Bài giảng Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ngoại trú - BSCKII. Lê Hồng Ngọc
lượt xem 1
download
Bài giảng Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ngoại trú do BSCKII. Lê Hồng Ngọc biên soạn gồm các nội dung: Định nghĩa viêm phổi mắc phải cộng đồng; Dịch tễ học VPMPCĐ; Yếu tố nguy cơ VPMPCĐ; Tác nhân gây bệnh VPMPCĐ ngoại trú; Tác nhân gây bệnh VPMPCĐ nhập viện; Khuyến cáo về vi sinh đối với BN ngoại trú; Dự phòng VPMPCĐ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ngoại trú - BSCKII. Lê Hồng Ngọc
- ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG NGOẠI TRÚ BSCKII. LÊ HỒNG NGỌC ĐHYD TPHCM – BV. PHẠM NGỌC THẠCH PP-ZIT-VNM-0402
- Disclaimer • Nội dung trình bày chỉ thể hiện quan điểm và kinh nghiệm của báo cáo viên và không nhất thiết thể hiện quan điểm hay khuyến nghị của Pfizer dưới bất kỳ hình thức nào. • Hình ảnh/nội dung trích dẫn trong bài báo cáo thuộc về báo cáo viên hoặc sử dụng bởi báo cáo viên. • Pfizer đã kiểm tra nội dung để đảm bảo thỏa một số tiêu chuẩn cụ thể nhưng không đảm bảo sự chính xác trong trích dẫn tài liệu, và bản quyền hình ảnh và nội dung trích dẫn. Pfizer, các công ty con hoặc công ty liên kết không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào cho tính chính xác của nội dung bài báo cáo.
- Nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế Giới 2019 WHO (2022), Global TB report 2022
- Định nghĩa viêm phổi mắc phải cộng đồng • Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ): tình trạng nhiễm trùng của nhu mô phổi xảy ra ở cộng đồng, ngoài bệnh viện. • Gồm: viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. • Có hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ đông đặc phế nang hoặc tổn thương mô kẽ trên phim X quang phổi. • Bệnh thường do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác, nhưng không do trực khuẩn lao. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Dịch tễ học VPMPCĐ • Khoảng 450 triệu người mắc VPMPCĐ mỗi năm. • 4 triệu trường hợp tử vong hàng năm. • Tại Việt Nam, VPMPCĐ: bệnh nhiễm khuẩn thường gặp nhất, chiếm 12% các bệnh phổi. • Năm 2014, tỷ lệ mắc viêm phổi ở VN: 561/100.000 người, tỷ lệ tử vong: 1,32/100.000 người. • 2/3 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT Froes F, Pereira JG, Póvoa P. (2019), Outpatient management of community-acquired pneumonia. Curr Opin Pulm Med. 2019 May;25(3):249-256
- Yếu tố nguy cơ VPMPCĐ • Thường gặp ở trẻ em hay người già. • Nam nhiều hơn nữ • Mùa đông. • Dùng corticosteroids hít • Hút thuốc lá • Ức chế bơm proton. • Nghiện rượu • Thuốc chống loạn thần • Bệnh phổi mạn tính • Thuốc đái tháo đường • Bệnh thận (ức chế DPP-4) • Suy dinh dưỡng Froes F, Pereira JG, Póvoa P. (2019), Outpatient management of community-acquired pneumonia. Curr Opin Pulm Med. 2019 May;25(3):249-256
- Tác nhân gây bệnh VPMPCĐ ngoại trú • Mycoplasma pneumoniae • Streptococcus pneumoniae • Chlamydia pnuemoniae • Haemophilus influenzae • Virus hô hấp Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Tác nhân gây bệnh VPMPCĐ nhập viện Agnar Bjarnason (2018), Incidence, Etiology, and Outcomes of Community-Acquired Pneumonia: A Population-Based Study. Open Forum Infect. Dis. 2018 Feb; 5(2): ofy010
- Tác nhân gây bệnh tại VN Tran HD, Bach Nguyen YT, et al (2022), Community-acquired pneumonia causing bacteria and antibiotic resistance rate among Vietnamese patients: A cross-sectional study. Medicine 2022;101:36(e30458).
- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng Thomas M. File, Julio A. Ramirez (2023), Community-Acquired Pneumonia, N Engl J Med 2023; 389:632-641, DOI: 10.1056/NEJMcp2303286
- Khuyến cáo về vi sinh đối với BN ngoại trú • Không khuyến cáo nhuộm Gram đờm, cấy đờm và cấy máu. Chỉ thực hiện khi có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn đa kháng hoặc các tác nhân không thường gặp. • Kháng nguyên Legionella và Streptococcus nước tiểu: không khuyến cáo, ngoại trừ đang có dịch. • Influenza: khi mùa cúm Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT ; ATS (2019), Diagnosis and Treatment of Adults with Community-acquired Pneumonia, Am J Respir Crit Care Med. 2019;200(7):e45-e67 ; Froes F, Pereira JG, Póvoa P. (2019), Outpatient management of community-acquired pneumonia. Curr Opin Pulm Med. 2019 May;25(3):249-256
- Hướng dẫn điều trị theo BYT 2020 • Xử trí tuỳ theo mức độ nặng. • Điều trị triệu chứng. • Điều trị nguyên nhân: Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc. • Thời gian dùng kháng sinh: Từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Đánh giá độ nặng của VPMPCĐ (CURB-65) Điểm CURB-65 (1điểm/yếu tố) Phân loại Lú lẫn mới xuất hiện. Nhóm 1 (0 – 1 điểm): điều trị ngoại trú. Urea/ máu > 7 mmol/l. Nhịp thở ≥ 30 lần/ phút. Nhóm 2 (2 điểm): điều trị nội trú ngắn hạn hoặc điều trị Huyết áp thấp: ngoại trú có kiểm soát. Huyết áp tâm thu
- Hướng dẫn điều trị theo BYT 2020 • Bệnh nhân < 65 tuổi, không có bệnh đi kèm, không dùng kháng sinh trong 3 tháng trước: Ampicillin hay Amoxicillin 1g x 3 hay Doxycycline 100mg x 2 hướng đến S.pneumoniae hay Macrolid thế hệ mới (Azithromycin hoặc Clarithromycin) khi chưa loại trừ M.pneumoniae. Nếu nhiều khả năng H.influenzae: betalactam + ức chế betalactamase đường uống. Hạn chế dùng quinolone hô hấp ngoại trừ bệnh nhân dị ứng với betalactam hay macrolid Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Hướng dẫn điều trị theo BYT 2020 • Bệnh nhân > 65 tuổi, có bệnh đồng mắc (bệnh tim, phổi, bệnh gan, bệnh thận mạn tính, ung thư), suy giảm miễn dịch, đã dùng kháng sinh 3 tháng trước hoặc nguy cơ S.pneumoniae kháng thuốc hoặc trong vùng S.pneumoniae kháng macrolid cao (MIC ≥ 16µg/mL): Betalactam/ức chế betalactamase + macrolid thế hệ mới hoặc Quinolone hô hấp đơn trị liệu. Những bệnh nhân này nếu toàn trạng suy kiệt, X quang ngực có những tổn thương nặng: nhập viện điều trị. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Hướng dẫn điều trị theo BYT 2020 • Amoxicillin đơn thuần hay kết hợp với ức chế betalactamase (nếu nghi ngờ H. influenzae , M. catarrhalis): ampicillin-sulbactam, amoxicillin- clavulanic acid/sulbactam. Nếu nhiều khả năng VK không điển hình thì chọn azithromycin hay clarithromycin . • Quinolone hô hấp (levofloxacin, moxifloxacin) nếu dị ứng với betalactam • Nếu nghi ngờ S. pneumoniae kháng thuốc: amoxicillin liều cao hoặc quinolone hô hấp. • BN lớn tuổi có bệnh đồng mắc, suy giảm miễn dịch: kết hợp betalactam/ức chế betalactamase và macrolid hay quinolone hô hấp đơn trị, Cefdinir, Cefpodoxime. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, QĐ 4815/QĐ-BYT
- Hướng dẫn điều trị VPCĐ theo ATS 2019 Bệnh nhân Ngoại trú Phác đồ Chuẩn • Không bệnh đi kèm hoặc • Amoxicillin hoặc • Không yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA • Doxycycline hoặc hoặc Pseudomonas aeruginosa • Macrolide (khi tỷ lệ đề kháng pneumococcal
- Hướng dẫn điều trị theo ATS 2019 • Đơn trị liệu Macrolide: Khuyến cáo cho người bệnh ngoại trú dựa trên mức độ đề kháng trong cộng đồng. • Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm đối với VPMPCĐ nặng: Chấp nhận hai khuyến cáo β-Lactam + macrolide và β-lactam + fluoroquinolone nhưng ưu tiên sử dụng β-lactam + macrolide. • Thời gian điều trị kháng sinh: ít nhất 5 ngày ATS (2019), Diagnosis and Treatment of Adults with Community-acquired Pneumonia, Am J Respir Crit Care Med. 2019;200(7):e45-e67
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng - BS.CKI. Trần Thị Thủy Trưởng
10 p | 266 | 37
-
Bài giảng Viêm phổi bệnh viện - TS. BS. Nguyễn Hữu Lân
8 p | 212 | 29
-
Bài giảng Kháng sinh điều trị viêm phổi trẻ em - TS. BS. Trần Anh Tuấn
43 p | 149 | 24
-
Bài giảng Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - TS. BS. Lê Thượng Vũ
59 p | 136 | 18
-
Oxy liệu pháp trong điều trị viêm phổi do virus (Phần 9)
14 p | 146 | 16
-
Bài giảng Viêm phổi - TS.BS Trần Anh Tuấn
105 p | 59 | 11
-
Bài giảng Viêm phổi trẻ em
28 p | 54 | 11
-
Bài giảng Guideline xử trí viêm phổi cộng đồng áp dụng trong thực hành tại Việt Nam – PGS.TS. Trần Văn Ngọc
39 p | 49 | 6
-
Bài giảng Cập nhật điều trị viêm phổi cộng đồng tại Việt Nam - PGS. TS. BS. Lê Tiến Dũng
23 p | 49 | 5
-
Bài giảng Cập nhật điều trị viêm phổi bệnh viện-viêm phổi thở máy do vi khuẩn kháng đa kháng sinh - PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc
36 p | 21 | 4
-
Bài giảng Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và bệnh tim mạch - TS.BS. Khổng Nam Hương
30 p | 38 | 3
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do respiratory syncytial virus tại bệnh viện Xanh Pôn
25 p | 32 | 2
-
Bài giảng Dược động/lực học (PK/PD) của colistin ứng dụng trong điều trị viêm phổi bệnh viện kháng thuốc tại Việt Nam - BS. Nguyễn Hoàng Anh
63 p | 53 | 2
-
Bài giảng Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em những bất cập hiện nay và giải pháp - TS. BS. Trần Anh Tuấn
99 p | 34 | 2
-
Bài giảng Phân tích sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương
35 p | 40 | 2
-
Bài giảng Phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện - TS.BS. Vũ Đình Thắng
25 p | 1 | 1
-
Bài giảng Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi - ThS. Đoàn Văn Khánh
39 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn