intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 2: Bản chất của Nhà nước

Chia sẻ: Codon_06 Codon_06 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

332
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bài 2: Bản chất của Nhà nước với mục đích tìm hiểu những phương tiện (những mặt) cơ bản quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 2: Bản chất của Nhà nước

  1. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Mục đích: tìm hiểu những phương diện (những mặt) cơ bản quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước. - Yêu cầu người học cần nắm được: + Bản chất nhà nước và nội dung tính giai cấp và xã hội thể hiện qua các kiểu nhà nước trong lịch sử. + Mỗi quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội. + Dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước. + Vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO - ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội 2004. - Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội 2005. - LeNin, Tác phẩm “Bàn về nhà nước” (1917). - PGS. TS. Trần Phúc Thắng, Giai cấp và đấu tranh giai cấp – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2005. - Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB CTQG, Hà Nội 1998. 3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC - Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất. - Khái niệm bản chất của nhà nước: là tất cả những phương diện (những mặt) cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, thể hiện ở 2 phương diện giai cấp và xã hội quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước. - Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất Nhà nước: cơ sở lý giải về các hiện tượng của nhà nước; hiểu và nắm bắt được quy luật vận động của Nhà nước; từ việc hiểu đúng bản chất của Nhà nước, để có được định nghĩa đầy đủ và bao quát nhất về Nhà nước. WWW.LVTLAW.COM 1
  2. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 3.1.1. Tính giai cấp Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự giai cấp trong xã hội. - Giai cấp: là tập đoàn người có sự khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế - xã hội, mà trong đó cơ bản nhất là sự khác nhau trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. - Chính trị: là những hoạt động (mối quan hệ) liên quan đến lợi ích của các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các quốc gia, các tầng lớp mà vấn đề quan trọng nhất của nó là tổ chức bộ máy nhà nước và nắm giữ quyền lực nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nội dung tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở: - Nhà nước do giai cấp nào tổ chức nên; - Quyền lực Nhà nước nằm trong tay giai cấp nào; - Nhà nước bảo vệ cho lợi ích cho giai cấp nào là chủ yếu. Sự thống trị thể hiện dưới 3 mặt: - Thống trị (quyền lực) kinh tế: có vai trò quyết định, tạo ra sự lệ thuộc về mặt kinh tế của người bị bóc lột đối với giai cấp thống trị. - Thống trị (quyền lực) chính trị: có vai trò duy trì quan hệ bóc lột, là bạo lực có tổ chức của giai cấp nhằm đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị trong xã hội. - Thống trị (quyền lực) tư tưởng: là sự thống trị về mặt tinh thần, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị được xây dựng và thông qua con đường nhà nước trở thành hệ tư tưởng thống trị trong toàn xã hội. 3.1.2. Tính xã hội Nhà nước còn thực hiện chức năng xã hội, phải giải quyết các vấn đề khác trong xã hội. Bên cạnh tính giai cấp, Nhà nước còn phải phản ánh lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Nội dung tính xã hội của nhà nước thể hiện ở việc: - Nhà nước bao giờ cũng là công cụ để đảm bảo những điều kiện cho quá trình sản xuất của xã hội; - Nhà nước là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; - Nhà nước là công cụ chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội,… Ngày nay, bản chất nhà nước đã có nhiều sự chuyển biến tích cức, tính xã hội của nhà nước ngày càng được thể hiện rõ nét, cụ thể: - Nhà nước đóng vai trò điều tiết, “người cầm lái” của nền kinh tế trên bình diện toàn xã hội; WWW.LVTLAW.COM 2
  3. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Nhà nước có vai trò điều tiết thu nhập trong toàn xã hội, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội; - Nhà nước bảo vệ sự tự do, công bằng và bình đẳng trong toàn xã hội,… 3.1.3. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội là khác nhau trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: lịch sử truyền thống dân tộc, quan điểm chính trị nhà cầm quyền, mối tương quan giai cấp trong xã hội, bối cảnh quốc tế,… 3.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC 3.2.1. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt - Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị mang tính công cộng, không còn hoà nhập với dân cư nữa; - Nhà nước với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống toàn xã hội; - Bộ máy cưỡng chế với quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án,… 3.2.2. Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ - Lãnh thổ, dân cư (cùng với quyền lực tối cao) là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia. - Nhà nước thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh thổ, theo các đơn vị hành chính. - Chế định quốc tích xác lập mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. 3.2.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia - Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. - Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý của toàn xã hội. - Vấn đề chủ quyền quốc gia đang có những sự chuyển biến nhằm phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 3.2.4. Chỉ Nhà nước được quyền ban hành pháp luật và bảo đảm sự thực hiện pháp luật - Nhà nước giữ quyền ban hành pháp luật, quản lý dân cư và các hoạt động xã hội bằng pháp luật. - Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện. 3.2.5. Nhà nước qui định và tổ chức thu thuế dưới hình thức bắt buộc - Nhà nước ban hành và tổ chức thu thuế mang tính bắt buộc. WWW.LVTLAW.COM 3
  4. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Thuế được sử dụng nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước. - Thuế là nguồn thu giúp nhà nước thực hiện các hoạt động chung phục vụ toàn xã hội, là công cụ nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội. Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. 3.3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 3.3.1. Vị trí, vai trò của Nhà nước trong xã hội có giai cấp Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng không hoàn toàn đồng nhất. Trong mối quan hệ với nhà nước, xã hội giữ vai trò quyết định. Nhà nước có tính độc lập tương đối đối với xã hội. - Sự tác động tích cực của nhà nước đối với xã hội. - Sự tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. 3.3.2. Mối quan hệ giữa Nhà nước với kinh tế Tính chất của mối quan hệ: giữa thượng tầng kiến trúc xã hội với hạ tầng cơ sở. - Vai trò của kinh tế đối với nhà nước, kinh tế đóng vai trò quyết định. - Sự tác động trở lại của nhà nước đối với kinh tế. 3.3.3. Mối quan hệ giữa nhà nước với chính trị, tổ chức chính trị Nhà nước và chính trị là các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. - Quan hệ giữa đường lối của Đảng cầm quyền và nhà nước, vai trò chỉ đạo về nguyên tắc đối với hoạt động của nhà nước, phương hướng phát triển của nhà nước. - Nhà nước luôn phải ghi nhận, tìm kiếm sự đồng thuận của các thiết chế xã hội. Hệ thống chính trị bao gồm: nhà nước, các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội. - Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị. - Mối quan hệ giữa nhà nước và đảng cầm quyền, các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội. - Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức xã hội, vai trò của nhà nước đối với các tổ chức xã hội và ngược lại. 3.3.4. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội đặc biệt có quan hệ biện chứng, không thể thiếu nhau. WWW.LVTLAW.COM 4
  5. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Tính chất của mối quan hệ này là sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau. - Vị trí, nội dung mối quan hệ này trong các nhà nước khác nhau, các giai đoạn khác nhau là khác nhau. 3.4. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG KIẾN VÀ TƯ SẢN - Bản chất nhà nước chủ nô: là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực của giai cấp chủ nô, là bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô (chủ yếu) đối với nô lệ để duy trì sự thống trị về mọi mặt. - Bản chất nhà nước phong kiến: xét về mặt giai cấp, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính chủ yếu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm đảm bảo sự thống trị về mọi mặt. Nhưng đồng thời, sự xuất hiện của nhà nước phong kiến cũng đã đánh dấu sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần hướng đến sự giải phóng con người. - Bản chất nhà nước tư sản: là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội tư sản, là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, chống lại giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Bên cạnh đó, Nhà nước tư sản đã tạo cơ sở thuận lợi và góp phần to lớn đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự giàu có của loài người. Một xã hội dân chủ tư sản tiến bộ hơn các giai đoạn trước đó đã được hình thành và phát triển. WWW.LVTLAW.COM 5
  6. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 4. CÂU HỎI 4.1. Câu hỏi nhận định Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theo hướng đúng hay sai? Giải thích tại sao? 17) Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. 18) Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được. 19) Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị. 20) Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị. 21) Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm. 22) Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội. 23) Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện khách quan của xã hội. 24) Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một xã hội có giai cấp. 25) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội. 26) Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau. 27) Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước. 28) Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước chỉ lệ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền. 29) Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước. 30) Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng không chỉ có riêng đối với nhà nước. WWW.LVTLAW.COM 6
  7. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 31) Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm quyền trong xã hội. 32) Không chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy. 33) Nhà nước trong xã hội có giai cấp thực hiện sự quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp. 34) Dân cư và lãnh thổ là hai yếu tố hợp thành một quốc gia. 35) Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước. 36) Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật. 37) Thuế chính là biểu hiện sự bóc lột của giai cấp thống trị. 38) Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp. 39) Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì không thể có nhà nước nếu như không có xã hội và ngược lại. 40) Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong xã hội vì hoạt động của nhà nước có thể làm ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của toàn xã hội. 41) Tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội. 42) Nhà nước luôn đóng vai trò tác động tích cực đối với xã hội. 43) Một chính sách đúng đắn, phù hợp của Nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội. 44) Bằng pháp luật, chính sách và các công cụ khác nhà nước (yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội) có thể đóng vai trò quyết định đối với kinh tế. 45) Nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội, vì vậy nhà nước không thể đóng vai trò tác động tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. 46) Đảng cầm quyền đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là sản phẩm của tổ chức chính trị đó. 47) Đảng cầm quyền và nhà nước chỉ thể hiện ở mối quan hệ ràng buộc giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và hoạt động của nhà nước. 48) Chỉ có đảng cầm quyền mới có thể tác động đến tổ chức và hoạt động của nhà nước. 49) Sự phát triển của nhà nước sẽ tiến đến một xã hội không cần đến sự đóng góp của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. 50) Nhà nước luôn có khuynh hướng cản trở sự phát triển của các tổ chức xã hội vì sự thống trị tuyệt đối của mình trong xã hội. 51) Nhà nước và các tổ chức xã hội luôn thống nhất với nhau vì mục đích chung của sự phát triển con người. WWW.LVTLAW.COM 7
  8. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 4.2. Câu hỏi thảo luận Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của cá nhân mình theo hướng ủng hộ hoặc phản đối đối với những nhận định, tình huống sau đây: 52) Có nhận định cho rằng: “Việc cấm hàng rong là việc làm đi ngược lại lợi ích của người lao động nghèo của nhà nước”. 53) Trong cuộc bầu cử năm 2001 tại Thái Lan, để có thể giành được sự ủng hộ của các cử tri mà đa số là người nghèo, ứng cử viên chức Thủ tướng khi đó là Thaksin Shinawatra đã áp dụng chiến thuật rất “tỷ phú” trong chiến dịch tranh cử. Cụ thể ông hứa sẽ giành cho xã nào bỏ phiếu cho mình 1 triệu bạt để phát triển kinh tế và đời sống xã hội trong tổng số 70.000 xã và miễn thuế trong 3 năm cho các hộ nông dân nghèo. Trong khi đó, lực lượng đối lập cũng ra sức dùng tiền để mua phiếu của cử tri, cứ mỗi lá phiếu ủng hộ được mua với giá 12usd. Tính ra có đến 460 triệu usd được các đối thủ huy động cho các hoạt động mua bán cử tri. Kết quả, đảng “Thai Pak Thai” của ông Thaksin cùng với đảng “New Aspiration” đã thắng cử với 320 ghế trong Nghị viện, Thaksin đã trở thành Thủ tướng Thái Lan năm 2001. (Nguồn: theo Nhà báo Lê Vinh trong quyển Năm lần tháp tùng Thủ tướng được Nhà xuất bản Văn hoá thông tin phát hành năm 2005) Qua đó, một số người cho rằng “mua bán cử tri” và tranh cử như vậy dù sao cũng đã đem lại lợi ích cho người nghèo ở Thái Lan, điều đó còn tốt hơn rất nhiều so với sự gian lận trong bầu cử mà khi đó người nghèo chẳng có được chút lợi ích gì. 54) Hiện nay các nhà nước trên thế giới đang có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển cân bằng và bền vững quốc gia, lợi ích xã hội đang trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Cụ thể như, nhà nước Philippin đang tìm cách giải quyết thực tế mỗi năm vùng đước đầm lầy bị phát quang 30.000ha để làm nơi nuôi tôm xuất khẩu, hay nhà nước Costa-Rica đang cố gắng khắc phục tình trạng huỷ hoại các thảm rừng nhiệt đới do việc xuất khẩu thịt bò của họ sang Bắc Mỹ, ở Malaixia thì nhà nước đang tìm cách phủ xanh lại các cánh rừng vốn đã là nguồn cung cấp đến 90% sản lượng gỗ nhập khẩu của Nhật Bản. Ở các nước phát triển, hệ thống an sinh xã hội đã đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người lao động và người nghèo trong xã hội, nhà nước ở đây đã trở thành người điều tiết thu nhập và điều hoà lợi ích xã hội. Cụ thể, hàng triệu người ở Mỹ thuộc diện được hưởng trợ cấp phúc lợi, ở Hy Lạp những người về hưu có thể nhận được 107% lương, và 100% đối với người không có khả năng lao động ở Đức, ở Bồ Đào Nhà là 124% đối với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở, 97% đối với người tàn tật ở Bỉ,… (Nguồn: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu thế và triển vọng WWW.LVTLAW.COM 8
  9. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn do PGS. TS. Đỗ Lộc Diệp làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2003) Qua sự thể hiện đó, có quan điểm cho rằng hiện nay khi định nghĩa nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị và một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế là không còn phù hợp, mà cần phải xem nhà nước là một tổ chức pháp lý của quyền lực xã hội với nhiệm vụ phản ánh, bảo vệ và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của xã hội. 4.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình 55) Anh (chị) hãy tóm tắt nội dung và nêu quan điểm cá nhân của mình về tác phẩm “Bàn về nhà nước” của LeNin (1917). 56) Bằng những hiểu biết của anh (chị) về các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, hãy lý giải tại sao Liên minh Châu Âu – EU không phải là một nhà nước mặc dù tồn tại của một bộ máy gồm các cơ quan quản lý như: Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Tòa án công lý và Tòa kiểm toán. 57) Bằng những hiểu biết của anh (chị) về các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, hãy lý giải tại sao Thành Vatican (Tòa thánh Vatican) là một tổ chức tôn giáo nhưng được gọi là một nhà nước. 58) Chủ quyền quốc gia, một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, đã có những chuyển biến như thế nào trong thế giới toàn cầu hoá. 59) Có nhận định cho rằng: nhà nước là sản phẩm của giai cấp thống trị, là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, là bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế vì vậy những nhà nước hiện nay xét về bản chất chính là “những kẻ bảo vệ” cho sự bóc lột và duy trì sự nghèo đói trong xã hội. Bằng thực tiễn tìm hiểu “chống đói nghèo và an sinh xã hội” ở Việt Nam hoặc/và các nước trên thế giới, anh (chị) hãy nêu quan điểm của mình đối với nhận định trên. Từ đó, hãy đưa ra định nghĩa riêng của mình về một nhà nước cần phải có trong xã hội hiện đại. 60) Bằng hiểu biết của mình về bản chất giai cấp, anh (chị) có suy nghĩ gì khi nhìn vào số tiền Quỹ tranh cử của các ứng viên tại các đảng trong Hành trình tìm Tổng thống Mỹ thứ 44 được đăng trên báo Thanh niên ngày 09/9/2008. (người học tham khảo thông tin về tác phẩm Bàn về nhà nước, Liên minh EU, Thành Vatican, “chống đói nghèo và an sinh xã hội” và Hành trình tìm Tổng thống Mỹ thứ 44 trong tài liệu giáo viên cung cấp)  WWW.LVTLAW.COM 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2