intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 5: Đầu tư quốc tế

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 5: Đầu tư quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế; đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của các TNC/MNC trong đầu tư quốc tế; mua lại và sáp nhập trong đầu tư quốc tế (M&A);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 5: Đầu tư quốc tế

  1. Chương 4: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4.4. Tái xuất khẩu 4.4.3. Thực trạng tái xuất khẩu ở Việt Nam và giải pháp đẩy mạnh tái xuất khẩu (*) Giải pháp đẩy mạnh tái xuất khẩu • Kiểm soát hải quan chặt chẽ • Tuần tra kiểm soát thường xuyên trên đường vận chuyển • Kiểm soát chặt những lô hàng tái xuất khác cửa khẩu Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.1. Đầu tư trực tiếp FDI và vai trò của đầu tư trực tiếp FDI -FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khái thác hoặc thuê người quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí, cùng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. 113
  2. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.1. Đầu tư trực tiếp FDI và vai trò của đầu tư trực tiếp FDI Bản chất của FDI là: • Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác • Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư • Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí • Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia • Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.1. Đầu tư trực tiếp FDI và vai trò của đầu tư trực tiếp FDI Các hình thức FDI • Hợp đồng hợp tác kinh doanh • Doanh nghiệp liên doanh • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 114
  3. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI • Đối với nước đi đầu tư: • Đứng trên góc độ quốc gia: là cách để các quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế. mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước sản phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu. giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải khai thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường. Về vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính phủ nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI • Đối với nước đi đầu tư: • Đứng trên góc độ doanh nghiệp: Tranh thủ lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư Mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận Có thể bán được những máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển). Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và vị thế của doanh nghiệp 115
  4. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI Đối với nước nhận đầu tư: Được chuyển giao vốn, công nghệ và tiếp thu kinh nghiệm quản lý, giải quyết việc làm Khai thác hiệu quả lợi thế so sánh Không phải gánh chịu rủi ro Tăng năng suất và thu nhập quốc dân; tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh tế. Thúc đẩy cải cách cơ chế, luật pháp Khuyến khích năng lực kinh doanh của các doanh nghệp trong nước Có điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường nước ngoài Có điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tác động không tích cực của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư • Có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác bừa bại về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiệm trọng • Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phường theo hướng có lợi cho mình. • Có thể phải tiếp nhận công nghệ thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo năng suất, tăng giá thành sản phẩm. • Có thể bị mất cân đối về phát triển giữa các vùng và các ngành nếu Chính phủ nước tiếp nhận quá lệ thuộc và ý chí và sự lựa chọn của nhà đầu tư. • Áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. • Thất thu thuế do các vấn đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty đa quốc gia. 116
  5. 117
  6. Thực trạng FDI tại Việt Nam http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/92-7662-nhin-lai-gia-tri-cua-fdi-o- viet-nam-sau-gan-30-nam.html Thực trạng FDI tại Việt Nam Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của DN FDI so với khu vực DN trong nước. Nguồn: Tổng cục Hải quan 118
  7. FDI năm 2018 119
  8. Giá trị FDI vào Việt Nam từ một số quốc gia 120
  9. FDI năm 2019 • Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018 • Lượng vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ… • 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD, Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc... • Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62 tỉnh ,thành phố, trong đó Hà Nội đứng đầu về thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 7,0 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019 - Việt Nam có 30.827 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 362,58 tỷ USD, vốn thực hiện 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% vốn đăng ký còn hiệu lực. - Các nhà đầu tư nước ngoài đã •đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế tạo với 214,2 tỷ USD, chiếm 59,1%; kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD, chiếm 16,1%; sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD, chiếm 6,5% vốn đăng ký. - 135 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với 67,71 tỷ USD, chiếm 18,7%; Nhật Bản đứng thứ hai với 59,34 tỷ USD, chiếm 16,4% vốn đăng ký; tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông... - 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã có dự án FDI. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 47,34 tỷ USD, chiếm 13,1%; Bình Dương đứng thứ hai với 34,4 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư; Hà Nội xếp thứ 3 với 34,1 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đăng ký. 121
  10. Thực trạng FDI tại Việt Nam Những thành tựu: • Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế • Hai là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại • Ba là, tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế • Bốn là, nâng cao trình độ công nghệ • Năm là, thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế • Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực • Bảy là, góp phần làm hoàn thiện thể chế, môi trường pháp luật ở Việt Nam Những tồn tại - Ô nhiễm môi trường - Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội - Tạo sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước - Cạn kiệt tài nguyên - Kim ngạch XNK lệ thuộc nhiều vào khối DN FDI - Chuyển giá gây thất thu ngân sách - Nghề truyền thống có thể bị thay thế Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.2. Đầu tư gián tiếp FPI và vai trò của đầu tư gián tiếp FPI -Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, bao gồm các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư FDI 122
  11. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Đặc trưng của FPI • Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. • Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tương tự FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước; sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v… Khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố như: sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán. 123
  12. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư gián tiếp FPI • Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro. • Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa. • Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của đầu tư ODA Khái niệm • Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay. Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. • ODA có các đặc điểm chính : Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án mang tình chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay. 124
  13. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của đầu tư ODA Phân loại • Phân loại theo phương thức hoàn trả Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên; Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền( tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp; ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của đầu tư ODA Phân loại • Phân loại theo nguồn cung cấp : ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giã hai chính phủ; ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ. 125
  14. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1. Các hình thức đầu tư quốc tế và vai trò của các hình thức đầu tư quốc tế 5.1.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của đầu tư ODA Phân loại • Phân loại theo mục tiêu sử dụng Hỗ trợ cán cân thanh toán là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá); Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp; Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA"; Viện trợ chương trình là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư ODA • Đối với nước xuất khẩu vốn Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ ODA. Nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên. Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng nếu không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này trong nước. Đôi khi, các nước cung cấp không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích quân sự. 126
  15. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư ODA • Đối với các nước tiếp nhận Thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Vai trò của đầu tư ODA • Đối với các nước tiếp nhận (tiếp) ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo... ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. 127
  16. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Những hạn chế Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào... Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của các TNC/MNC trong đầu tư quốc tế 5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài • Các yếu tố vĩ mô Các chính sách Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư. Chính sách thương mại, đầu tư: Mức thuế quan ,Hạn mức (quota) xuất nhập khẩu và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Chính sách thuế và ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài Chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô Luật đầu tư, thương mại,… 128
  17. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của các TNC/MNC trong đầu tư quốc tế 5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài • Các yếu tố ảnh hưởng khác Đặc điểm của thị trường bản địa Đặc điểm của thị trường lao động Khả năng hồi hương vốn đầu tư Thực thi bảo hộ quyền sở hữu. Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài. Ổn định chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư và trong khu vực này. Cơ sở hạ tầng Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Duy trì nền chính trị ổn định - Tạo lập môi trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài (các chính sách, luật liên quan đầu tư, thương mại quốc tế) - Phát triển cơ sở hạ tầng - Phát triển nguồn nhân lực - Thực hiện các biện pháp xúc tiến, thu hút đầu tư FDI - Chính sách đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng và ngành 129
  18. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của các TNC/MNC trong đầu tư quốc tế 5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khái niệm và phạm vi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài • Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ quy định và luật pháp Việt Nam hiện hành là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài. • Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong đó nhà đầu tư sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Các yếu tố ảnh hưởng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Yếu tố vĩ mô Đường lối đối ngoại của nước chủ đầu tư và nước tieps nhận đầu tư Môi trường kinh doanh nước tiếp nhận đầu tư Luật pháp, chính sách của nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Yếu tố vi mô Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư Thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ được cung cấp ra thị trường nước ngoài thông qua FDI 130
  19. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Các biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Về phía Nhà nước - Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài -Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài -Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp Vịêt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Các biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Về phía doanh nghiệp chủ đầu tư • Phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng về cả nội dung, lộ trình • Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra cũng như lộ trình thực hiện dự án đầu tư nhằm đáp ứng với yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án; đảm bảo hiệu quả và những mục tiêu kinh tế - xã hội cho đất nước. • Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm đầu tư hiệu quả, minh bạch, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước. • Tuân thủ luật pháp của nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư • Phối kết hợp cơ quan chức năng để được tư vấn, hỗ trợ 131
  20. Việt nam Khu vực đầu tư: Việt nam đã đầu tư ở 63 quốc gia và vùng lãnh thổ với 891 dự án và tổng vốn đăng ký đạt gần 20 tỷ USD. Trong đó Lào là quốc gia có nhiều dự án đầu tư của Việt nam nhất với 249 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 7,4 tỷ USD, Campuchia đứng thứ 2 với 161 dự án tổng vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD, Singapo có 55 dự án, Myanmar 22 dự án và Liên bang Nga là 19 dự án. Lĩnh vực đầu tư: lĩnh vực khai khoáng, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, còn có các dự án thuộc khu vực dịch vụ viễn thông, công nghệ. Doanh nghiệp đầu tư: Viettel, Vinamilk, các công ty của Tập đoàn FPT, Tập đoàn cao su Việt nam, các Ngân hàng có vốn nhà nước… đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt đầu tư của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra nước ngoài ngày càng tăng. Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của các TNC/MNC trong đầu tư quốc tế 5.2.3. Vai trò của TNC trong đầu tư quốc tế, Tác động của TNC đối với các nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển • (*) Khái niệm TNC: TNC là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. • Bản chất của TNCs: là sự tập trung tư bản rất cao trong tay một số công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động ở nhiều quốc gia nhằm chi phối nền kinh tế toàn cầu bằng cách luôn sản xuất ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn với công nghệ và kỹ thuật mới để thu được lợi nhuận độc quyền. 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2