Bài giảng Bài 1: Sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
lượt xem 28
download
Bài giảng Bài 1: Sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa bao gồm những nội dung về hàng hóa và sản xuất hàng hóa; tiền tệ, chức năng của tiền tệ; quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 1: Sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
- BÀI 1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
- I. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa: 1. Sản xuất hàng hóa: a/ Khái niệm: Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi. b/ Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: + Điều kiện do phân công lao động xã hội. 1: Phân công lao động xã hội là gì? Vì sao do phân công lao động xã hội làm cho sản xuất hàng hóa ra đời? + Điều kiện 2:có sự tách biệt về mặt kinh tế.
- c/ Những ưu thế của sản xuất hàng hóa: + Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. + Quy mô sản xuất được mở rộng dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. + Do sự tác động của các quy luật kinh tế buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tính toán cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. + Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao, phong phú, đa dạng.
- 2. Hàng hóa: a/ Khái niệm:Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi, mua bán với nhau. b/ Hai thuộc tính của hàng hóa: + Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa; nó thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên (tính chất lý, hóa) của thực thể hàng hóa đó quyết định. Giá trị sử dụng ngày càng được phát hiện nhiều theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua con đường trao đổi, mua bán.
- + Giá trị: Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1m vải = 5 kg lúa 2h 2h Các giá trị sử dụng khác nhau nhưng trao đổi được với nhau vì giữa chúng có cái chung. Cái chung đó là chúng đều là sản phẩm của lao động (trao đổi hàng hóa thực chất là trao đổi lao động cho nhau. Ví dụ: Đổi 2h lao động làm ra vải lấy 2h lao động làm ra lúa).
- Lao động hao phí để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa được gọi là giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. A: 15m → 2h/m 20.000đ/m B: 70m → 3h/m 30.000đ/m C: 15m → 4h/m 40.000đ/m
- * Giá cả hàng hóa: + Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. + Giá cả biểu hiện bên ngoài. Giá trị là cái ẩn chứa bên trong. Giá trị quyết định giá cả. Ngoài ra giá cả còn chịu tác động của quan hệ cung cầu; có 03 trường hợp: Cung = Cầu → Giá cả = Giá trị Cung > Cầu → Giá cả
- c/ Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: + Lao động cụ thể: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Căn cứ để phân biệt lao động cụ thể này với lao động cụ thể khác. Ví dụ: May ≠ Mộc Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. + Lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là sự tiêu phí sức lao động nói chung (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- d/ Lượng giá trị của hàng hóa: + Giá trị của hàng hóa là lao động kết tinh → lượng giá trị của hàng hóa là lượng hao phí lao động kết tinh. Lượng lao động hao phí ấy được tính bằng thời gian lao động. Ví dụ: 1m vải = 2h lao động + Lượng giá trị của hàng hóa không phải tính bằng thời gian lao động cá biệt mà được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình. Ví dụ: A: 15m → 2h/m 20.000đ/m B: 70m → 3h/m 30.000đ/m C: 15m → 4h/m 40.000đ/m
- Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của người sản xuất tuyệt đại bộ phận hàng hóa đó cung cấp cho thị trường. + Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa: Năng suất lao động: • Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hàng hóa). • Năng suất lao động tăng → tổng sản phẩm tăng, tổng giá trị không đổi, giá trị một đơn vị hàng hóa giảm. Ví dụ: 8h → 8sp → 1sp/1h → 10.000đ/sp 8h → 16sp → 1sp/30’ → 5.000đ/sp
- Cường độ lao động: • Cường độ lao động nói lên mức độ khẩn trương lao động trong một đơn vị thời gian. • Cường độ lao động tăng → tổng sản phẩm tăng, tổng giá trị tăng, giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi. Ví dụ: 8h → 8sp → 1sp/1h → 1.000calo/sp 8h → 16sp → 1sp/30’ → 1.000calo/sp * Tăng cường độ lao động không khác gì kéo dài ngày lao động.
- Mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động: • Lao động giản đơn: không qua đào tạo cũng làm được. • Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải qua đào tạo, huấn luyện thành chuyên môn lành nghề nhất định. • Lao động phức tạp được quy về lao động giản đơn để tính lượng giá trị của hàng hóa.
- II. Tiền tệ, chức năng của tiền tệ: 1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ: a/ Nguồn gốc: + Các hình thái giá trị của hàng hóa Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị Ví dụ: 1 hàng hóa A = 5 hàng hóa B Hình thái tương Hình thái đối của giá trị ngang giá
- Hình thái mở rộng của giá trị Ví dụ: 1 cái áo = 5 kg lúa = 1 kg chè = 2 kg càfê = 0,2 gam vàng Hình thái chung của giá trị Ví dụ: 1 cái áo = 1 kg chè = 5 kg lúa 2 kg càfê = 0,2 gam vàng =
- Hình thái tiền tệ Ví dụ: 5 kg lúa = 1 cái áo = 0,2 gam vàng 1 kg chè = 2 kg càfê = + Như vậy, tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. b/ Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, thể hiện giá trị của các hàng hóa khác.
- 2/ Chức năng của tiền tệ: + Thước đo giá trị + Phương tiện lưu thông + Phương tiện cất trữ + Phương tiện thanh toán + Tiền tệ thế giới
- III. Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa: 1/ Vị trí của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nó chi phối việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2/ Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. + Đối với sản xuất:quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phải bằng hoặc thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết. + Đối với lưu quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải ngang giá thông: (ngang giá v ới giá trị xã hội).
- 3/ Tác dụng của quy luật giá trị: + Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. + Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1: Giới thiệu mô hình toán kinh tế (Bài 2)
22 p | 820 | 213
-
Chương 1: Giới thiệu mô hình toán kinh tế (Bài 3)
29 p | 706 | 190
-
Bài giảng Kinh tế học sản xuất: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lam
10 p | 245 | 41
-
Bài giảng Quản lý sản xuất cho kỹ sư: Chương 1 - Đường Võ Hùng
20 p | 59 | 14
-
Bài giảng Chương 1: Những vấn đề kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp - TS. Trần Văn Hòa
61 p | 104 | 13
-
Bài giảng Chương 1: Phân tích các chính sách can thiệp giá cuả chinh phủ trong thị trường cạnh tranh
30 p | 143 | 9
-
Bài giảng chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ
97 p | 187 | 8
-
Bài giảng về LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT
106 p | 100 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 12 | 7
-
Bài giảng Chương 1: Vận tải và buôn bán quốc tế
15 p | 103 | 5
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 2.1 - Nguyễn Thị Phương Dung
16 p | 12 | 5
-
Bài giảng môn Quản lý sản xuất và tác nghiệp 2 - Bài 1
13 p | 118 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học sản xuất: Chương 1 - Nguyễn Hữu Nhuần
7 p | 70 | 4
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 1 - Trường ĐH Văn Hiến
21 p | 14 | 4
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 3.1 và 3.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
44 p | 11 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vận hành hệ thống: Chương 1 - Đặc điểm cơ bản và các chỉ tiêu sản xuất năng lượng
38 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn