intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện: Chương 3 - Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC

Chia sẻ: Chu Văn Thắng Doremon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

238
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 3.A "Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC" thuộc bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện giới thiệu đến các bạn những tiêu chuẩn về điện dân dụng, mạng điện hạ áp, mạng điện phân phối, thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nguồn và tải đặc biệt,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện: Chương 3 - Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC

  1. LOGO Chương III Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC A. Điện dân dụng B. Mạng điện hạ áp C. Mạng điện phân phối D. Thiết bị đóng cắt E. Thiết bị bảo vệ F. Nguồn và tải đặc biệt G. Công trình chiếu sáng
  2. LOGO A. Điện dân dụng 1. Mạng điện dân dụng:  Mạng điện dân dụng là mạng điện một pha hạ áp cung cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt dân dụng và phụ tải chiếu sáng.  Mạng điện dân dụng ngày nay thường dùng các dây dẫn bọc cách điện bằng nhựa tổng hợp XLPE, bọc vỏ cách điện PVC. Các đường cáp và dây dẫn có thể đặt hở ngoài trời hoặc đặt ngầm trong đất, trong vách tường và trên trần nhà hoặc lồng trong các ống thép, ống nhựa đặt hở.  Tóm lại, mạng điện dân dụng dùng cáp và dây dẫn bọc cách điện là chính nên việc lắp đặt chủ yếu là lắp đặt các đường dây loại này.
  3. LOGO A. Điện dân dụng 2. Đặc điểm của lưới dân dụng  Mạng điện trong nhà phục vụ cho sinh hoạt là mạng điện một pha 2 dây (1 dây pha, 1 dây trung tính) lấy rẽ nhánh từ đường trục 3 pha 4 dây 380/220V.  Điểm trung tính phía hạ thế của máy biến áp phân phối trung/ hạ thường được nối đất.  Để bảo vệ chống dòng rò và hỏa hoạn do điện, cần sử dụng RCD  Các phần vỏ kim loại cần được liên kết với nhau và nối xuống hệ thống nối đất.
  4. LOGO A. Điện dân dụng 3. Phụ tải điện dân dụng  Các loại quạt: Quạt bàn, quạt trần, quạt thông gió  Máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.  Máy bơm nước  Các thiết bị đun nóng: Bình nóng lạnh, lò sưởi, bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn là điện, máy sấy tóc, lò vi sóng…  Các loại đèn điện như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, compact.  Các thiết bị điện tử: Tivi, đầu kỹ thuật số, máy tính … Các đông cơ điện trong dân dụng chủ yếu là loại động cơ một pha có tụ
  5. LOGO A. Điện dân dụng  Để cấp điện cho các thiết bị này, thường dùng dây dẫn bọc cách điện bằng nhựa PVC một ruột hoặc 2 ruột có tiết diện 1-6 mm2 tùy thuộc vào công suất thiết bị.  Để bảo vệ và đóng cắt mạch điện dùng công tắc, Aptômat, cầu chì.  Để cấp điện cho các thiết bị di động, dùng các ổ cắm điện 5-10A.
  6. LOGO A. Điện dân dụng 4. Tiêu chuẩn, yêu cầu  Lắp đặt điện dân dụng yêu cầu tiêu chuẩn cao về độ an toàn và độ tin cậy.  Tiêu chuẩn được đề cập là IEC 60364: Mạng điện của các tòa nhà bao gồm:  Đánh giá về các đặc tính chung (IEC-60364-3)  Bảo vệ an toàn (IEC-60364-4): Chống giật, chống quá dòng, chống sự cố do nhiệt  Lựa chọn và lắp ráp thiết bị (IEC-60364-5): Các thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, hệ thống đi dây  Các yêu cầu đối với mạng hoặc vị trí đặc biệt (IEC-60364- 7): Nhà tắm, mạng điện trong khu triển lãm, phòng biểu diễn …
  7. LOGO A. Điện dân dụng 5. Các thành phần của tủ phân phối  Tủ phân phối gồm:  Công tơ điện  CB so lệch có bảo vệ quá dòng: trong trường hợp ngành điện dùng sơ đồ nối đất TT, hoặc giới hạn công suất tiêu thụ đăng ký.
  8. LOGO A. Điện dân dụng  Nếu lưới có sơ đồ TN, ngành điện thường bảo vệ lưới bằng cầu chì kín trước điện kế. Khách hàng không được tiếp cận cầu chì này.  Khách hàng được phép thao tác trên CB.  Dòng rò định mức của CB nguồn đầu vào nên ở ngưỡng 300mA.  Nếu lưới có sơ đồ TT, điện trở điện cực nối đất phải bé hơn Rth = 50V/300 mA = 166Ω. Thực tế lấy Rnđ nhỏ hơn 80Ω (Rth/2).  Trong trường hợp Rnđ vượt quá 80Ω, cần sử dụng một hoặc nhiều RCD có độ nhạy 30mA thay cho bảo vệ dòng rò của CB đầu vào.
  9. LOGO A. Điện dân dụng 6. Bảo vệ an toàn cho người  Với sơ đồ TT:  Chống chạm điện gián tiếp bằng các RCD có độ nhạy trung bình (300mA) ở đầu vào lưới (tích hợp trong CB đầu vào hoặc tuyến nguồn vào). Cần kết hợp với điện cực nối đất của các hộ tiêu thụ, các dây PE của thiết bị phải được nối với điện cực nối đất.  Nếu CB đầu vào không được trang bị chức năng bảo vệ so lệch, các thiết bị ở tầng trên của RCD đầu tiên phải có mức cách điện loại II.  Bắt buộc dùng RCD độ nhạy 30mA để bảo vệ an toàn cho các mạch ổ cắm điện, mạch cấp điện cho nhà tắm, phòng giặt.
  10. LOGO A. Điện dân dụng 6.1. CB đầu nguồn vào có bảo vệ so lệch  Bảo vệ so lệch tức thời:  Nếu có chạm đất  CB cắt toàn bộ lưới.  Nếu có đặt bộ chống sét, sự phóng xung áp xuống đất được coi như sự cố chạm đất đối với RCD  hệ quả là ngắt lưới. Lưới với CB đầu vào lộ tổng có bảo vệ so lệch tức thời
  11. LOGO A. Điện dân dụng  Bảo vệ so lệch kiểu định thì: (CB dạng S)  Tạo trễ ngắn, cho phép bảo vệ chọn lọc với các RCD tác động tức thời ở tầng dưới.  Tác động của CB đầu vào sẽ ít xảy ra hơn trong trường hợp quá điện áp khí quyển (sét). Dòng do quá điện áp phóng xuống Lưới điện với CB đầu vào có đất qua bộ chống sét bảo vệ so lệch tạo trễ ngắn không làm CB dạng S bị tác động.
  12. LOGO A. Điện dân dụng 6.2. CB đầu nguồn không có bảo vệ so lệch  Việc bảo vệ an toàn cho người được đảm bảo nhờ:  Thiết bị sau CB phải có mức cách điện loại II cho đến RCD gần nhất.  Các lộ ra từ tủ phân phối phải được bảo vệ bởi RCD có độ nhạy thích hợp.  Khi bộ bảo vệ quá áp đặt phía trước của tủ phân phối (bảo vệ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, radio …) cần thiết phải cắt nó ra khỏi lưới khi bị hư hỏng
  13. LOGO A. Điện dân dụng Lưới dùng CB không có bảo vệ so lệch 1. CB đầu nguồn không có bảo vệ so lệch. 2. Thiết bị tự động cắt (nếu có đặt bộ chống sét) 3. RCD độ nhạy 30mA cho mạch tới ổ cắm. 4. RCD độ nhạy 30mA cho mạch tới phòng tắm hoặc nơi nguy hiểm. 5. RCD độ nhạy 300mA cho các mạch khác
  14. LOGO A. Điện dân dụng 7. Các mạch điện  Phân lộ: Thường phân theo mục đích sử dụng  Ít nhất 1 lộ cho chiếu sáng. Mỗi lộ cấp điện cho nhiều nhất 8 điểm chiếu sáng.  Ít nhất 1 lộ cho ổ cắm cỡ 10/16A. Mỗi lộ cấp điện cho khoảng 8 ổ, các ổ điện có thể là đơn hoặc đôi.  1 lộ cho từng thiết bị như máy đun nước nóng, máy giặt, máy rửa chén, bếp điện, tủ lạnh …
  15. LOGO A. Điện dân dụng  Dây bảo vệ:  Mỗi mạch nhánh đều có dây bảo vệ.  Dây bảo vệ cần nối chân tiếp đất của mỗi ổ cắm và đầu tiếp địa của thiết bị với điện cực nối đất chung.  Các ổ cắm 10/16A nên trang bị nắp đậy lỗ cắm.  Chọn tiết diện dây dẫn:  Dây pha, dây trung tính và dây bảo vệ cần có cùng tiết diện.  Việc chọn tiết diện dây phụ thuộc vào dòng tải.
  16. LOGO A. Điện dân dụng Dạng mạch 1 pha 230V Tiết diện Công suất Thiết bị 1 pha + N hoặc 1 pha + N + PE dây max bảo vệ 1,5 mm2 CB 16A Chiếu sáng cố định 2300W (2,5 mm2 - Al) Cầu chì 10A 2,5 mm2 CB 25A Ổ cắm 10/16A 4600W (4 mm2 - Al) Cầu chì 20A Mạch tải riêng biệt 2,5 mm2 CB 25A Bình nước nóng 4600W (4 mm2 - Al) Cầu chì 20A 2,5 mm2 CB 25A Máy rửa chén bát 4600W (4 mm2 - Al) Cầu chì 20A 2,5 mm2 CB 25A Máy giặt 4600W (4 mm2 - Al) Cầu chì 20A 6 mm2 CB 40A Bếp điện (lò hấp) 7300W (10 mm2 - Al) Cầu chì 32A 1,5 mm2 CB 16A Lò sưởi 2300W (2,5 mm2 - Al) Cầu chì 10A Tiết diện dây, dòng định mức các TB bảo vệ cho một số tải trong lưới dân dụng
  17. LOGO A. Điện dân dụng 8. Bảo vệ quá điện áp và chống sét trong mạng dân dụng  Ba quy tắc lắp đặt:  Khi lắp bộ chống sét, độ dài các dây cáp sau phải < 50cm • Từ các dây nóng tới dao cách ly • Từ dao cách ly tới bộ chống sét • Từ bộ chống sét đến thanh nối đất của tủ phân phối chính (MDB). • Thanh nối đất của MDB cần được đặt cùng ngăn với bộ chống sét.  Phải dùng bộ dao cách ly được nhà sản xuất bộ chống sét đề nghị.  Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện, CB cần có dạng định thì hoặc chọn lọc.
  18. LOGO A. Điện dân dụng 9. Lắp đặt điện trong phòng tắm và vòi sen Đặc điểm: Là nơi nguy hiểm do điện trở người thấp khi bị ướt hoặc ngâm trong nước.  Các biện pháp an toàn cần được thực hiện nghiêm ngặt  Tiêu chuẩn tương ứng: IEC 60364-7-701.  Một số nguyên tắc: - Phân vùng: Vùng cấm lắp đặt thiết bị điện, vùng hạn chế … - Nối đẳng thế vỏ KL thiết bị và vật dẫn tự nhiên. - Tuân thủ yêu cầu quy định cho mỗi vùng.
  19. LOGO A. Điện dân dụng  Phân vùng Phân vùng trong nhà tắm có bồn tắm và vòi sen - Vùng 0: trong bồn tắm - Vùng 1: Không gian phía trên bồn tắm
  20. LOGO A. Điện dân dụng Không đặt công tắc hoặc ổ cắm trong vòng Phân vùng trong phòng có 60cm cách cửa mở vòi sen, không có bồn tắm buồng tắm lắp ghép
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2