intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 7: Chủ đề 3 (Slide)

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 7: Chủ đề 3 trang bị cho học sinh kiến thức về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Kiến thức trong chương này gồm có: Tính toán các đại lượng trong công thức lực căng bề mặt chất lỏng, tính lực cần thiết để nâng vật ra khỏi chất lỏng, bài toán về hiện tượng nhỏ giọt của chất lỏng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 7: Chủ đề 3 (Slide)

  1. Chương 7: CHẤT RẮN – CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ Chủ đề 1: Biến dạng cơ của vật rắn Chủ đề 2: Sự nở vì nhiệt của chất rắn Chủ đề 3: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng Chủ đề 4: Sự chuyển thể các chất Chủ đề 5: Độ ẩm không khí Vu Dinh Hoang - lophocthem.com - vuhoangbg@gmail.com - 01689.996.187
  2. I. Kiến thức: Dạng 1: Tính toán các đại lượng trong công thức lực căng bề mặt chất lỏng - Lực căng bề mặt chất lỏng: F = σl σ (N/m) : Hệ số căng bề mặt. l (m) chiều dài của đường giới hạn có sự tiếp xúc giữa chất lỏng và chất rắn. Chú ý: cần xác định bài toán cho mấy mặt thoáng Dạng 2: Tính lực cần thiết để nâng vật ra khỏi chất lỏng - Để nâng được: Fk > P + f - Lực tối thiểu: Fk = P + f Trong đó: P =mg là trọng lượng của vật f là lực căng bề mặt của chất lỏng Dạng 3: Bài toán về hiện tượng nhỏ giọt của chất lỏng - Đầu tiên giọt nước to dần nhưng chưa rơi xuống. - Đúng lúc giọt nước rơi: P = F ⇔ mg = σ .l ⇔ V1 D.g = σπ d V ⇔ .Dg = σπ d n Trong đó: n là số giọt nước, V( m3) là thể tích nước trong ống, D(kg/m3) là khối lượng riêng chất lỏng, d (m) là đường kính miệng ốngHoang - lophocthem.com - vuhoangbg@gmail.com - Vu Dinh 01689.996.187
  3. Chủ đề 3: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÍ DỤ MINH HOẠ VD1: Một cộng rơm dài 10cm nổi trên mặt nước. người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước của cộng rơm và giả sử nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên. Tính lực tác dụng vào cộng rơm. Biết hệ số căng mặt ngồi của nước và nước xà phòng lần lượt là σ 1 = 73.10 − 3 N / m ,σ 2 = 40.10 − 3 N / m HD. - Giả sử bên trái là nước,bên phải là dung dịch xà phòng. Lực căng bề mặt tác dụng lên cộng rơm gồm lực căng mặt ngồi F1 , F2 của nước và nước xà phòng. - Gọi l là chiều dài cộng rơm: Ta có: F1 = σ 1 .l, F2 = σ 2 .l Do σ 1 > σ 2 nên cộng rơm dịch chuyển về phía nước. - Hợp lực tác dụng lên cộng rơm: F = F1 – F2 = (73 – 40).10-3.10.10-2 = 33.10-4N. Vu Dinh Hoang - lophocthem.com - vuhoangbg@gmail.com - 01689.996.187
  4. Chủ đề 3: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÍ DỤ MINH HOẠ VD2. Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu. a) Tính lực căng mặt ngoài lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó đặt trên mặt nước. b) Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm? HD. a) Lực căng mặt ngoài lớn nhất: F = σ.2π.r = 9,2.10-5 N. b) Quả cầu không bị chìm khi: P ≤ F = 9,2.10-5 N. VD3: Cho nước vào một ống nhỏ giọt có đường kính miệng ống d = 0,4mm. hệ số căng bề mặt của nước là σ = 73.10−3 N / m . Lấy g = 9,8m/s2. Tính khối lượng giọt nước khi rơi khỏi ống. HD. - Lúc giọt nước hình thành, lực căng bề mặt F ở đầu ống kéo nó lên là F = σ .l = σ .π .d - Giọt nước rơi khỏi ống khi trọng lượng giọt nước bằng lực căng bề mặt: F = P σ .π .d 73.10 −3.3,14.0,4.10 −3 ⇔ mg = σ .π .d ⇒ m = = = 9,4.10 −6 kg = 0,0094 g g 9,8 Vu Dinh Hoang - lophocthem.com - vuhoangbg@gmail.com - 01689.996.187
  5. Chủ đề 3: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG II. CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Một vành khuyên mỏng có đường kính 34 mm, đặt nằm ngang và treo vào đầu dưới của một lò xo để thẳng đứng. Nhúng vành khuyên vào một cốc nước, rồi cầm đầu kia của lò xo và kéo vành khuyên ra khỏi nước, ta thấy lò xo dãn thêm 32 mm. Tính hệ số căng mặt ngoài của nước. Biết lò xo có độ cứng 0,5 N/m. Đs. 74,9.10-3 N/m. Câu 2. Nhúng một khung hình vuông mỗi cạnh dài 8,75 cm, có khối lượng 2 g vào trong rượu rồi kéo lên. Tính lực kéo khung lên. Biết hệ số căng mặt ngoài của rượu là 21,4.10-3 N/m. Đs. 0,035 N. Câu 3. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực bứt vòng xuyến này khỏi bề mặt của glixêrin ở 20 0C là 64,3 mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixêrin ở nhiệt độ này. Đs. 73.10-3 N. Câu 4. Một vòng nhôm hình trụ rổng có bán kính trong 3 cm, bán kính ngoài 3,2 cm, chiều cao 12 cm đặt nằm ngang trong nước. Tính độ lớn lực cần thiết để nâng vòng ra khỏi mặt nước. Biết trọng lượng riêng của nhôm là 28.103 N/m3; suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m; nước dính ướt nhôm. Đs. 0,0114 N. Câu 5. Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy ra ngoài theo ống nhỏ giọt thẳng đứng có đường kính 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia 2 giây. Sau thời gian 780 giây thì có 10 gVurượu chảy ra. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Lấy g = 10 m/s2. Dinh Hoang - lophocthem.com - vuhoangbg@gmail.com - Đs. 40,8.10-3 N/m. 01689.996.187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2