intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đầu tư quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đầu tư quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế; Các hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế; Chính sách và biện pháp đối với đầu tư quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam; Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Lê Trần Hoài Thương Lưu hành nội bộ - Năm 2020 1
  2. Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và nguyên nhân hình thành đầu tƣ quốc tế 1.1.1. Khái niệm Theo P.A Samuelson thì “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh …”. Theo nhà kinh tế học John M.Keynes thì “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận”. “Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được hưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hy vọng có được qua việc bán sản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Theo quy định tại điều 3 Luật đầu tư 2014: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Khái niệm này chưa cho thấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầu tư. Tóm lại, đầu tư là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước. Theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008): “Đầu tư quốc tế là hiện tượng di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời”. Khái niệm chung nhất về đầu tư quốc tế là: “Đầu tư quốc tế là hoạt động đầu tư kinh doanh vượt ra ngoài lãnh thổ biển giới và thương mại của một quốc gia”. 1.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tƣ quốc tế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầu tư quốc tế, có thể tóm lược ở 5 nguyên nhân sau đây: - Nhằm lợi dụng lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. 2
  3. - Xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” tư bản ở các nước này, vì vậy đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Toàn cầu hóa gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty đa quốc gia bành trướng mạnh mẽ, chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. - Nhằm mục đích ổn định thị trường nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. - Tình hình bất ổn về chính trị, an ninh quốc gia cũng như nạn tham nhũng ở nhiều khu vực trên thế giới,… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo tồn, phòng chống các rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc rửa tiền. 1.2. Đặc điểm của đầu tƣ quốc tế 1.2.1. Đặc điểm của đầu tƣ quốc tế Đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài cũng giống như đầu tư nói chung, chỉ khác là có sự di chuyển các yếu tố đầu tư từ nước này sang nước khác. So với nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽ có một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa, … - Vốn: Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Chủ sở hữu vốn đầu tư quốc tế phải là người nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài. - Tính rủi ro: quá trình đầu tư diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, (những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư), do đó việc đầu tư quốc tế cũng mang tính rủi ro cao. Thời hạn đầu tư càng dài thì rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu càng lớn. - Tính sinh lời: Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. 1.2.2. Tác động của đầu tƣ quốc tế 1.2.2.1. Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư a. Tác động tích cực: - Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định. 3
  4. - Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. - Giúp phân tán rủi ro do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn. - Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả b. Tác động tiêu cực: - Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư. - Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư. - Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ. - Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư. 1.2.2.2. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư a. Đối với các nước tư bản phát triển - Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước. - Giúp cải thiện cán cân thanh toán. - Giúp tạo công ăn việc làm mới. - Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế - Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại. - Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài b. Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển - Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. - Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp. - Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh. - Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài. - Tuy nhiên, đầu tư quốc tế cũng gây ra các động tiêu cực cho các nước đang và chậm phát triển như:  Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa  các tầng lớp dân cư với nhau.  Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội,dịch bệnh.  Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. 4
  5. 1.3. Xu hƣớng đầu tƣ quốc tế trên thế giới hiện nay Cho tới nay đầu tư quốc tế đã trải qua nhiều xu hướng phát triển: đầu tư truyền thống (đầu tư một chiều, các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển, đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển… ). Xu hướng hướng đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen giữa các xu hướng này. Trong đó xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước NIEs (Newly Industrialized Economies) nổi lên với vai trò là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) ngày càng gia tăng (hiện tượng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh chóng của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa) Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực, thế giới. Trong hơn 10 năm qua, các nước đều đã có sự thay đổi nhiều về luật đầu tư (từ bảo hộ chuyển sang giới hạn, kiểm soát và tự do hóa đầu tư quốc tế ở một số khu vực, đất nước). Xu hướng đầu tư theo hình thức M&A (mua lại và sáp nhập) tăng mạnh trong những năm gần đây, diễn ra phổ biến ở các công ty xuyên quốc gia (TNCs) lớn ở các ngành công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông, tài chính, ngân hàng… Về phía nhận đầu tư FDI, phần lớn vốn FDI được di chuyển giữa các nước phát triển. Trong những năm gần đây, xu hướng này đang dịch chuyển dần sang các nước đang phát triển. Về lĩnh vực đầu tư quốc tế, vốn FDI được thực hiện trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo đó là ngành công nghiệp chế tạo, các ngành truyền thống dần thu hẹp. 1.3.1. Xu hƣớng tự do hóa đầu tƣ quốc tế Khái niệm: Tự do hóa đầu tư quốc tế là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia. Xu hướng tự do hóa đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Báo cáo giám sát đầu tư của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) cho biết khoảng 28 nền kinh tế đã thông qua những biện pháp chuyên về đầu tư nhằm tự do hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế từ lâu vẫn đóng kín. Cụ thể là Australia và Canada đã tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không; Ấn Độ tự do hóa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động; Malaysia, Syria, Cameroon tự do hóa dịch vụ ngân hàng hoặc sở hữu nhà ở; 9 nền kinh tế, trong đó có Nga, Mexico, Libya, Peru, đã triển khai các chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như thiết lập các khu kinh tế tự do, khuyến khích những dự án năng lượng tái sinh. 5
  6. Bên cạnh đó, các nước còn áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, ví dụ, Nam Phi đã loại bỏ các hạn chế đối với việc chuyển dịch vốn nội địa và ra nước ngoài. Một số nước như Thái Lan, Nam Phi, Madagascar…đã thực hiện các biện pháp ưu đãi ngoại hối, nới lỏng các điều kiện đầu tư để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhấn mạnh những thách thức tiềm tàng đối với đầu tư nước ngoài bao gồm sở hữu nhà nước, việc tăng cường kiểm soát các công ty trong thời kỳ khủng hoảng tiếp tục tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài; sự thất bại của chính sách thương mại cũng đã tác động đến hệ thống sản xuất trên quy mô toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia và chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty này. Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa NIEs Châu Á đã thực hiện thành công mô hình chiến lược hướng ngoại trong đầu tư quốc tế. Từ nước thu hút đầu tư nước ngoài trở thành nước đầu tư ra nước ngoài. Tiếp thu và sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, trở thành nước chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, ngành công nghiệp chế tạo phát triển nhanh. Malaysia chuyển từ chính sách đầu tư quốc tế của giai đoạn 1: thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các công ty và tập đoàn kinh tế lớn, thì giai đoạn 2: hỗ trợ các công ty và tập đoàn lớn phát triển đầu tư sang các nước trong khu vực thông qua các công ty xuyên quốc gia TNCs nước ngoài. Giai đoạn 3 là: các TNCs của Malaysia hoạt động độc lập trên thị trường thế giới. Singapore và Hàn Quốc với mô hình chính sách ĐTQT giai đoạn 1965-1990 là khuyến khích thu hút FDI để phát triển kinh tế, giai đoạn 1991- nay là mô hình kết hợp giữa khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Trung Quốc với mô hình con lăn trong chính sách ĐTQT, giai đoạn 1978- 1995 khuyến khích thu hút FDI theo mô hình cuốn chiếu (không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào những khu vực trọng điểm) với phương châm thu hút FDI là “lấy thị trường đổi lấy vốn và công nghệ”, giai đoạn 1996 đến nay kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài (chú trọng cung cấp ODA cho các nước giàu tài nguyên, có trình độ phát triển thấp). Nhật Bản thực hiện mô hình tập trung thu hút FDI từ 1945-1974 với các biện pháp tự do hóa đầu tư nước ngoài từ cuối những năm 1960, giai đoạn 1975 đến nay tăng cường hỗ trợ bảo hiểm đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát triển… 1.3.2. Xu hƣớng M&A trong những năm tới Khái niệm: M & A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Điều 17, Luật Cạnh tranh quy định việc sáp nhập doanh 6
  7. nghiệp là “việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”, còn “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Mua bán & sáp nhập giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thị trường tại nước muốn đầu tư. Đó là bởi vì người dân đã quen thương hiệu, doanh nghiệp nội địa hiểu được văn hóa mua sắm, ứng xử của người dân bản địa… Sáp nhập đang là một hình thức hợp tác đang được các TNCs ưa thích hiện nay. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều lần các công ty đã phải liên doanh, hợp nhất với nhau để tăng sức cạnh tranh của mình. So với những lần sáp nhập trước đây, làn sóng sáp nhập lần này có những đặc điểm nổi bật sau: Th nh t, làn sóng sáp nhập lần này diễn ra rất sôi động trên khắp thế giới, từ các nước công nghiệp phát triển tới các nước đang phát triển và mà các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên nói đến các cuộc “kết hôn” giữa các công ty lớn, sáp nhập để ra các công ty khổng lồ. Th hai, làn sóng sáp nhập hầu như đụng đến tất cả các ngành, bao gồm các ngành công nghệ cao và ngành công nghệ truyền thống, ngành chế tạo và cả ngành dịch vụ. Th ba, sự sáp nhập các công ty lớn với kim ngạch sáp nhập tới hàng chục tỷ đô la, thậm chí mấy trăm tỷ đô la. Th tư, các dịch vụ mua bán và sáp nhập công ty, xí nghiệp phần lớn diễn ra trong nội bộ cùng một ngành hoặc giữa các xí nghiệp của ngành gần giống nhau. Hợp nhất chỉ diễn ra giữa các quốc gia của các châu lục. Th n m, sáp nhập công ty để hình thành các công ty khổng lồ có mặt trên khắp các châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hơn và hơn hết, cơ cấu có hiệu quả và được vi tính hóa cao độ hơn. 1.3.3. Thay đổi về dòng vốn đầu tƣ quốc tế 1.3.3.1. Thay đổi về nước nhận đầu tư Xét ở góc độ khu vực, dòng vốn FDI trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sang các thị trường mới nổi, đặc biệt là những nước ở châu Á và Đông Nam châu Âu. Dòng vốn FDI vào khu vực Mỹ Latinh sẽ tiếp tục phục hồi trong khi dòng vốn này vào châu Phi được dự đoán sẽ tăng lên. Xếp hạng toàn cầu của những nước nhận FDI lớn nhất cũng phản ánh sự thay đổi của dòng vốn đầu tư. Ví dụ, bốn trong năm nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn nhất (Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kong, Brazil, các quần đảo Virgin thuộc Anh) là các nước 7
  8. đang phát triển; và trong số 20 nước tiếp nhận nguồn vốn FDI hàng đầu thì có tới 9 nước là các nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Hồng Kong, Brazil, các đảo Virgin thuộc Anh, Singapore, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Colombia) (số liệu năm 2012). Thực tế rất nhiều nước có những chính sách khác nhau khi thu hút FDI, có nước cởi mở thu hút; có nước lại chọn lọc dự án; có nước lại không chống lại được xu thế M&A. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn hấp dẫn khi ASEAN đang nổi lên kế bước khu vực Đông Á đón nhận luồng vốn FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường chính sách đang ngày càng được cải thiện cùng với những cam kết chiến lược của các TNCs đối với khu vực là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào khu vực này trong những năm tới. Trong số các nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực, tiếp theo sau là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Singapore. 1.3.3.2. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới Lợi thế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khiến đây là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là khu vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều của cải nhất và cũng là nơi tồn tại nhiều “điểm nóng” của thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương hiện chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu và chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Hơn thế, châu Á trong vài thập kỷ qua còn được nhắc tới như một khu vực phát triển năng động nhất của thế giới với sự xuất hiện của các cường quốc tiềm tàng như Trung Quốc và Ấn Độ. Vào những năm cuối thế kỷ XX, khi Châu Á tiêu điều sau cuộc khủng hoảng tiền tệ - không ít người hồ nghi với nhận định thế kỷ XXI sẽ là thời của châu lục này. Thế nhưng, giữa lúc các nước phương Tây đang vất vả để thoát khỏi cuộc suy thoái và khủng hoảng nợ công, Châu Á đã khẳng định như một điểm sáng trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ khả năng phục hồi thuyết phục. Mặc dù nhiều quốc gia trong khu vực phải chật vật chống chọi với lạm phát như một trận chiến mới, nhưng với tốc độ tăng trưởng trung bình ước đạt hơn 6% trong năm qua, Châu Á thực sự trở thành một trụ cột mới trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, giúp thế giới trụ vững trong cơn chao đảo. Báo cáo "Chỉ số tín nhiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011" cho thấy một số nước trong khu vực châu Á đã lọt vào top 10 nước có chỉ số tín nhiệm đầu tư 8
  9. trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất năm, khẳng định thực tế Châu Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch FDI từ Tây sang Đông, từ các nước công nghiệp sang các nền kinh tế nhiều tiềm năng không chỉ thể hiện một sự đổi thay ngoạn mục về mô hình đầu tư mà còn phản ánh vị thế của Châu Á trong sân chơi kinh tế toàn cầu. Theo kết quả điều tra kể trên của UNCTAD, dòng vốn FDI vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Châu Á - Thái Bình Dương đang ở vị trí trung tâm trên vũ đài chính trị, kinh tế thế giới, đang trong hành trình của một trụ cột mới cho những phát triển quan trọng nhất trên thế giới trong thế kỷ XXI. 1.3.4. Thay đổi chủ đầu tƣ quốc tế Cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước đầu tư lớn nhất trên thế giới là Anh và một số nước tư bản khác như Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, đến giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới (1917 - 1945) thì nước đầu tư không chỉ là các nước tư bản châu Âu mà bắt đầu có sự tham gia đáng kể của Nhật và Mỹ. Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thập kỷ 50, chương trình phục hồi kinh tế châu Âu và Nhật Bản của Mỹ đã thúc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của nước này. Đến những năm 50 và 60, Mỹ dẫn đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài, sau đó đến Anh và Pháp.Cuối những năm 60 và đầu 70: Mỹ vẫn là nước đầu tư lớn nhất. Nhật Bản và Đức vượt qua Anh, Pháp. Từ cuối những năm 70 đến nay: Mỹ vẫn là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đứng thứ 2 là Nhật Bản, sau đó là Anh, Đức. Tuy nhiên, giai đoạn sau năm 2012, các nhà đầu tư của các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là những nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã sụt giảm đáng kể, ngược lại, các nhà đầu tư từ các nước đang phát triển tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của họ ở nước ngoài. Điều này làm cho dòng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước có nền kinh tế công nghiệp hóa NIEs Châu Á, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)…) đang nổi lên với vai trò là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các nước đang phát triển khu vực châu Á vẫn là nguồn cung cấp vốn FDI lớn nhất trong nhóm các nước đang phát triển, chiếm ¾ tổng lượng vốn FDI từ các nước đang phát triển và đạt 308 tỉ USD. Trung Quốc là một trong những nước cung cấp nguồn vốn FDI chính của khu vực châu Á. Nguồn vốn FDI từ các nước Hàn Quốc, Maylaysia, Ả rập Saudi, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng. 9
  10. 1.3.5. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tƣ quốc tế Vào những năm 60 trở về trước, đầu tư quốc tế tập trung vào các lĩnh vực truyền thống như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng đồn điền và chế biến nông sản. Từ những năm 70 đến cuối thế kỷ XX, lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi: giảm tỉ lệ đầu tư vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng (xây dựng cơ sở hạ tầng) và kinh tế nông trại. Thay vào đó, đầu tư vào khai thác dầu khí và một số khoáng sản quan trọng như uranium, titan, platin... tăng lên, đặc biệt là đầu tư vào khai thác dầu khí. Lý do vì sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn này đã đẩy nhu cầu dầu mỏ tăng cao. Từ năm 2003 đến nay, đầu tư mới tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông và đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, tin học và sinh học. Đầu tư vào các lĩnh vực khai thác đã có sự giảm xuống rõ rệt. 1.4. Đầu tƣ quốc tế ở Việt Nam và tiến trình hội nhập. 1.4.1. Đầu tƣ quốc tế ở Việt Nam 1.4.1.1. Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước trong suốt chặng đường 30 năm qua. Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 29/12/1987, đánh dấu bước ngoặt cho việc chính thức hóa dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam. Từ chủ trương đúng đắn đó, trải qua chặng đường hơn 30 năm đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế. Việt Nam đang dần mở cửa thị trường đầu tư, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước khi mở rộng danh mục các lĩnh vực ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư: hiện nay, danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư và được phép đầu tư có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. 10
  11. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Báo cáo 2017 của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc đánh giá, Việt Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI. Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2018 Việt Nam, đã có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 58% tổng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu, đạt 72,6% trong năm 2017 và 71,4% trong 9 tháng đầu năm 2018. Số thu nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm và đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bởi mức đóng góp của khu vực này ngày càng tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017 (chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nước). Trong hơn thập kỷ qua, nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến ở một số ngành, lĩnh vực; tác động lan tỏa nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước, qua đó góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản trị của nền kinh tế. Nhiều dự án lớn đã mang lại bước đột phá, đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho nhiều địa phương. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao ở Việt Nam như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistics, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch… Đồng thời, đây còn là nhân tố góp phần chuyển đổi không gian phát triển, hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế… Đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng có nhiều đóng góp trong tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Việc làm 11
  12. trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn người vào năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5 - 6 triệu lao động. Doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Nhiều vị trí việc làm trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nay đã được thay thế bằng lao động Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, tham gia hoạt động xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động thiện nguyện khác. Đến năm 2019, Việt Nam hiện đang đứng thứ 21 về lượng vốn FDI trên toàn thế giới, xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore (đứng thứ 5 toàn cầu) và Indonesia (đứng thứ 18 toàn cầu). Cụ thể trong khu vực lân cận Việt Nam, đầu tư vào hai nước Việt Nam, Campuchia vẫn mạnh, tuy nhiên, vốn FDI đến Lào và Myanmar đã giảm. Việt Nam tiếp tục thu hút dòng đầu tư tích cực từ các nguồn trong nội bộ ASEAN và các nền kinh tế châu Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Việc di dời các chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc trong các ngành thâm dụng lao động, như sản xuất hàng may mặc và giày dép, đang nâng cao đầu tư vào Việt Nam. Sự tham gia của Trung Quốc các công ty trong phát triển cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đang ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư. Việt Nam cũng đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thiết lập các sàn giao dịch hàng hóa điện tử, không vượt quá 49% vốn điều lệ của họ. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng được phép giao dịch hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa với tư cách là khách hàng và có thể trở thành thành viên của sàn giao dịch (nhà môi giới hoặc thương nhân) mà không bị hạn chế quyền sở hữu. 1.4.1.2. Sự thay đổi trong đầu tư quốc tế tại Việt Nam a. Sự thay đổi về các đối tác đầu tư Trong những năm vừa qua có thể thấy những quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất luôn có sự thay đổi. Các nước thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dần thay thế vị trí của Mỹ, Singapore, Hà Lan, Hồng Kông. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh việc đẩy mạnh và duy trì hoạt động kinh doanh tại các địa bàn truyền thống ở Lào, Campuchia, Nga và Angiêri, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai phá thành công một số thị trường mới có mức độ canh tranh và yêu cầu cao về công nghệ, cũng như năng lực triển khai và quản lý dự án tại Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan - vốn đang được coi là địa chỉ của các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, hay một số nước ở Mỹ 12
  13. Latinh như Venezuela, Cuba, Peru và châu Phi và Trung Đông như Mozambique, Iran, Iraq... b. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư Trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 (sửa đổi và bổ sung năm 1996) quy định các lĩnh vực đầu tư bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản; các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư nghiên cứu, ngành sử dụng nhiều lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng… Đến nay, Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ cao như: dầu khí, thông tin viễn thông, điện tử, lắp ráp xe ô tô, xe máy, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành được đầu tư chủ yếu là du lịch, xây dựng văn phòng cho thuê… Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (nếu xét theo giá trị vốn) thường tập trung trước hết vào lĩnh vực công nghiệp khai khoáng hay năng lượng. Lĩnh vực quan trọng thứ hai là nông - lâm - ngư nghiệp - vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, hay các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp như phân bón. Lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cũng trở thành "điểm đến" hấp dẫn của dòng vốn này với số dự án và lượng vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó là các dự án trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật, chế biến và chế tạo; tài chính - ngân hàng; bất động sản; bán buôn, bán lẻ; kho bãi ... cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư. 1.4.2. Tiến trình hội nhập của Việt Nam từ năm 1987 đến nay Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. - Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định 13
  14. thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa. - Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. 1.4.2.1. Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.  Trong khuôn khổ WTO: - Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. 14
  15. - Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. - Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..  Trong khuôn khổ ASEAN - Sau khi tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ). - Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. - Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.  Trong khuôn khổ APEC - Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. - Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, 15
  16. Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.  Trong khuôn khổ ASEM - Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. - Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”… 1.4.2.2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do Ký kết và cam kết thực hiện theo lộ trình các hiệp định song phương và đa phương về tự do hóa thương mại và đầu tư là điều kiện cần thiết để Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực – liên khu vực, cũng như các tổ chức kinh tế thế giới khác và đã ký kết, đồng thời từng bước thực hiện nhiều hiệp định quan trọng về tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư. Dưới đây là một số hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết:  Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN được ký kết tháng 10/1998 giữa các nước thành viên ASEAN nhằm mục đích tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN. Hiệp định đã thỏa thuận về các mục tiêu tự do hóa đầu tư trong khu vực: chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; tất cả các ngành nghề được mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các quốc gia thành viên.  Hiệp định đầu tư ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định đầu tư ASEAN – Hàn Quốc 16
  17. Được ký kết năm 2009. Hiệp định là bước tiến mới trong quan hệ kinh tế song phương, giúp mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai bên và góp phần tăng cường các quan hệ về kinh tế. Nỗ lực thuận lợi hóa và bảo vệ đầu tư sẽ giúp tăng cường hoạt động sản xuất, xuất khẩu và khối lượng hàng hóa sản phẩm giữa hai bên, dẫn đến việc gia tăng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh cũng như hoạt động tái đầu tư có lợi nhuận. ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc cũng ủng hộ kế hoạch gia tăng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư hai bên vào thị trường của nhau, thúc đẩy và bảo vệ vốn đầu tư của các bên ký hiệp định, đối xử công bằng và không phân biệt đối với các nhà đầu tư, bồi thường trong một số trường hợp và giải quyết tranh chấp theo quy định chung của nhà nước.  Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) Ngày 01/4/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản trước sự chứng kiến của Đại Sứ Nhật Bản và đại diện sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành hữu quan. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01 tháng 12 năm 2008. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Cùng với dòng đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản tại Việt Nam đang ngày một gia tăng, việc giảm thuế trong các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị sẽ là động lực quan trọng để các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam.  Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Các cam kết này có nội dung là những thỏa thuận của Việt Nam về việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực quan trọng như: - Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính - Cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ kinh doanh - Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát và viễn thông - Cam kết chung về dịch vụ của Việt Nam trong WTO Như vậy, theo các cam kết trên đây, Việt Nam sẽ từng bước thực hiện mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực, các nhóm ngành nghề, tạo ra môi trường đầu tư tự do và dễ dàng để thu hút đầu tư của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010. 1.4.2.3. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường 17
  18. Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam. Khi gia nhập WTO năm 2006, quy mô kinh tế của đất nước còn khá khiêm tốn, Việt Nam nằm trong nhóm nước thu nhập thấp; năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN. Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30.136 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 358,53 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda... Và mặc dù bị ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm; năm 2018 đạt 7,08% - cao nhất trong một thập kỷ qua. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 2.587 USD năm 2018, khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất, nhập khẩu. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phám 17 hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt FTA, nhất là các FTA thế hệ mới (như: FTA Việt Nam-Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương; FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ). Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. 18
  19. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Đầu tư quốc tế là gì? Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế? 2. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đạt được những thành tựu nào đáng kể? 3. Đặc điểm của đầu tư quốc tế? 4. Xu hướng đầu tư quốc tế trên thế giới hiện nay? 5. Sự cần thiết của việc đầu tư quốc tế. 19
  20. Chƣơng 2: CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƢ QUỐC TẾ 2.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 2.1.1. Khái niệm Theo Tổ ch c Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Theo IMF: FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài của doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. - Lợi ích lâu dài: Bất kể doanh nghiệp FDI nào đều có mục tiêu dài hạn, để mục tiêu dài hạn này đạt hiệu quả đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư đồng thời có mức độ ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp. - Quyền quản lý doanh nghiệp: Là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng có khả năng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (chiến lược phát triển, kế hoạch hành động, chia lợi nhuận, phần vốn góp...) Tóm lại, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. 2.1.2. Đặc điểm của FDI 2.1.2.1. Đặc điểm của FDI - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tuỳ theo quy định của Luật đầu tư từng nước tiếp nhận đầu tư. - Quyền điều hành doanh nghiệp tuỳ thuộc vào số vốn góp của chủ đầu tư trong vốn pháp định. Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp. 2.1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp - Đối với chủ đầu tư nước ngoài (nước chủ đầu tư): nhằm khai thác những lợi thế của nước chủ nhà về tài nguyên, lao động, thị trường… để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; giảm chi phí kinh doanh vì gần vùng nguyên liệu và thị trường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2