GIÁO TRÌNH LỚP QUẢN LÝ VĂN HOÁ<br />
<br />
CÔNG TÁC XÂY DỰNG<br />
<br />
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA<br />
Ở CƠ SỞ<br />
Soạn và giảng: TS Phan Quốc Anh<br />
<br />
1.- Mục đích yêu cầu môn học:<br />
<br />
<br />
Là môn học thuộc phần kiến thức chuyên<br />
môn chính của chuyên ngành quản lý văn<br />
hóa, môn học này nhằm trang bị cho sinh<br />
viên những kiến thức có tính chuyên sâu<br />
trên cả ba phương diện: lý thuyết, phương<br />
pháp chỉ đạo và phương pháp thực hành<br />
về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở<br />
cơ sở hiện nay.<br />
<br />
Phần I<br />
Cơ sở lý luận công tác xây dựng đời<br />
sống văn hoá ở cơ sở<br />
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở –<br />
một nhiệm vụ văn hóa có ý nghĩa<br />
chiến lược:<br />
- Xây dựng ĐS VHCS là một trong những<br />
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước<br />
ta, được đặt ra từ Đại hội lần thứ V của<br />
Đảng<br />
1.<br />
<br />
Ý nghĩa chiến lược:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng văn hoá mới, lối sống mới và con<br />
người mới, phù hợp với đòi hỏi của đất nước<br />
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.<br />
Văn kiện Đại hội khẳng định: Củng cố, tăng<br />
cường mạng lưới văn hoá cơ sở là một trong<br />
những phương hướng nhiệm vụ xây dựng nền<br />
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
<br />
Ý nghĩa chiến lược:<br />
<br />
<br />
Xây dựng ĐSVHCS chính là để thực hiện nhiệm<br />
vụ: “đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống làm<br />
cho văn hoá ngày càng trở thành yếu tố khăng<br />
khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của<br />
nhân dân, thành một lực lượng sản xuất quan<br />
trọng”, và nhờ đó hoạt động văn hoá mới là:<br />
“một nhiệm vụ cực kỳ to lớn của cách mạng tư<br />
tưởng và văn hoá” (NQTW5, Khoá VIII)<br />
<br />