Bài giảng Địa vị pháp lý của giám đốc doanh nghiệp - TS. Phan Chí Hiếu
lượt xem 5
download
Bài giảng Địa vị pháp lý của giám đốc doanh nghiệp được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về các loại hình doanh nghiệp (DN) theo pháp luật Việt Nam; cơ sở xác định địa vị pháp lý cho Giám đốc DN; giám đốc đối với việc góp vốn, chuyển nhượng vốn góp trong DN; giám đốc với việc tổ chức quản lý nội bộ DN
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Địa vị pháp lý của giám đốc doanh nghiệp - TS. Phan Chí Hiếu
- ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TS. Phan Chí Hiếu Trường Đại học Luật Hà Nội
- NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH: 1. Các loại hình doanh nghiệp (DN) theo pháp luật Việt Nam. 2. Cơ sở xác định địa vị pháp lý cho Giám đốc DN. 3. Giám đốc đối với việc góp vốn, chuyển nhượng vốn góp trong DN. 4. Giám đốc với việc tổ chức quản lý nội bộ DN.
- 1. Các loại hình DN theo pháp luật Việt Nam Công ty TNHH (nhiều thành viên, một thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD và DN 100% vốn nước ngoài); Công ty nhà nước.
- CÔNG TY TNHH CÓ 2 TV TRỞ LÊN Có tư cách pháp nhân; Thành viên là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 2 và tối đa là 50; Chịu TNHH trong kinh doanh; Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhượng cho người ngoài; Vốn điều lệ không chia thành cổ phần. Công ty không được phát hành cổ phần để công khai huy động vốn trong công chúng.
- CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Công ty TNHH có một thành viên duy nhất (Luật DN 1999 quy định thành viên duy nhất phải là tổ chức có tư cách pháp nhân; Luật DN 2005 cho phép một cá nhân cũng có thể thành lập Cty TNHH một TV); Có đầy đủ các đặc điểm của Cty TNHH có 2 TV trở lên (có tư cách pháp nhân, chịu TNHH trong kinh doanh, hạn chế chuyển nhượng vốn, không phát hành cổ phần...).
- CÔNG TY CỔ PHẦN Có tư cách pháp nhân; Chịu trách nhiệm hữu hạn; Vốn điều lệ được chia thành cổ phần; người sở hữu cổ phần là cổ đông (thành viên công ty); Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ một số trường hợp không được chuyển nhượng hoặc bị hạn chế chuyển nhượng;
- Công ty hợp danh Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp; Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; CTy HD có thể có TV góp vốn; TV góp vốn chịu TNHH; Có tư cách pháp nhân (Luật DN 1999 không thừa nhận CTy HD là pháp nhân); Không được phát hành chứng khoán.
- Doanh nghiệp tư nhân Do một cá nhân làm chủ sở hữu (Luật DN 2005 quy định rõ 1 cá nhân chỉ là chủ của 1 DNTN); Chủ DNTN chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN bằng toàn bộ tài sản của mình (TNVH); Không có tư cách pháp nhân; chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn trước Toà án, trước trọng tài.
- Doanh nghiệp nhà nước: Tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối; Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc có khả năng chi phối DN; Được tổ chức dưới các hình thức pháp lý khác nhau như: Cty nhà nước; Cty TNHH nhà nước; CTy CP nhà nước; các DN khác mà nhà nước nắm quyền chi phối (hơn 50% vốn điều lệ).
- Các loại DNNN: CTy nhà nước (giống DNNN trước đây); CTy TNHH nhà nước một thành viên; CTy TNHH nhà nước 2 TV trở lên; CTy CP nhà nước; CTy TNHH, CTy CP và các DN khác mà Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ.
- Công ty nhà nước: Là DNNN do NN đầu tư toàn bộ vốn để trực tiếp thành lập; NN nắm quyền sở hữu tài sản; bản thân CTy NN không có quyền sở hữu tài sản; Là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước; Có tư cách pháp nhân; Chịu TNHH trong kinh doanh. (Lưu ý: Hiện nay các cty NN đã chuyển thành cty TNHH, cty CP).
- Hợp tác xã Là tổ chức kinh tế tự chủ của các xã viên; Xã viên có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân cùng góp vốn, góp sức; Phương thức hợp tác trong HTX có thể là kinh doanh tập trung hoặc không tập trung; Có tư cách pháp nhân; Chịu TNHH trong kinh doanh.
- DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD, DN 100% vốn nước ngoài) DN thuộc sở hữu 1 phần (DNLD) hoặc toàn bộ (DN 100% vốn đầu tư nước ngoài) của nhà đầu tư nước ngoài; Tổ chức dưới hình thức CTy TNHH; Cty CP hoặc các hình thức khác; Là tổ chức kinh tế của Việt Nam.
- Tình huống 1: Xác định loại hình DN 1. Cty NN A cổ phần hoá; NN vẫn nắm 51% vốn điều lệ. 2. Cty NN A cổ phần hoá: Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài nắm 20% vốn điều lệ. 3. Pacific Airlines có 9 thành viên đều là Cty NN. 4. Cty Nhật bản góp vốn với Cty NN của Việt Nam để thành lập DN mới trên lãnh thổ Việt Nam. 5. Cty TNHH A đầu tư vốn thành lập một DN mới.
- Những vấn đề cần lưu ý liên quan đến các loại hình DN: Tư cách pháp lý của doanh nghiệp: DN có tư cách pháp nhân; DN không có tư cách pháp nhân. Chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp: DN chịu TNHH; DN chịu TNVH. Hình thức liên kết của doanh nghiệp: DN và các đơn vị phụ thuộc; Mô hình CTy mẹ CTy con.
- Ý nghĩa thực tiễn của tư cách pháp nhân Được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập; Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các tổ chức, cá nhân khác; Có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình. DN có tư cách pháp nhân: Cty NN, Cty TNHH, Cty CP, Cty HD, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg. DN không có tư cách pháp nhân: DNTN.
- Chế độ chịu TNHH: Khả năng của DN chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tạo ra từ hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình: DN không chịu trách nhiệm thay cho Chủ sở hữu; Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm thay cho DN. Các DN chịu TNHH gồm: Cty NN, Cty TNHH, Cty CP, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg.
- Tình huống 3: A, B, C góp vốn thành lập Cty TNHH nhiều thành viên với vốn điều lệ 2 tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ; B góp 500 tr đ bằng hiện vật; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A, B, C đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, CTy thua lỗ và tạo ra khoản nợ là 2 tỷ đồng, trong khi tài sản của CTy chỉ còn lại 1 tỷ. 1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn? 2. A, B, C có phải góp thêm vốn theo tỷ lệ để trả nợ cho Cty hay không?
- Chế độ chịu TNVH: Nghĩa vụ trả nợ của DN không bị giới hạn trong bất kỳ phạm vi tài sản nào, khi tạo ra nợ thì DN phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thanh toán; nếu tài sản của DN không đủ trả nợ thì các Chủ sở hữu DN phải trả nợ thay. Các DN chịu TNVH gồm: CTy hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
- Tình huống 4: A, B, C góp vốn thành lập Cty HD với vốn điều lệ 2 tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ; B góp 500 tr đ bằng hiện vật; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A, B, C đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, CTy thua lỗ và tạo ra khoản nợ là 2 tỷ đồng, trong khi tài sản của CTy chỉ còn lại 1 tỷ. 1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn? 2. A, B, C có phải trả nợ thay cho Cty hay không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng luật đất đai - Chương 4 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
202 p | 549 | 67
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
24 p | 217 | 63
-
Bài giảng Pháp luật ngân hàng: Chương 3 - TS. Phan Thị Thành Dương
80 p | 282 | 55
-
Bài giảng Pháp luật ngân hàng: Chương 2 - TS. Phan Thị Thành Dương
63 p | 267 | 55
-
Bài giảng Luật Công pháp quốc tế: Dân cư trong luật quốc tế - Nguyễn Thị Vân Huyền
55 p | 340 | 52
-
Bài giảng Luật ngân hàng - Chương 3: Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng
25 p | 258 | 34
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 2: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
97 p | 255 | 32
-
Bài giảng Luật ngân hàng - Chương 2: Địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam
23 p | 203 | 29
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ĐH Kinh tế Quốc dân
86 p | 407 | 27
-
Bài giảng Luật Ngân hàng: Chương 3 - Địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng
95 p | 195 | 26
-
Bài giảng Luật hành chính Việt Nam: Chương 2 - GV Nguyễn Minh Tuấn
174 p | 201 | 21
-
Bài giảng Luật hành chính nhà nước: Phần 2 - CĐ Phương Đông
19 p | 209 | 20
-
Bài giảng Luật Ngân hàng: Chương 2 - Địa vị pháp lý ngân hàng nhà nước Việt Nam
64 p | 203 | 18
-
Bài giảng môn Luật kinh doanh - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Như
187 p | 161 | 16
-
Bài giảng Địa vị pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã (TS Trần Hữu Hiệp)
92 p | 111 | 13
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 4 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
33 p | 66 | 12
-
Bài giảng Chương II: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
59 p | 146 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn