intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 7 - LẠM PHÁT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

66
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vào lưu thông làm cho tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng lên, thu nhập quốc dân bị phân phối lại gây thiệt hại đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 7 - LẠM PHÁT

  1. LẠM PHÁT 1. Khái niệm và biểu hiện của lạm phát 2. Phép đo lường lạm phát 3. Phân loại lạm phát 4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 5. Hậu quả lạm phát 6. Các biện pháp ổn định tiền tệ 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 1
  2. 1. Khái niệm và biểu hiện của lạm phát 1.1. Khái niệm Lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vào lưu thông làm cho tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng lên, thu nhập quốc dân bị phân phối lại gây thiệt hại đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 2
  3. 1.2. Biểu hiện - Mức chung của giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên liên tục và kéo dài. - Tiền tệ mất giá. - Giá các loại chứng khoán giảm. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 3
  4. 2. Phép đo lường lạm phát 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng xã hội CPI (Consumer Price Index) CPI là chỉ số được tính theo một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ chính trên thị trường. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 4
  5. * Cách tính chỉ số CPI: pitqio CPIt = x 100 pioqio - CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng của năm t. - pit , pio: giá cả của sản phẩm i trong năm t và năm 0. - qio: sản lượng của sản phẩm i trong năm 0. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 5
  6. CPI1 – CPI0 Tỷ lệ lạm phát = x 100% CPIo - CPI1: Mức giá chung năm hiện tại. - CPI0: Mức giá chung năm trước. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 6
  7. Phương pháp này phản ánh được sự thay đổi mức giá bình quân thời kỳ xem xét so với thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, nó lại không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng hàng hóa, dịch vụ - một nhân tố cũng rất quan trọng làm ảnh hưởng đến mức giá cả. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 7
  8. 2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội GDP Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số điều chỉnh lạm phát: pitqit t= x 100 pioqit 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 8
  9. GDPd Chỉ số giảm phát GDP = x 100 GDPt - GDPd: GDP danh nghĩa năm nghiên cứu. - GDPt: GDP thực tế năm nghiên cứu. Trên cơ sở chỉ số giảm phát GDP, tỷ lệ lạm phát được xác định tương tự như cách tính tỷ lệ lạm phát theo CPI. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 9
  10. Ví dụ: Tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số CPI và GDP deflator năm 1995 theo số liệu sau: Sản 1990 1994 1995 phẩm p q p q p q Lúa 1000 60 1500 70 1500 80 Vải 10000 3 12000 5 10000 6 Thịt 5000 2 5000 3 5000 4 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 10
  11. 3. Phân loại lạm phát 3.1. Lạm phát vừa phải + Là loại lạm phát xảy ra với tốc độ tăng chậm của chỉ số giá cả hàng hóa, thường được giới hạn ở mức một con số một năm. + Giá cả hàng hóa không biến động nhiều so với bình thường. + Không gây ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 11
  12. 3.2. Lạm phát cao + Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh ở mức từ 2 đến 3 con số một năm. + Giá cả hàng hóa tăng nhanh một cách liên tục. + Lưu thông tiền tệ rối loạn, nhân dân không muốn giữ tiền mà chuyển sang tích trữ hàng hóa, tài sản bằng hiện vật. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 12
  13. 3.3. Siêu lạm phát + Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng rất nhanh với tốc độ từ 4 con số trở lên một năm. + Giá cả hàng hóa tăng rất nhanh và biến động bất thường không thể lường trước được. + Lưu thông tiền tệ bị rối loạn nghiêm trọng, dân chúng chạy trốn khỏi tiền tệ. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 13
  14. 4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 4.1. Lạm phát do nhu cầu (Lạm phát cầu kéo) Lạm phát cầu kéo là loại lạm phát xảy ra khi cầu hàng hóa tăng nhanh vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của nền kinh tế, kéo giá cả hàng hóa tăng lên theo. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 14
  15. Nguyên nhân: - Bội chi ngân sách nhà nước thường xuyên và kéo dài. - Việc kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW không chặt chẽ làm cho khối lượng tiền trong lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 15
  16. - Chất lượng tín dụng kém, không thu hồi được vốn làm mất cân bằng giữa tiền và hàng. - Tiền lương tăng quá cao tạo sức cầu hàng hóa lớn, vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của nền kinh tế. - Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân về tâm lý như ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng về chính trị, quân sự, kinh tế ... làm cho dân chúng hoang mang đổ xô đi mua vét hàng hóa, kéo giá cả hàng hóa tăng lên. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 16
  17. 4.2. Lạm phát do chi phí (lạm phát chi phí đẩy) Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đẩy giá cả hàng hóa tăng lên theo. - Nguyên nhân: + Tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động làm cho chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm tăng. + Chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng cao do sự khan hiếm hoặc giá thành nhập khẩu tăng. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 17
  18. 5. Hậu quả lạm phát - Sản xuất kinh doanh giảm sút. - Lưu thông buôn bán bị rối loạn. - Lĩnh vực tiền tệ tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. - Nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm sút ... 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 18
  19. 6. Các biện pháp ổn định tiền tệ 6.1. Những biện pháp cơ bản chiến lược - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu. - Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước. 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 19
  20. 6.2. Những biện pháp cấp bách trước mắt - Về tiền tệ-tín dụng: nâng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ... - Về tài chính ngân sách: tiết kiệm các khoản chi, tăng cường các khoản thu, vay nợ ... - Ngăn chặn sự leo thang của giá cả: thực hiện mậu dịch tự do, nới lỏng hàng rào thuế quan, quản lý thị trường tốt ... 12/25/2010 B01012 - Lạm phát 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2