intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyển động học chất điểm - Bài 1: Chuyển Động Cơ

Chia sẻ: Mi Dino | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

89
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyển động học chất điểm - Bài 1: Chuyển Động Cơ - Vật Lý 10 trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động. Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian. Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu. - Phân biệt được thời điểm với thời gian (khoảng thời gian).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyển động học chất điểm - Bài 1: Chuyển Động Cơ

  1. CHƯƠNG I: CHUYỂN ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ I/ Chuyển động cơ. Chất điểm 1. Chuyển động cơ: ­ Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Ví dụ: 1) Người lái xe chuyển động so với cột điện (Tức là cột điện được chọn làm mốc) 2) Người lái xe đứng yên so với cái xe mà người đấy lái. 3) Mặt trời chuyển động so với Trái Đất. 4) Dòng nước chảy chuyển động so với cái cây... 2. Chất điểm: - Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm. ­ Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó. Ví dụ: Giọt nước mưa lúc đang rơi, xe hơi chuyển động từ Bắc vào Nam.,… 3. Quỹ đạo: ­ Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian. Ví dụ: đường elip,… II/ Cách xác định vị trí của vật trong không gian 1. Vật làm mốc và thước đo: ­ Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo  rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật. 2. Hệ toạ độ: a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)   + Toạ độ của vật ở vị trí M : x = OM b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng) + Toạ độ của vật ở vị trí M: x = OMx y = OMy Ví dụ:  1. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất  để xác định vị trí của một máy bay đang bay đường dài?  A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t=0 là lúc máy bay cất cánh.  B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t=0 là 0 giờ quốc tế. C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t=0 là lúc máy bay cất cánh.  D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t=0 là 0 giờ quốc tế. Đáp án: D
  2. 2. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào? Ta sử dụng kinh độ và vĩ độ địa lí. III/ Cách xác định thời gian trong chuyển động 1. Mốc thời gian và đồng hồ: ­ Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian  và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 2. Thời điểm và thời gian: ­ Thời điểm là trị số chỉ một lúc nào đó theo mốc thời gian và theo đơn vị thời gian đã chọn.  ­ Thời gian là khoảng thời gian trôi đi giữa hai thời điểm.  ­ Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng  với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian. IV/ Hệ Quy chiếu  Một hệ qui chiếu gồm :  Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.  Một mốc thời gian và một đồng hồ. Ví dụ:  Câu 1. Điền vào chỗ trống: "Trong chuyển động của một vật dao động điều hòa với  phương trình Acos(ω t+φ ), thì ta đã chọn hệ quy chiếu với gốc thời gian t = 0 là lúc ... (1), vật làm mốc là vật dao động điều hòa và hệ  trục tọa độ là trục ... (2)". A. (1) vật ở O và v>0, (2) OA' (với O là VTCB). B. (1) vật ở li độ A' hoặc A, (2) OA (với O là VTCB). C. (1) vật ở O và v = 0, (2) AA' (với O là VTCB). D. (1) vật ở O và v
  3. Nhóm 1:  Nguyễn Trí Minh Võ Trung Nhân Nguyễn Anh Thi Lê Cẩm Tú Nguyễn Thị Bích Phượng Lê Đặng Thu Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2