Bài giảng: Chương 5 - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
lượt xem 55
download
Bài giảng: Chương 5 - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng giúp bạn nắm bắt những vấn đề chung về quản trị rủi ro, các loại rủi ro và phương pháp quản lý. Cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Chương 5 - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Nhận xét: - Rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một khoảng giá trị nhất định.
- P A + O B Rủi ro
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về rủi ro - Khi đề cập đến rủi ro người ta thường đề cập đến hai yếu tố mang tính đặc trưng: + Biên độ rủi ro: thể hiện mức độ thiệt hại, phạm vi tác hại do rủi ro gây ra. + Tần suất xuất hiện rủi ro = KP/P KP: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện P: số trường hợp đồng khả năng - Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại mà chúng gây nên.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước: Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Quản trị rủi ro 2.1. Nhận dạng rủi ro Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Quản trị rủi ro 2.2. Phân tích rủi ro Là việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng. Từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Quản trị rủi ro 2.3. Đo lường rủi ro Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro-mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Trong đó tiêu chí thứ 2 đóng vai trò quyết định. 2.4. Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin…
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. Quản trị rủi ro 2.5. Tài trợ rủi ro Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia làm 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro .
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro : Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng Các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế-xã hội: - Rủi ro sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, rủi ro làm giảm uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng.. - Rủi ro khiến ngân hàng bị thua lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn... làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế-xã hội: - Hơn nữa, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt các ngân hàng khác và hàng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. - Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á(1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001- 2002).
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 2 cấp độ: - Trả nợ không đúng hạn - Không trả được nợ
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.2 Phân loại rủi ro tín dụng :
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.2 Phân loại rủi ro tín dụng : 1.2.1 Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.2 Phân loại rủi ro tín dụng : 1.2.1 Rủi ro giao dịch: + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hi ệu qu ả d ể ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đ ảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và k ỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.2 Phân loại rủi ro tín dụng : 1.2.2 Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.2 Phân loại rủi ro tín dụng : 1.2.2 Rủi ro danh mục: + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.3. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng: 1.3.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng: Là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi to.
- II. CÁC LOẠI RỦI RO VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 1. Rủi ro tín dụng-Credit risk (Chất lượng TD) 1.3. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng: 1.3.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng: a. Mô hình chất lượng 6 C: (1) Tư cách người vay (Character) (2) Năng lực của người vay (Capacity) : (3) Thu nhập của người vay (Cash): (4) Bảo đảm tiền vay (Collateral) (5) Các điều kiện (Conditions): (6) Kiểm soát (Control)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 5
58 p | 292 | 54
-
Bài giảng Chương 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
40 p | 213 | 23
-
Bài giảng Chương 5: Ngân hàng trung gian
33 p | 226 | 22
-
Bài giảng Chương 5: Lãi suất
32 p | 232 | 22
-
Bài giảng Mô hình tài chính - Chương 5: Các phép tính tài chính cơ bản và chi phí sử dụng vốn
10 p | 112 | 20
-
Bài giảng Kế toán chi phí ( TS Nguyễn Thanh Hùng) - Chương 5 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức
25 p | 137 | 15
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 5 - ThS. Trần Thị Phương Thảo
21 p | 123 | 14
-
Bài giảng Chương 5.2: Kế toán nợ phải trả - ĐH Mở TP.HCM
29 p | 157 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Chương 5 - PGS.TS. Vũ Hữu Đức
23 p | 113 | 11
-
Bài giảng Chương 5.2: Chiến lược định giá
13 p | 140 | 9
-
Bài giảng Định giá tài sản: Chương 5 - ĐH Thương Mại
47 p | 64 | 9
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 1: Chương 5 - ThS. Vũ Quốc Thông
6 p | 74 | 8
-
Bài giảng Chương 5: Kế toán các khoản phải thu - Phạm Tú Anh
65 p | 98 | 7
-
Bài giảng Chương 5: Kế toán thuế TTĐB - ĐH Mở TP.HCM
18 p | 72 | 6
-
Bài giảng Chương 5: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
20 p | 113 | 3
-
Bài giảng Chương 5: Kế toán và các khoản phải thu
22 p | 49 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 5 (phần 2) - ThS. Lê Thị Minh Châu
8 p | 90 | 3
-
Bài giảng chương 5: Khai thuế thu nhập doanh nghiệp - Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
34 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn