Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 1.1 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
lượt xem 5
download
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo - Chương 1.1: Các khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép, cung cấp những kiến thức như khái niệm về kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 1.1 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
- Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo Oct. 2022 1
- KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI KÍCH THƯỚC CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.1.Kích thước Để thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá kích thước của chi tiết và lắp ghép người ta đã lập ra 4 dãy số ưu tiên kí hiệu là Ra5, Ra10, Ra20, Ra40 Khi thiết kế chế tạo chi tiết và sản phẩm, các kích thước thẳng danh nghĩa của chúng được chọn theo giá trị của các dãy số ưu tiên. Giảm số loại và các kích cỡ khác nhau sản phẩm vì sản xuất theo tiêu chuẩn → giảm số lượng + chủng loại + kích cỡ trang thiết bị khác nhau (dụng cụ cắt, dụng cụ đo…) Bảng Ra40 : chọn kích thước thiết ké có kh/cách giữa các k/thước khác nhau gần nhất chương 1 3
- chương 1 4
- … chương 1 5
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.1.Kích thước Kích thước danh nghĩa Định nghĩa: Là kích thước được xác định bằng tính toán xuất phát từ chức năng của chi tiết sau đó quy tròn (về phía lớn lên). Ký hiệu: Chi tiết lỗ: DN ; Chi tiết trục: dN Ví dụ: Chẳng hạn khi tính toán theo sức bền vật liệu ta xác định được đường kính của chi tiết trục là 24,732mm. Ta quy tròn là 25mm. Vậy kích thước danh nghĩa của chi tiết trục dN= 25mm chương 1 6
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.1.Kích thước Kích thước thực Định nghĩa: Là kích thước đo được trực tiếp trên các chi tiết với sai số cho phép. Ký hiệu: Chi tiết lỗ: Dth ; Chi tiết trục: dth Ví dụ: Khi đo kích thước chi tiết lỗ bằng thước cặp 1/20 kết quả đọc được là 24,5mm thì kích thước thực của chi tiết lỗ là Dth= 24,5mm với sai số cho phép là ± 0,5mm. chương 1 7
- 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.1.Kích thước Kích thước giới hạn Định nghĩa: Là hai kích thước lớn nhất và nhỏ nhất mà kích thước thực của các chi tiết đạt yêu cầu nằm trong phạm vi đó. Ký hiệu: Có hai kích thước giới hạn: - Kích thước giới hạn lớn nhất: Là kích thước thực lớn nhất cho phép Chi tiết lỗ: Dmax ; Chi tiết trục: dmax - Kích thước giới hạn nhỏ nhất: Là kích thước thực nhỏ nhất cho phép Chi tiết lỗ: Dmin ; Chi tiết trục: dmin * Kích thước của chi tiết đã chế tạo (kích thước thực) nằm trong phạm vi cho phép thì đạt yêu cầu, vậy chi tiết chế tạo xong đạt yêu cầu khi. Chi tiết lỗ: Dmax ≥ Dth ≥ Dmin Chi tiết trục: dmax ≥ dth ≥ dmin . chương 1 8
- 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.2.Sai lệch giới hạn Là hiệu đại số của kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa, Sai lệch giới hạn trên Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa. - Sai lệch giới hạn trên của chi tiết lỗ: ES ES = Dmax - DN → Dmax = ES + DN ; DN = Dmax - ES - Sai lệch giới hạn trên của chi tiết trục: es es = dmax - dN → dmax = es + dN ; dN = dmax – es Sai lệch giới hạn dưới Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa. Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết lỗ: EI EI = Dmin - DN → Dmin = EI + DN ; DN = Dmin - EI Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết trục: ei ei = dmin - dN → dmin = ei + dN ; d1 = dmin – ei chương N 9
- 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.2.Sai lệch giới hạn Là hiệu đại số của kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa, Chú ý Sai lệch giới hạn có thể có giá trị âm (khi kích thứơc giới hạn nhỏ hơn kích thước danh nghĩa) hoặc dương (khi kích thước giới hạn lớn hơn kích thước danh nghĩa) hoặc bằng 0 (khi kích thước giới hạn bằng kích thước danh nghĩa). → Bảng 4.3/27 và 4.4/29 - Sai lệch giới hạn được ghi kí hiệu trên bản vẽ bên cạnh kích thước danh nghĩa và đơn vị là milimét (mm), trong bảng tiêu chuẩn dung sai tính bằng Micrômét (m). ES es * Dạng chung: Chi tiết lỗ D N ; Chi tiết trục: dN EI ei chương 1 10
- CHƯƠNG II CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Dung sai Định nghĩa: Là hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất với kích thước giới hạn nhỏ nhất hoặc hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới. Ký hiệu và công thức tính: Chi tiết lỗ: TD = Dmax - Dmin hay TD = ES - EI Chi tiết trục: Td = dmax - dmin Hay Td = ( es + dN ) - ( ei + dN) Td = es - ei chương 1 11
- Chú ý - Dung sai T luôn luôn có giá trị dương và nó biểu hiện phạm vi cho phép của sai số kích thước. - Giá trị dung sai càng nhỏ thì yêu cầu độ chính xác càng cao và ngược lại giá trị dung sai lớn thì yêu cầu độ chính xác thấp. Như vậy dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay độ chính xác thiết kế. chương â2 12
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 1: Gia công một chi tiết lỗ có DN= 60mm. Biết Dmax= 60,05mm; Dmin = 59,97mm. Tính trị số sai lệch trên, sai lệch dưới và dung sai chi tiết lỗ. Nếu chi tiết lỗ gia công xong đo được Dth= 60,03mm có dùng được không? Tại sao? Ghi kích thước chi tiết trên bản vẽ. chương 1 13
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 1: Bài giải Áp dụng các công thức đã học ta có: - Sai lệch giới hạn trên của chi tiết lỗ: ES = Dmax - DN = 60,05 - 60 = 0,05mm - Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết lỗ: EI = Dmin - DN = 59,97 - 60 = - 0,03mm - Dung sai của chi tiết lỗ: TD = Dmax - Dmin = 60,05 - 59,97 = 0,08mm Hay TD = ES - EI = 0,05 - (- 0,03) = 0,08mm Nếu chi tiết gia công xong đo được Dth = 60,03mm thì dùng được vì chi tiết lỗ đạt yêu cầu khi Dmax ≥ Dth ≥ Dmin mà đây Dmax > Dth > Dmin , cụ thể 60,05 > 60,03 > 59,97mm 60 chương 1 +0 , 05 −0 , 03 14
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 2. Gia công một chi tiết trục có dN= 30 mm. Biết dmax= 30,05 mm; dmin = 30,01 mm. Tính trị số sai lệch trên, sai lệch dưới và dung sai chi tiết trục. Nếu chi tiết trục gia công xong đo được dth= 30,034mm có dùng được không? Tại sao? Ghi kích thước chi tiết trên bản vẽ. chương 1 15
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 2: Bài giải A’p dụng các công thức đã học ta có: - Sai lệch giới hạn trên của chi tiết trục: es = dmax - dN = 30,05 - 30 = 0,05mm - Sai lệch giới hạn dưới của chi tiết trục: ei = dmin - dN = 30,01 - 30 = 0,01mm - Dung sai của chi tiết trục: Td = dmax - dmin = 30,05 – 30,01 = 0,04mm Hay Td = es - ei = 0,05 - 0,01 = 0,04mm Nếu chi tiết gia công xong đo được dth = 30,034mm thì dùng được vì chi tiết trục đạt yêu cầu khi dmax ≥ dth ≥ dmin mà theo bài ra dmax > dth > dmin, cụ thể 30,05 > 30,034 > 30,01mm 30 +0,,05 chương 1 + 0 01 16
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 3. Cho biết kích thước danh nghĩa của chi tiết trục là dN = 45mm, sai lệch giới hạn trên es = - 0,01mm, sai lệch giới hạn dưới ei = - 0,03mm. Tính kích thước giới hạn và dung sai ? Nếu sau khi gia công xong người thợ đo đuợc kích thước thực là dth = 44,95mm thì chi tiết trục có đạt yêu cầu không?vì sao? Ghi kích thước trên bản vẽ? chương 1 17
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI 1.1.3. Ví dụ Ví dụ 3: Bài giải Áp dụng các công thức đã học ta có: Kích thước giới hạn lớn nhất của trục là: dmax = es + dN = - 0,01 + 45 = 44,99 mm Kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục là: dmin = ei + dN = - 0,03 + 45 = 44,97 mm Dung sai của chi tiết trục là: Td = es – ei = - 0,01 – (-0,03) = 0,02mm Hay Td = dmax – dmin = 44,99 - 44,97 = 0,02mm Nếu chi tiết gia công xong đo được dth = 44,95 mm thì không dùng được vì chi tiết trục đạt yêu cầu khi dmax ≥ dth ≥ dmin mà theo bài ra dmax > dmin > dth, cụ thể 44,99 > 44,97 > 44,95mm 45 chương 1 −0 , 01 −0 , 03 18
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ DUNG SAI Bài tập về nhà BT 1: Gia công một chi tiết lỗ có DN= 55mm. Biết Dmax= 55,01mm; Dmin = 54,97mm. Tính trị số sai lệch trên, sai lệch dưới và dung sai chi tiết lỗ. Nếu chi tiết lỗ gia công xong đo được Dth= 55,02mm có dùng được không? Tại sao? Ghi kích thước chi tiết trên bản vẽ. BT 2: Cho biết kích thước danh nghĩa của chi tiết trục là dN = 80mm, sai lệch giới hạn trên es = + 0,04mm, sai lệch giới hạn dưới ei = + 0,02mm. Tính kích thước giới hạn và dung sai Nếu sau khi gia công xong người thợ đo đuợc kích thước thực là dth = 80,03mm thì chi tiết trục có đạt yêu cầu không?vì sao? Ghi kích thước trên bản vẽ? chương 1 19
- Bài tập về nhà BT3: Cho biết kích thước danh nghĩa của chi tiết lỗ là DN = 32mm, sai lệch giới hạn trên ES = + 0,01mm, sai lệch giới hạn dưới EI = - 0,01mm. Tính kích thước giới hạn và dung sai Nếu sau khi gia công xong người thợ đo đuợc kích thước thực là Dth = 32,015mm thì chi tiết lỗ có đạt yêu cầu không?vì sao? Ghi kích thước trên bản vẽ? BT 4: Gia công một chi tiết trục có dN= 66 mm. Biết dmax= 66,03 mm; dmin = 66,01 mm. Tính trị số sai lệch trên, sai lệch dưới và dung sai chi tiết trục. Nếu chi tiết trục gia công xong đo được dth= 66,003mm có dùng được không? Tại sao? Ghi kích thước chi tiết trên bản vẽ. BT 5: Cho ký hiệu trên bản vẽ như sau: Chi tiết lỗ : , , ; Chi tiết trục: , , Hãy giải thích ký hiệu Tính kích thước giới hạn và dung sai của các chi tiết chương 1 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 5 - Chuỗi kích thước
15 p | 551 | 113
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 3 - Mối ghép hình trụ trơn dung sai chế tạo và lắp ghép
9 p | 115 | 14
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 1 (Phần 1): Khái niệm và định nghĩa cơ bản
17 p | 69 | 8
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 5: Dung sai lắp ghép ren
6 p | 49 | 6
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 6 (Phần 2): Đo các thông số của bánh răng
16 p | 37 | 6
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 2 (Phần 1): Sai số gia công
17 p | 37 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 7 (Phần 1): Chuỗi kích thước
16 p | 51 | 4
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 7 (Phần 2): Đo các thông số của ren
11 p | 42 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 9.1 - Dung sai lắp ghép của các chi tiết với ổ lăn
11 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn