Bài giảng Bài 1: Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) - Phạm Lan Hương
lượt xem 22
download
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) của Phạm Lan Hương sau đây sẽ giúp các bạn biết được khái niệm cân bằng thị trường; cân bằng tổng thể; nền kinh tế một hàng hóa; trường hợp nền kinh tế hai hàng hóa; cơ sở dữ liệu của mô hình CGE.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 1: Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) - Phạm Lan Hương
- Bài 1 Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) (đã bổ sung thêm) Khóa tập huấn về mô hình cân bằng tổng thể cho Viện Kinh tế nông nghiệp do dự án MISPA tài trợ Người trình bày: Phạm Lan Hương Ngày 25/8/2005 1
- Nội dung bài trình bày • Dẫn đề • Cân bằng thị trường là gì? • Thí dụ 1: mô hình bán phần về thị trường cà phê • Cân bằng tổng thể là gì? • Trường hợp đơn giản nhất: nền kinh tế MỘT hàng hóa – Xác định cung – Xác định cầu – Cân bằng thị trường • Trường hợp nền kinh tế HAI hàng hóa • Thí dụ 2: mô hình cân bằng tổng thể đơn giản • Cơ sở dữ liệu của mô hình CGE • Bài tập xây dựng cơ sở dữ liệu 2
- Một vài điều ngoài lề • Giới thiệu về giảng viên – Ít khi làm công tác giảng dạy ⇒ khả năng sư phạm chưa cao – Tuy vậy, vẫn cố gắng suy nghĩ tìm tòi cách giảng làm học viên lĩnh hội vấn đề dễ dàng nhất – Nhiều thuật ngữ về kinh tế vi mô bằng tiếng Việt có thể còn chưa chuẩn ⇒ đề nghị học viên sửa ngay khi thấy sai – Còn có thể có sai sót và không nhất quán giữa các bài (không phải do cố ý) • Cách giảng – Đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp – Bỏ qua các chứng minh công thức và rút gọn về toán học, là điều làm phức tạp thêm vấn đề, nhưng không đóng vai trò quan trọng trong việc làm học viên lĩnh hội nội dung chính – Thí dụ minh họa kèm theo lý thuyết – Không chạy theo số lượng kiến thức được trình bày, mà lấy tiêu chí học viên hiểu thấu đáo vấn đề làm mục đích cao nhất – Khi thấy bất cứ vấn đề gì không hiểu, đề nghị học viên hỏi ngay, không đợi đến cuối giờ – Nếu thấy tốc độ giảng không phù hợp (nhanh quá hoặc chậm quá), đề 3 nghị cho giảng viên biết ngay để điều chỉnh
- Một vài điều ngoài lề (2) • Sử dụng mô hình CGE vào hoạch định chính sách – Là vấn đề không đơn giản, không thể sử dụng nhuần nhuyễn sau khóa học 1 tuần – Đòi hỏi học viên phải có kiến thức nhất định về lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô – Có trình độ khá về toán – Học viên cũng cần “sạch nước cản” về kỹ năng sử dụng máy tính – Đồng thời phải giàu kinh nghiệm thực tế để có thể lựa chọn các giả định sát thực cho mô hình – Đòi hỏi mức độ cẩn thận và tỷ mỷ khá cao khi xây dựng mô hình và tính toán cơ sở dữ liệu – Khi diễn giải kết quả mô hình phải HẾT SỨC THẬN TRỌNG – Với mô hình CGE tốt nhất, kết quả thử nghiệm chính sách cũng chỉ cho thấy xu hướng phát triển, chứ không đưa ra độ chính xác tuyệt đối của các tác động chính sách 4
- Một vài điều ngoài lề (3) • Câu hỏi đối với học viên (vô cùng quan trọng, giúp người trình bày thiêt kế nội dung khóa học cho phù hợp) – Có bao nhiêu học viên đã học lý thuyết kinh tế vi mô? – Có bao nhiêu học viên đã học lý thuyết kinh tế vĩ mô? – Tất cả các học viên đều đọc được tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh? – Các anh chị mong muốn sẽ thu được gì sau khóa học? • Các thu hoạch có thể có của học viên sau khóa học – Hiểu được kênh tác động nội ngành và liên ngành, trực tiếp và gián tiếp, đa vòng của các chính sách; từ đó có thể thấy việc thực hiện một quyết đinh có thể ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến cái gì – Nắm chắc hơn các khái niệm kinh tế – Cách tính toán một số chỉ tiêu kinh tế trong mô hình 5
- Cân bằng thị trường là gì? • Mô hình thị trường một hàng hóa: – Cung: D = D(P) – Cầu: S = S(P) – Giá P Giá Cung Điểm cân bằng P Cầu Số lượng • Điểm cân bằng thị trường (market equilibrium point) là điểm tại đó cung bằng cầu ( D = S ). • Giá đóng vai trò quan trọng: được điều chỉnh cho đến khi đạt được cân bằng giữa cung và cầu. 6
- Cân bằng thị trường là gì? (2) • Đường cung thể hiện hành vi của người sản xuất • Đường cầu thể hiện hành vi của người tiêu dùng • Người sản xuất và người tiêu dùng là các tác nhân (nhóm tham gia, người chơi) trong nền kinh tế • Các tác nhân luôn có hành động phản ứng lại các tín hiệu của thị trường; đó là GIÁ CẢ • Điều kiện cân bằng là cái gắn kết các tác nhân thông qua giá cả 7
- Cân bằng thị trường một phần (partial equilibrium) là gì? • Mô hình cân bằng một phần (partial equilibrium) chỉ đề cập đến MỘT THỊ TRƯỜNG trong tất cả các thị trưởng của nền kinh tế. • Thí dụ: cả nền kinh tế có 3 thị trường: hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào sơ cấp. Mô hình cân bằng một phần chỉ nghiên cứu MỘT trong 3 thị trường này. • Mô hình chỉ gồm cung, cầu và điều chỉnh giá của chính loại sản phẩm đang xem xét, trong khi cung, cầu và giá các sản phẩm còn lại được giả định không thay đổi. • Về mặt toán học – hệ 3 phương trình: • Cung: D = D(P) • Cầu: S = S(P) • Cân bằng: D=S – 3 ẩn số (D, S, P) – ⇒ hệ có thể giải được 8
- Thí dụ 1: mô hình một phần về thị trường cà phê • Cầu cà phê: D = YPα (1) – Trong đó: Y – thu nhập của người tiêu dùng cà phê P – giá cà phê α - mức độ phản ứng của cầu đối với thay đổi về giá (độ co giãn của cầu đối với giá), α < 0 • Cung cà phê: S = APβ (2) – Trong đó: A – thay đổi về công nghệ β - mức độ phản ứng của cung đối với thay đổi về giá (độ co giãn của cung đối với giá) • Điểm cân bằng: D=S (3) Các phương trình (1), (2), (3) tạo thành mô hình thị trường cà phê (một phần) • Mô hình không đề cập đến các thị trường khác, mặc định rằng tất cả mọi yếu tố trên khác thị trường khác (giá, cung, cầu) không đổi 9
- Thí dụ 1: mô hình một phần về thị trường cà phê (2) • Giải hệ phương trình: đề nghị học viên làm • Câu hỏi: giá cà phê sẽ thay đổi như thế nào khi: – Thu nhập tăng 10%? – Công nghệ được cải tiến làm năng suất tăng 5%? 10
- Những đặc điểm chính của cân bằng một phần • Chỉ xem xét MỘT THỊ TRƯỜNG trong tất cả các thị trưởng của nền kinh tế • Các yếu tố được xem xét trên MỘT thị trường đó: – Cung – Cầu – Giá – Điểm cân bằng sau khi điều chỉnh giá • Cung, cầu và giá các sản phẩm còn lại được giả định không thay đổi • Nhận xét: Đây là giả định làm hạn chế việc áp dụng loại mô hình này • Ghi nhớ: mô hình gồm 3 phương trình: cung, cầu và cân bằng cung-cầu 11
- Cân bằng tổng thể là gì? • “Cân bằng tổng thể” (GE) là một khái niệm cơ bản của học thuyết kinh tế về hành vi của “Thị trường”. • “Cân bằng tổng thể” là tình trạng khi tất cả các thị trường trong hệ thống kinh tế đồng thời ở điểm cân bằng. Điều đó có nghĩa là cung = cầu trên tất cả mọi thị trường. • Chú ý: có bao nhiêu thị trường thì có bấy nhiêu điểm cân bằng. • Chính trong tình huống này, các nguồn lực trong hệ thống được sử dụng có hiệu quả, vì điểm cân bằng là điểm tối ưu Pareto. • Thí dụ: cả nền kinh tế có 3 thị trường: hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào sơ cấp. Mô hình cân bằng tổng thể nghiên cứu: – CẢ BA thị trường này trong tác động qua lại với nhau trên cơ sở sử dụng hiệu quả các NGUỒN LỰC CÓ GIỚI HẠN. – CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH của mô hình: GIÁ. – Mô hình gồm cung, cầu và điều chỉnh giá của tất cả các loại sản phẩm trên tất cả các thị trường một cách đồng thời để đạt tới điểm cân bằng trên tất cả các thị trường. – Câu hỏi đ/v học viên: có bao nhiêu đường cung, đường cầu và điểm cân bằng trong nền kinh tế? 12
- Các cấu phần chính của mô hình CGE • Mô hình CGE đơn giản nhất là một hệ thống các phương trình nhiều ẩn được giải đồng thời gồm: – Khối các phương trình cung của từng hàng hóa – Khối các phương trình cầu của từng hàng hóa – Khối các phương trình cân bằng giữa cung và cầu • Có thể các nhóm phương trình này không có sẵn khi chúng ta nghiên cứu một nền kinh tế. • Thông thường, chúng ta chỉ biết hành vi của các nhóm tham gia thị trường (người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng, chính phủ thu thuế và chi vào các hoạt động phúc lợi chung,…) • Phải mô hình hóa các hành vi này (lập bài toán tối ưu, hoặc xây dựng phương trình hành vi) dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế vi mô (lý thuyết về người sản xuất, người tiêu dùng,…) để có thể suy ra phương trình cung và cầu của từng hàng hóa. 13
- Trường hợp đơn giản nhất: nền kinh tế MỘT hàng hóa • Nền kinh tế có một hàng hóa được sản xuất từ hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K) và lao động (L). Nền kinh tế đóng (không có ngoại thương). • Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất sản phẩm S. • Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích (độ thỏa dụng) thông qua việc tiêu dùng sản phẩm D. • Đề nghị tính số lượng sản phẩm và giá cả khi nền kinh tế ở tình trạng cân bằng tổng thể. • Câu hỏi đối với học viên – Có bao nhiêu thị trường? – Có bao nhiêu nhóm tác nhân (nhóm tham gia, thể chế) trên thị trường? – Nêu phương pháp giải bài toán. 14
- Cung MỘT hàng hóa được xác định như thế nào? Người sản xuất giải bài toán hai giai đoạn: tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận • 1. Bài toán tối thiểu hóa chi phí của người sản xuất (C) với công nghệ hiện có để sản xuất ra số lượng sản phẩm cho trước S: – Hàm mục tiêu: Chi phí sản xuất TC = TC( PK, K, PL, L) ⇒ min – Ràng buộc công nghệ: Hàm sản xuất S = S(K, L) – Trong đó K – vốn, L – lao động, PK - giá vốn, PL – giá lao động – PK, PL cho trước Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu vốn K = K(S) (1) – Cầu lao động L = L(S) (2) • 2. Bài toán tối đa hóa lợi nhuận Π = P*S - PK*K - PL*L (3) – Thay (1) và (2) vào (3) và tối ưu hóa Tìm được cung của hàng hóa S = S( P) (4) 15
- Cầu MỘT hàng hóa được xác định như thế nào? • Bài toán tối đa hóa tiện ích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thu nhập của mình – Hàm mục tiêu: hàm tiện ích U = U(D) ⇒ max – Ràng buộc: thu nhập E = E(D, P) – Trong đó: E cho trước, bằng thu nhập • Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu đối với hàng hóa D = D(P) (5) 16
- Cân bằng tổng thể cho nền kinh tế một hàng hóa • Cung bằng cầu trên thị trường hàng hóa duy nhất: D=S (6) • Các phương trình cung hàng hóa (4), cầu hàng hóa (5) và cân bằng thị trường (6) hình thành nên mô hình CGE. • Phương trình này cho phép tính được giá tối ưu P* tại điểm cân bằng, từ đó có thể suy ra D* ( = S*). • Chú ý: trong trường hợp này, 2 mô hình cân bằng một phần và cân bằng tổng thể là một, vì chỉ có 1 thị trường duy nhất. 17
- Trường hợp nền kinh tế HAI hàng hóa • Nền kinh tế có hai hàng hóa được sản xuất từ hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K), lao động (L), và hai đầu vào trung gian là hai hàng hóa đó (ID1 và ID2), nền kinh tế đóng (không có ngoại thương). • Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất hai sản phẩm S1 và S2. • Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích thông qua việc tiêu dùng hai sản phẩm D1 và D2 với giá tương ứng là P1 và P2. • Tổng nguồn lực về vốn và lao động trong nền kinh tế là KS và LS. • Câu hỏi đối với học viên – Có bao nhiêu thị trường? – Có bao nhiêu nhóm tác nhân (nhóm tham gia, thể chế) trên thị trường? – Nêu phương pháp giải bài toán. 18
- Cung mỗi hàng hóa được xác định như thế nào? Người sản xuất vẫn giải bài toán hai giai đoạn: tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận, NHƯNG CHO CẢ HAI SẢN PHẨM i = 1, 2 • 1. Bài toán tối thiểu hóa chi phí của người sản xuất (TCi) với công nghệ hiện có để sản xuất ra số lượng sản phẩm Si: – 2 hàm mục tiêu: Chi phí sản xuất TCi = TCi ( PK, PL, P1, P2, Ki, Li, ID1i, ID2i) ⇒ min trong đó: IDki – đầu vào trung gian k sử dụng trong ngành i; k = 1, 2 – 2 ràng buộc công nghệ: Hàm sản xuất Si = Si (Ki, Li, ID1, ID2) Giải 2 bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – 2 cầu vốn Ki = Ki (Si, PK, PL, P1, P2) (1) – 2 cầu lao động Li = Li (Si, PK, PL, P1, P2) (2) – 4 cầu đầu vào trung gian IDik = IDik (Si, PK, PL, P1, P2) (3) • 2. Hai bài toán tối đa hóa lợi nhuận Πi = Pi*Si – (PK*Ki + PL*Li + P1*ID1i + P2*ID2i) (4) – Thay (1), (2) và (3) vào (4) và giải bài toán tối ưu hóa – Tìm được cung của hàng hóa Si = Si (PK, PL, P1, P2) (5) 19
- Cầu mỗi hàng hóa được xác định như thế nào? • Bài toán tối đa hóa tiện ích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thu nhập của mình – Hàm mục tiêu: hàm tiện ích U = U(D1, D2) ⇒ max – Ràng buộc: thu nhập E = E(D1, D2, P1, P2) – Trong đó: E cho trước • Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu cuối cùng đối với hàng hóa i Di = Di (P1, P2) (6) • Tổng cầu đối mỗi hàng hóa: ADi = Di + IDi (7) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUẢN LÝ DỰ ÁN - CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
8 p | 770 | 356
-
Giáo trình kinh tế học vị mô part 1
12 p | 1088 | 339
-
Bài giảng Bài 1: Tài chính và tăng trưởng - Huỳnh Thế Du
33 p | 117 | 13
-
Bài giảng Chương 1: Luật TC trong hệ thống pháp luật Việt Nam
14 p | 105 | 10
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu phân tích chính sách (2012) - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 109 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề giới thiệu hệ thống pháp luật: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội
70 p | 36 | 8
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu phân tích chính sách (2015) - Huỳnh Thế Du
23 p | 121 | 8
-
Bài giảng Chương 1: Giới thiệu về kinh tế vĩ mô - Trần Bích Dung
11 p | 114 | 8
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu phân tích chính sách (2013) - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 92 | 7
-
Bài giảng Chương 1: Nhập môn kinh tế lượng
3 p | 253 | 6
-
Bài giảng Chuyên đề giới thiệu hệ thống pháp luật: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội
47 p | 21 | 6
-
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BÀI 6: BÍ MẬT THƯƠNG MẠI - GS. MICHAEL BLAKENEY
0 p | 114 | 4
-
Bài giảng Bài 1: Tổng quan về kinh tế học - TS. Đinh Thiện Đức
29 p | 42 | 4
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu kinh tế học vi mô dành cho chính sách công (Học kỳ Thu 2014) - Huỳnh Thế Du
10 p | 94 | 3
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu chung về thống kê học
14 p | 35 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
14 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn