Bài giảng Chương 3: Phương pháp định tính - Th.S Nguyễn Minh Phương
lượt xem 11
download
Đến với "Bài giảng Chương 3: Phương pháp định tính" các bạn sẽ được tìm hiểu về nghiên cứu định tính trong xây dựng lý thuyết khoa học; phương pháp GT; phương pháp tình huống; dữ liệu và thu thập dữ liệu định tính;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Phương pháp định tính - Th.S Nguyễn Minh Phương
- TH.S Nguyễn Minh Phương
- 3.1.1. Phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính 3.1.2. Vấn đề, mục tiêu và lý thuyết trong nghiên cứu định tính 3.1.3. Tổng kết và sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định tính là gì Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính gồm 2 phương pháp chính: ◦Phương pháp GT ◦Phương pháp tình huống Công cụ nghiên cứu định tính gồm 3 công cụ chủ yếu: ◦Thảo luận nhóm ◦Thảo luận tay đôi ◦Quan sát
- Mục tiêu của nghiên cứu định tính là xây dựng lý thuyết khoa học, do vậy khi xác định vấn đề nghiên cứu và đưa ra mục tiêu nghiên cứu cần phải biện luận đưa ra lý do dẫn đến việc sử dụng phương pháp định tính Vấn đề nghiên cứu định tính xuất phát chính từ dữ liệu và sau đó ta so sánh lại với lý thuyết (thông qua tổng kết nghiên cứu). Vì vậy câu hỏi nghiên cứu không chặt chẽ như trong nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết Lý thuyết....
- Trong nghiên cứu định tính lý thuyết được sử dụng rất linh hoạt, quan trọng là lý thuyết sẽ dẫn hướng về nhu cầu thực hiện nghiên cứu định tính Người nghiên cứu cần tổng kết lý thuyết và minh chứng được là hiện tại những lý thuyết đã có chưa giải thích hoặc giải thích chưa hoàn chỉnh hiện tượng khoa học đã đề ra, từ đó nêu ra sự cần thiết phải xây dựng một lý thuyết mới để giải thích hiện tượng này Quá trình nghiên cứu định tính luôn là quá trình tương tác giữa nhà nghiên cứu, dữ liệu và lý thuyết đang xây dựng
- 3.2.1. Khái niệm và nội dung Những điểm cần chú ý khi sử 3.2.2. dụng phương pháp GT
- GT là phương pháp xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu có hệ thống Trong phương pháp GT nhà nghiên cứu không bao giờ dự kiến trước một lý thuyết trừ trường hợp họ muốn điều chỉnh hoặc mở rộng một lý thuyết đã có. Thay vào đó, nhà nghiên cứu bắt đầu với một chủ đề nghiên cứu và lý thuyết (đang xây dựng) hình thành từ dữ liệu
- 1. Thu thập và phân tích dự liệu là 2 quá trình liên hệ mật thiết với nhau (tương tác qua lại) 2. Khái niệm nghiên cứu chính là đơn vị phân tích cơ bản 3. Các khái niệm cần được xây dựng và liên hệ chúng với nhau 4. Chọn mẫu dựa vào lý thuyết đang xây dựng 5. Phân tích phải thông qua quá trình so sánh liên tục và chặt chẽ
- 6. Mô hình và sự thay đổi của vấn đề phải được xem xét kiểm tra cẩn thận. 7. Quá trình phải được gắn với lý thuyết (xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình) 8. Ghi chú dữ liệu trong quá trình thu nhập là một phần gắn liền vào quá trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp GT 9. Các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm nghiên cứu cần được phát triển và đánh giá trong suốt quá trình nghiên cứu 10. Tạo nhóm nghiên cứu giúp quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn 11. Nhà nghiên cứu GT có thể phân tích những ngữ cảnh rộng hơn
- 3.3.1. Khái niệm và nội dung 3.3.2. Những điểm cần chú ý trong quy trình xây dựng lý thuyết bằng tình huống 3.3.3. Quy trình 8 bước của Eisenhardt (1989)
- Phương pháp tình huống là phương pháp xây dựng lý thuyết từ dữ liệu ở dạng tình huống, đơn hoặc đa tình huống Quy trình xây dựng lý thuyết bằng tình huống được bắt đầu bằng công việc thu thập dữ liệu (dữ liệu trước lý thuyết sau) Quy trình xây dựng lý thuyết bằng tình huống là một quy trình lũy tiến: phát hiện lý thuyết – chọn tình huốngthu thập dữ liệu
- Dữ liệu sử dụng trong phương pháp tình huống rất đa dạng (định tính, định lượng, cả hai) Phương pháp tình huống cũng có thể hiểu là phương pháp GT khi lý thuyết được xây dựng dựa vào một hay nhiều tình huống cụ thể
- 1. Xác định câu hỏi nghiên cứu 2. Chọn tình huống 3. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu 4. Tiến hành thu thập dữ liệu tại hiện trường 5. Phân tích dữ liệu 6. Xây dựng giả thuyết 7. So sánh với lý thuyết 8. Kết luận
- 3.4.1. Bản chất dữ liệu trong nghiên cứu định tính 3.4.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính 3.4.3. Công cụ thu thập dữ liệu định tính
- Khác với dữ liệu thu thập thông qua việc hỏi đáp (trong nghiên cứu định lượng) là những dữ liệu bên ngoài, dữ liệu cần thu thập trong các dự án nghiên cứu định tính là dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu Những dữ liệu này không thể thu thập được thông qua các kỹ thuật phỏng vấn thông thường mà phải thông qua các kỹ thuật thảo luận
- Chọn mẫu lý thuyết là cách thức chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết. Các phần tử của mẫu được chọn sao cho chúng thỏa mãn một số đặc tính của đám đông nghiên cứu Quy trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành như sau: ◦Chọn phần tử thứ nhất (S1) thảo luận với họ lấy dữ liệu xây dựng lý thuyết ◦Chọn phân tử thứ 2 (S2) phát hiện những thông tin có ý nghĩa khác với S1 ◦Tương tự chọn S3 phát hiện những thông tin khác với S1 và S2 ◦Chọn S4 phát hiện những thông tin khác với S1,S2,S3 nhưng không có ý nghĩa nhiều ◦Chọn S5 hầu như không thấy có thêm thông tin gì và S5 là điểm bão hòa ◦Chọn S6 để khẳng định S5 là điểm bão hòa, nếu như không tìm thấy thêm thông tin thì sẽ ngừng tại S6 và kích thước mẫu cho nghiên cứu là n=6
- Công cụ thu thập dữ liệu định tính không có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các câu hỏi mở nhằm mục đích dẫn hướng thảo luận Dàn bài thảo luận có 2 phần chính: phần giới thiệu, gạn lọc và phần thảo luận: 1. Phần giới thiệu và gạn lọc nhằm giới thiệu mục đích, nội dung thảo luận và gạn lọc đúng đối tượng cần nghiên cứu. Đây là phần tạo không khí thân mật và đóng vai trò quan trọng thành công của dự án 2. Phần thảo luận gồm các câu hỏi gợi ý và dẫn hướng quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu
- 1. Quan sát ◦ Đây là công cụ rất thường dùng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính ◦ Quan sát có nhiều dạng khác nhau Tham gia như một thành viên Tham gia chủ động để quan sát Tham gia thụ động để quan sát Chỉ quan sát ◦ Ưu nhược điểm của quan sát Ưu điểm: giúp thu nhận được kiến thức đầu tiên về vấn đề nghiên cứu. Nhận dạng được thực tế về ngữ cảnh, thời gian Nhược điểm: khó khăn trong quan hệ để được tham gia quan sát, sắp xếp phù hợp thời gian để cùng tham gia. Hơn nữa trong nhiều tình huống tế nhị không thể quan sát được
- 2. Thảo luận tay đôi ◦ Là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa 2 người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu ◦ Thảo luận tay đôi được sử dụng trong các trường hợp sau: Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, không phù hợp cho việc thảo luận trong môi trường tập thể Do vị trí XH, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu nên rất khó mời tham gia nhóm Do cạnh tranh mà đối tượng nghiên cứu không thể tham gia thảo luận nhóm Do tính chuyên môn của vấn đề nghiên cứu sản phẩm mà phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu ◦ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và chi phí Nhiều trường hợp dữ liệu thu thập không sâu và khó khăn trong việc diễn giải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý nước cấp chương 3: Phương pháp khử Fe, Mn trong xử lý nước cấp - Ths Lâm Vĩnh Sơn
16 p | 672 | 259
-
Chương 3: Phương pháp D’Alembert
43 p | 1211 | 113
-
Giáo trình về phân tích môi trường - Phần 1 - CHƯƠNG 3
8 p | 409 | 111
-
Bài giảng Phương pháp tính: Chương 3 - Ngô Thu Lương
27 p | 355 | 68
-
Bài giảng Hóa phân tích cơ sở: Chương 3
39 p | 266 | 67
-
Bài giảng Quản trắc môi trường
125 p | 213 | 60
-
Bài giảng Quy hoạch môi trường: Chương 3 - TS. Trịnh Thành
25 p | 163 | 32
-
Bài giảng Công nghệ DNA tái tổ hợp
7 p | 162 | 21
-
Bài giảng Phân tích định lượng -GV. Nguyễn Thi Hường
52 p | 111 | 17
-
Bài giảng Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính tổng quát
12 p | 445 | 12
-
Bài giảng: Lý thuyết các hiện tượng tới hạn - Chương 3 (tt)
24 p | 101 | 11
-
Bài giảng Chương 3: Động học - TS. Nguyễn Thị Bảy
11 p | 91 | 10
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 3 - Nguyễn Lê Minh
53 p | 78 | 6
-
Bài giảng Cơ sở Hóa môi trường - Chương 3: Phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn Hóa học ở trường phổ thông
135 p | 80 | 4
-
Bài giảng môn Toán rời rạc - Chương 3: Phương pháp đếm
37 p | 10 | 4
-
Bài giảng Hóa phân tích - Chương 7.3: Phương pháp phân tích thể tích (Lâm Hoa Hùng)
42 p | 27 | 3
-
Bài giảng Cơ sở hóa học phân tích: Chương 3 - Phương pháp chuẩn độ phức chất
10 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn