intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài I

Chia sẻ: Trần Ngọc Hưng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

227
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên trình bày về hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn cảnh ra đời của cương lĩnh chính trị đầu tiên. Mời bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài I

  1. BÀI I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
  2. I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Tình hình chính trị thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó. Có 2 điểm cần lưu ý: + CNTB đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Chúng đã tăng cường xâm lược các nước khác, biến hàng trăm quốc gia dân tộc trở thành thuộc địa, nô lệ. Vấn đề dân tộc trở thành vấn đề quốc tế lớn. + Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với CN đế quốc ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh chống CNĐQ
  3. - Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh của CN Mác - Lênin. + Ra đời vào tháng 2-1848, đến đầu thế kỷ 20 đã có vai trò to lớn trong đời sống chính trị thế giới, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. + CN Mác - Lênin đã đem lại cho nhân loại một nhận thức mới về con đường phát triển của mình, mở ra thời đại mới để giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi mọi sự áp bức bóc lột, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
  4. - Thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga và sự ra đời của Quốc tế cộng sản (3-1919- quốc tế 3) (Quốc tế 1 thành lập năm 1864; quốc tế 2: 1889). Quốc tế 3 hết sức quan tâm đến vấn đề dân tộc thuộc địa (trong 7 kỳ Đại hội của Quốc tế 3 có 2 kỳ chuyên bàn về thuộc địa) + Cách mạng Tháng 10 Nga mở ra cho nhân loại con đường hiện thực để giải phóng người lao động thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, cổ vũ nhân dân các nước trong đó có nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giành quyền sống. + Một loạt Đảng Cộng sản ra đời và gia nhập quốc tế Cộng sản. + Là điểm đến và nơi hội tụ các nhà yêu nước và cách mạng thế giới. Nước Nga Xô Viết và quốc tế Cộng sản là nơi đào tạo, huấn luyện nhiều chiến sĩ cách mạng cho các dân tộc
  5. 2. Tình hình Việt Nam a) Khái quát quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp - Ngày 1-9-1858: Tấn công xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng nhưng thất bại. Sau đó chuyển sang tấn công thôn tính 3 tỉnh miền Đông rồi miền Tây. Đến cuối những năm 60 của thế kỷ XIX thôn tính xong Nam Kỳ. - Năm 1873: Đánh chiếm Bắc Kỳ và thành Hà Nội lần 1. - Năm 1882: Đánh chiếm Bắc kỳ và thành Hà Nội lần 2 - Năm 1883: Triều đình nhà Nguyễn ký Hàng ước Hác - măng. - Năm 1884: Triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp định Pa-tơ- nốt chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam
  6. b) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của Thực dân Pháp - Đặc điểm chủ yếu của chính sách cai trò của thực dân Pháp + Về kinh tế: thi hành chính sách kinh tế rất bảo thủ. + Về chính trị: Chế độ cai trị trực tiếp rất tàn bạo. + Về văn hoá - xã hội: Chính sách ngu dân triệt để - Chính sách cai trị bảo thủ và tàn bạo đã gây ra 4 hậu quả nghiêm trọng: + Nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào kinh tế nước Pháp. + Nền văn hoá dân tộc bị chà đạp và tàn phá, 95% dân số mù chữ (ví dụ Pháp phá thành Hà Nội) + Nhân dân lao động trước hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hoá. + Dân tộc Việt Nam hoàn toàn mất độc lập, tự do.
  7. - Tình hình giai cấp: có 5 giai cấp chủ yếu: + Một là: giai cấp địa chủ, giai cấp này phân hoá làm 3 hạng: đại, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ đứng hẳn về phe đế quốc. Trung và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần dân tộc. + Hai là: Giai cấp tư sản chia làm 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản gắn với đế quốc, tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước nhưng nhỏ yếu về số lượng và thế lực kinh tế, yếu đuối về tinh thần. + Ba là: Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, nhạy cảm về chính trị song hay hoang mang dao động về tư tưởng. Đời sống của đa số nghèo khó, bấp bênh. + Bốn là: giai cấp nông dân: bị áp bức về chính trị, bị bóc lột nặng nề về kinh tế nên có mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và phong kiến. Họ chiếm số đông trong dân cư, có tinh thần đấu tranh rất quyết liệt. + Năm là: Giai cấp công nhân: Phần lớn xuất phát từ nông dân, bị đế quốc, phong kiến và tư sản bóc lột, áp bức rất tàn bạo. Tuy ra đời ở một nước thuộc địa, kém phát triển nhưng họ vẫn có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, và là lực lượng chính trị tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam lúc này.
  8. - Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội: Do sự đối lập về lợi ích kinh tế và chính trị giữa các giai tầng nói trên, nên trong xã hội Việt Nam lúc này có 2 mâu thuẫn cơ bản: + Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược. Đây là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất. + Mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến.
  9. Xã hội Việt Nam muốn phát triển thì phải giải quyết cho được 2 mâu thuẫn này. Vấn đề trung tâm, quyết định giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản là vấn đề chính quyền. Thực hiện mục tiêu đó, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra trong suốt mấy mươi năm từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng đều thất bại.
  10. c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và Tư sản.. - Phong trào Cần vương (theo hệ tư tưởng phong kiến) + Người khởi xướng: Tôn Thất Thuyết và Vua Hàm Nghi + Diễn ra từ 1885 đến 1895 với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như: Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy... + Do phải đối đầu với kẻ thù mới rất mạnh và sự hạn chế trong tổ chức và giai cấp lãnh đạo nên cuối cùng phong trào đã bị thực dân pháp dìm trong bể máu.
  11. - Phong trào hệ tư tưởng Tư sản: + Phong trào Đông Du: * Do Phan Bội Châu để xướng và lãnh đạo * Diễn ra từ 1906-1908 * Mục đích chủ yếu: Đưa thanh sang Nhật đào tạo để chuẩn bị lực lượng đánh pháp. * Do sự cấu kết giữa Pháp và Nhật nên chính phủ Nhật đã trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam khỏi nước Nhật. Phong trào thất bại. + Phong trào Duy Tân. * Do Phan Chu Trinh lãnh đạo * Mục đích: giành độc lập bằng con đường cải cách. * Phương pháp tiến hành: Dựa vào Pháp đế cải cách chế độ vua quan nhà Nguyễn và tiến hành cải cách văn hoá, lối sống phong tục với phương châm: Nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải cách dân sinh. * Thực dân Pháp vẫn tiến hành đàn áp, giải tán phong trào, bắt giam các nhà lãnh đạo. Phong trào thất bại.
  12. + Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: * Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền tổ chức * Nội dung chủ yếu: thông qua việc truyền bá chữ quốc ngữ đế tiến hành cải cách giáo dục, cải cách xã hội, đổi mới nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. * Thực dân pháp đã ra lệnh đóng cửa các trường học, bắt giam các nhà lãnh đạo Phong trào tan rã. + Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng * Người tổ chức và lãnh đạo: Nguyễn Thái Học và tổ chức chính trị theo hệ tư tưởng Tư sản: Việt Nam quốc dân Đảng. Tổ chức này hành động theo tư tưởng "tam dân" của Tôn Trung Sơn (Trung quốc) * Nội dung chủ yếu: tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái và một số nơi khác với phương châm: không thành công cũng thành nhân. Lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt. * Bị thực dân Pháp đàn áp dã man và phong trào đã thất bại.
  13. Như vậy phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến và tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức từ vũ trang bạo động đến cải cách ôn hoà song đều bị thực dân pháp đàn áp nên đã thất bại. Thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và Tư sản đã dẫn đến sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là cách mạng Việt Nam thiếu một giai cấp và một tổ chức chính trị tiên tiến lãnh đạo. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà yêu nước Việt Nam lúc này là phải tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phải xây dựng được một tổ chức chính trị tiên tiến đủ tầm để đảm đương sứ mệnh mà lịch sử dân tộc đặt ra.
  14. d) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. - Do sự áp bức bóc lột nặng nề của bọn đế quốc, phong kiến và tư sản, do chịu sự tác động trực tiếp của phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta đồng thời chịu ảnh hưởng của cách mạng thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Tuy nhiên trước năm 1925 về cơ bản đấu tranh của công nhân vẫn tự phát, chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế. Giai cấp công nhân và cả dân tộc đang trăn trở tìm một con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách một cách triệt để nhất.
  15. - Sự phát triển và trưởng thành của phong trào công nhân Việt nam gắn liền với vai trò của tập thể các chiến sĩ cách mạng Việt Nam mà người có công đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - HCM . - Lộ trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc : + Ngày 5-6-1911: Ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi là Văn Ba. + Tìm hiểu cách mạng Tư sản Mỹ (1776); Cách mạng Tư sản Pháp (1789); nghiên cứu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản; tìm hiểu chủ nghĩa Uyn-xơn… và rút ra kết luận về con đường cách mạng tư sản: Tiếng là cộng hoà dân chủ nhưng kỳ thực trong nó tước lục (tước đoạt) công nông, ngoài nó áp bức thuộc địa; chủ nghĩa Uyn-xơn cũng là một trò bịp bợm lớn. Do đó Người đã kiên quyết không đi theo con đường này.
  16. + Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin (Lý luận dân tộc và thuộc địa của Lênin), tìm hiểu phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Tháng 10 Nga (1917), Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. - Vài trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào công nhân, đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam là rất to lớn. Điều này thể hiện:
  17. + Thứ nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường cách mạng vô sản; tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của đảng đó là CN Mác Lê Nin. Truyền bá CN Mác- Lê nin vào Việt Nam. Điều nay góp phần quyết định giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20
  18. + Thứ hai: Chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam * Về chính trị tư tưởng -> Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế quốc thực dân qua đó thức tỉnh các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh. -> Giới thiệu phổ biến, tuyên truyền những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, nội dung con đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho các chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam * Về tổ chức nhân sự: -> Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tập hợp các chiến sĩ yêu nước Việt Nam -> Tổ chức huấn luyện, đào tạo hàng trăm chiến sĩ cách mạng. Đây là những "hạt giống đỏ" là nguồn nhân lực đầu tiên vô cùng quí báu cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
  19. + Thứ 3: Chủ động triệu tập và trực tiếp chỉ đạo hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và đạt kết quả tốt đẹp. + Thứ 4: Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng. Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, hết sức đúng đắn của Đảng CSVN. Nhờ vậy ngay tư khi ra đời Đảng đã có đường lối cách mạng cơ bản, rất đúng đắn, sáng tạo để lãnh đạo dân tộc và cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
  20. II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG. 1. Hội nghị thành lập Đảng. - Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam sau khi chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc HCM được truyền bá vào Việt Nam thông qua nhiều con đường, đặc biệt thông qua phong trào "vô sản hoá" của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1928). Điều này đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản: + Đông Dương Cộng Sản Đảng (6-1929) + An Nam Cộng Sản Đảng (8-1929) + Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9-1929)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2