109 • Hạn dùng tối đa 5 ngày, nhiệt độ 20oC đến 24oC và lắc liên tục
- HUYẾT TƯƠNG ĐÔNG LẠNH • Huyết tương là phần dịch lỏng không chứa các tế bào máu. Huyết tương có thể được sử dụng ngay sau điều chế hoặc được đông lạnh (gọi là huyết tương đông lạnh) • Nhiệt độ từ 2oC đến 6oC: hạn sử dụng không quá 14 ngày • Nhiệt độ từ (-18oC) đến (-25oC): hạn sử dụng không quá 12 tháng • Nhiệt độ từ (-25oC) trở xuống: hạn sử dụng không quá 24 tháng • Chứa các yếu tố đông máu, albumin, immunoglobulin, nồng độ yếu tố VIII > 0.7 UI/ml • Không đông lạnh lại khi đã làm tan đông. Sử dụng ngay trong vòng 06 giờ tính từ thời điểm bắt đầu làm tan đông.
- KẾT TỦA LẠNH • Là chế phẩm tách từ phần tủa hình thành trong quá trình tan đông huyết tương đông lạnh ở nhiệt độ từ 10oC trở xuống, và trữ đông lại • V # 10-25 ml từ 250 ml máu tp • Nồng độ yếu tố VIII ít nhất 30 UI cho mỗi đv KTL từ 250 ml máu tp • Fibrinogen ít nhất 75 mg, WonWillebrand, XIII • Nhiệt độ từ (-18oC) trở xuống: hạn sử dụng không quá 12 tháng • Không đông lạnh lại khi đã làm tan đông. Sử dụng ngay trong vòng 06 giờ tính từ thời điểm bắt đầu làm tan đông
- CHỈ ĐỊNH- LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG • 1. Hồng cầu lắng : Chỉ định truyền máu phải dựa vào nồng độ Hemoglobin hoặc Hct kết hợp với dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu và bệnh nền.
- • Liều lượng và cách dùng: •10-15 mL/kg/lần •1 mL/kg tăng 1% Hct HỒNG CẦU •Thời gian truyền trung bình 3-4 giờ, sau đó kiểm tra lại Hct, lập lại liều trên nếu LẮNG cần. • Trẻ có nguy cơ quá tải: truyền lượng ít và chậm 5mL/kg hồng cầu lắng trong 4 giờ, có thể kết hợp với furosemide tĩnh mạch ngay trước khi truyền
- Truyền máu cấp cứu Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm (“báo động đỏ”), hoặc không có máu và chế phẩm máu cùng nhóm, hoặc không xác định được nhóm máu người bệnh: HỒNG CẦU LẮNG − Truyền hồng cầu lắng nhóm O (không có kháng nguyên) cho người bệnh. Khi nghi ngờ hoặc khẳng định người bệnh có nhóm máu Rh(D) âm, phải truyền HCL nhóm O Rh(D) âm.
- HỒNG CẦU LẮNG
- • Truyền máu cấp cứu : khi bệnh nhân có kháng thể bất thường, cần truyền máu cấp cứu và không tìm được đơn vị máu phù hợp→BS điều trị và ngân hàng máu cần phối hợp, cân nhắc về HỒNG CẦU LẮNG cơ phản ứng miễn dịch do truyền máu ko nguy hòa hợp và nguy cơ tử vong do thiếu máu nặng→quyết định phù hợp
- TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC Chỉ định : Trẻ em và thiếu niên: + Tiểu cầu < 50 k/µL và chảy máu + Tiểu cầu < 50 k/µL và can thiệp lớn + Tiểu cầu < 20 k/µL và suy tủy có nguy cơ chảy máu + Tiểu cầu < 10 k/µL và suy tủy không có yếu tố nguy cơ chảy máu + Rối loạn chức năng tiểu cầu kết hợp chảy máu hoặc can thiệp lớn Trẻ ≤ 4 tháng tuổi: + Tiểu cầu < 100 k/µL và chảy máu + Tiểu cầu < 50 k/µL và can thiệp lớn + Tiểu cầu < 20 k/µL và lâm sàng ổn định + Tiểu cầu < 100 k/µL và lâm sàng không ổn định + Rối loạn chức năng tiểu cầu kết hợp chảy máu hoặc can thiệp lớn.
- TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC Liều lượng và cách dùng: •1 đơn vị/5-10 kg •Nên truyền ngay sau khi nhận tiểu cầu, không để tiểu cầu vào tủ lạnh vì sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu. •Truyền càng nhanh càng tốt, trung bình 1 đơn vị/20 phút, tối đa 1 giờ, truyền qua dây truyền máu có màng lọc. •Truyền phù hợp nhóm máu ABO của BN.
- HUYẾT TƯƠNG ĐÔNG LẠNH Chỉ định: • Thiếu yếu tố đông máu nặng và chảy máu • Thiếu yếu tố đông máu nặng và can thiệp lớn • Làm mất nhanh hiệu quả của Warfarin • Hemophilia B • Thay thế protein chống đông (antithrombin III, protein C và S) • Truyền thay huyết tương trong ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối Liều lượng: 10-20 mL/kg Cách dùng: • Phù hợp nhóm máu ABO • Truyền tối đa trong 4 giờ • Khi truyền giải đông bằng cách ngâm vào nước ấm ở 30-37oC
- KẾT TỦA LẠNH Chỉ định: • Hemophilia A • Fibrinogen < 1 g/L do bẩm sinh hoặc DIC • Bệnh von Willebrand • Thiếu yếu tố XIII Liều lượng khởi đầu: • 1 túi KTL = 140 UI VIII/50 mL = 150 mg fibrinogen/50 mL Hemophilia A: Lượng fibrinogen cần bù = Nồng độ Xuất huyết khớp, cơ, răng: 15 UI/kg fibrinogen mong muốn × 0,07 ×cân nặng × Xuất huyết não: 50 UI/kg (1 - Hct) Lặp lại liều sau 8-12 giờ 1 túi/5kg Phẫu thuật lớn: Trước phẫu thuật: 30-40 UI/kg Sau phẫu thuật: 15-30 UI/kg Cách dùng: có thể truyền khác nhóm ( không quá 10ml/kg trong 12 giờ), truyền tối đa trong 4 giờ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh nhiễm sán
45 p | 342 | 152
-
BÀI GIẢNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 6)
6 p | 211 | 56
-
Thuyết minh về tết cổ truyền
20 p | 599 | 35
-
Một số bệnh do ký sinh trùng truyền qua thực phẩm
58 p | 152 | 26
-
Bài giảng Thu thập, đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm - Khoa An toàn sinh học và Quản lý chất lượng
34 p | 174 | 24
-
Bài giảng Sử dụng các thành phần máu trong điều trị - TS. Huỳnh Nghĩa
53 p | 124 | 21
-
BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 7)
6 p | 111 | 20
-
NHÓM MÁU VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
5 p | 159 | 17
-
Bệnh dịch hạch ( plague )
12 p | 78 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: LAO PHỔI (Phế Kết Hạch – Tuberculosis - Tuberculose)
5 p | 146 | 8
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 1: An toàn truyền máu và xử lý tai biến truyền máu
5 p | 74 | 8
-
Bài giảng Thu thập mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm MERS-CoV
36 p | 106 | 7
-
Tài liệu: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ – PHẦN 2
10 p | 98 | 5
-
Chẩn đoán phân biệt sỏi ống mật chủ
5 p | 131 | 4
-
Trường hợp nào cần truyền máu?
5 p | 79 | 4
-
DOBUTREX (Kỳ 5)
5 p | 72 | 3
-
Bài giảng Sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu
42 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn