intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu y tế công cộng - ThS. Hứa Thanh Thủy

Chia sẻ: Hgfch Hgfch | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

228
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu y tế nhằm trình bày về khía cạnh lịch sử của đạo đức trong nghiên cứu y tế, mô tả được các vấn đề đạo đức nảy sinh trước, trong và sau khi thực hiện nghiên cứu, phân tích được những vấn đề đạo đức chính cần quan tâm trong làm việc với nhóm dễ tổn thương, mô tả được vai trò và chức năng của Hội đồng đạo đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu y tế công cộng - ThS. Hứa Thanh Thủy

  1. 1 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y TẾ CÔNG CỘNG
  2. Mục tiêu học tập 2  Trình bày được khía cạnh lịch sử của đạo đức trong nghiên cứu y tế.  Mô tả được các vấn đề đạo đức nảy sinh trước, trong và sau khi thực hiện nghiên cứu.  Phân tích được những vấn đề đạo đức chính cần quan tâm trong làm việc với nhóm dễ tổn thương.  Mô tả được vai trò và chức năng của Hội đồng đạo đức.
  3. Khía cạnh lịch sử của đạo đức 3 trong nghiên cứu (1)  1900 ² Ở Đức: Yêu cầu có bản tình nguyện tham gia trong nghiên cứu thử nghiệm trên con người.  1931 ² Ở Đức: Ban hành “Hướng dẫn thử nghiệm và nghiên cứu khoa học trên con người”.  1936 ² Ở Liên Xô (cũ): Thể chế hóa bản hướng dẫn tương tự như của Đức.
  4. Khía cạnh lịch sử của đạo đức trong nghiên cứu (2) 4  1947 ² 10 Nguyên tắc Nuremberg  1964 ² Tuyên bố Helsinki của hiệp hội Y khoa thế giới (được rà soát lại vào năm 2001).  70’s ² Ở Mỹ sau nghiên cứu Tuskegee bị tiết lộ rộng rãi ² Luật quốc gia về nghiên cứu khoa học yêu cầu các NC bằng ngân sách nhà nước phải được Hội đồng đạo đức (IRB) thông qua.
  5. 5
  6. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (1) 6  Trước khi bắt đầu nghiên cứu:  Tạisao tiến hành nghiên cứu?  Nghiên cứu mang lại kiến thức gì mới?  Nghiên cứu có lợi và có hại như thế nào đối với đ ối tượng tham gia nghiên cứu
  7. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (2) 7  Trong khi nghiên cứu:  Chọn mẫu và tuyển người tham gia: ²Tự nguyện trên cơ sở thông tin đầy đủ ² Công bằng: Mọi người phải có cơ hội như nhau trong việc tham gia nghiên cứu và chia sẻ gánh nặng và lợi ích từ việc này.
  8. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (3) 8  Trong khi nghiên cứu:  Chọn mẫu và tuyển người tham gia: ²Những yếu tố cản trở việc tuyển người tham gia nghiên cứu: ² Vấn đề tiếp cận điều trị/chăm sóc sức khỏe ² Mức độ tin tưởng vào nghiên cứu viên ² Vấn đề mặc cảm xã hội (STIs; HIV/AIDS; Viêm gan B, C). ² Vấn đề kinh tế
  9. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (4) 9  Sau khi nghiên cứu:  Khíacạnh đạo đức trong công bố kết quả: ² Cân nhắc kết quả nghiên cứu được công bố như thế nào? Cách phù hợp nhất? ² Phản biện kết quả nghiên cứu ² Thời gian công bố (SARS; Bò điên; phản ứng có hại của thuốc …) ² Phản hồi cho cộng đồng nơi họ tham gia nghiên cứu.
  10. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (5) 10  Sau khi nghiên cứu:  Nhữnghành động trái đạo đức trong NC: ² Làm giả; ² Gian dối; ² Sao chép, vi phạm bản quyền.
  11. Một số vấn đề cụ thể trong 11 thực hành YTCC Làm việc với nhóm dễ bị tổn thương
  12. Các nhóm dân dễ bị tổn thương Người cao tuổi tuệ trí Nam ăng Người iể un trưởng thành … Th Vị thành hâ n t ùn niên ố, ể us thi Trẻ < 5 tuổi n tộc Trẻ < 1 i dâ ườ Nữ tuổi Ng 12
  13. Thế nào là nhóm dễ bị tổn thương 13  Nhóm có vấn đề về tình trạng sức khỏe (thể chất, tinh thần; bệnh nhân nặng ở giai đoạn cuối; trí tuệ chậm phát triển; …)  Nhóm có vấn đề về vị thế xã hội (trẻ em, người già, người nghèo; tù nhân; dân tộc thiểu số;…)  Nhóm kết hợp cả 2 yếu tố trên.
  14. Làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương (1) 14  Trẻ em  Năng lực quyết định kém hơn người lớn.  Huy động các em vào NC/chương trình YTCC là rất quan trọng do các đặc điểm phát triển sinh học khác với người lớn. ² Lý tưởng: thỏa thuận đồng ý tham gia của cả trẻ em và cha mẹ/người giám hộ. ²Sử dụng thỏa thuận tham gia nghiên cứu “bị động”.
  15. Làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương (2) 15  Người già: Có khuynh hướng muốn tham gia vào chương trình khi đang cần sự giúp đỡ của gia đình và nhân viên y tế. Những người giảm hoặc mất trí nhớ có thể đồng ý tham gia trên cơ sở không hiểu biết đầy đủ. ² Khi đó: cần có thỏa thuận đồng ý tham gia của đại diện hợp pháp của gia đình họ.
  16. Làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương (3) 16  Các nhóm thiểu số: Có rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế: ² dễ bị loại ra khỏi nghiên cứu/hoạt động YTCC Thường có vị thế xã hội thấp hơn: ² có thể là đối tượng đích của hoạt động YTCC mà không có sự giải thích rõ ràng. ² Từ chối tham gia vào hoạt động YTCC có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho họ.
  17. Làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương (4) 17  Nhóm có vấn đề về trí tuệ: ² Lý tưởng: thỏa thuận đồng ý tham gia của người giám hộ và/hoặc của đối tượng.  Nhóm sống trong bệnh viện, nhà tù, nhà dưỡng lão…: Tạicác cơ sở này người làm việc có quyền lực rất lớn so với đối tượng. ² Từ chối tham gia vào NC/chương trình có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho họ.
  18. Vai trò và hoạt động 18 của Hội đồng đạo đức (IRB)  Tôn trọng con người  Làm việc có lợi/thiện  Công bằng
  19. Vai trò của IRB 19 Thứ nhất:  Bảo vệ lợi ích và quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu  Thúc đẩy nhằm có được các nghiên cứu có chất lượng. Thứ 2:  Quản lý làm giảm nguy cơ đối với tổ chức/cơ quan nghiên cứu.  Duy trì niềm tin của công chúng vào các nghiên cứu trên con người.  Góp phần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cả bên trong và bên ngoài tổ chức về đạo đức. Các thành viên Hội đồng luôn luôn phải nhớ vai trò của mình
  20. Chức năng của IRB 20  Trao đổi giữa các chuyên gia và người không có chuyên môn về vấn đề nghiên cứu.  Trao đổi giữa bên trong và bên ngoài tổ chức.  Chia sẻ/đồng thuận các quyết định liên quan đến nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc, qui định, hướng dẫn.  Là cầu nối với các nhà nghiên cứu. Làm việc trên nguyên tắc tương tác/cộng tác không đối đầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0