Bài giảng Giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp (Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp) - Lê Hồng Vân
lượt xem 10
download
Bài giảng Giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp (Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp) trình bày về pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp (SHCN); các dạng tranh chấp trong lĩnh vực SHCN; giải quyết tranh chấp trong thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp (Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp) - Lê Hồng Vân
- Giải quyết Tranh chấp về sở hữu công nghiệp (giảI quyết khiếu nại, khiếu kiện về Sở Hữu Công Nghiệp) Lê Hồng Vân
- Nội dung trao đổi 1. Pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp (SHCN) (khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực SHCN) 1. Các dạng tranh chấp trong lĩnh vực SHCN 2. Giải quyết tranh chấp trong thực tế áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về SHCN. Các nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp Một số ví dụ cụ thể
- A. Cơ sở pháp luật 1. Luật Sở hữu trí tuệ; 2. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành; 3. Luật Dân sự 2005 (các quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả); 4. Luật tố tụng dân sự 5. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi bổ sung 1998, 2006)
- 6. Nghị định 103/2006/NĐCP; 7. Thông tư 01/2007/TTBKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐCP; 8. TTLT 01/2008/TTLTTANDTCVKSNDTC BCABTP ngày 29/2/2008 hd truy cứu TNHS đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT; 9. TTLT 02/2008/TTLTTANDTCVKSNDTC KVHTT&DLBKH&CNBTP ngày 3/4/2008 hd g/q các tranh chấp quyền SHTT tại TAND; 10. Các văn bản liên quan khác: Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp, các Nghị định hướng dẫn thi hành v.v.
- 11. Các văn bản liên quan đến huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp trước khi có Luật SHTT Nghị Định 63/CP Điều 4: Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; Điều 5: Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp; Điều 6: Điều kiện bảo hộ đối với NHHH; Điều 29 : Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ; Nghị định 54: Điều 5; Điều 10 (điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý); Điều 14 (điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại)
- B. Tranh chấp về Sở hữu công nghiệp I. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp SHCN Tranh chấp liên quan đến xác lập quyền SHCN . (Quyền nộp đơn, cấp văn bằng bảo hộ, từ chối cấp văn bằng bảo hộ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, đình chỉ văn bằng bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp). Tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- II. Các dạng tranh chấp về SHCN 1. Phản đối đơn đề nghị cấp VB bảo hộ • Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ : Kể từ ngày đơn được công bố đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. • Các ý kiến phản đối được coi là một nguồn thông tin để có thể đánh giá chính xác hơn đối tượng nêu trong đơn đề nghị cấp VB bảo hộ. • ý kiến phản đối việc cấp VB bảo hộ (khiếu nại việc cấp văn bằng bảo hộ) cũng được coi là một loại ý kiến của người thứ ba.
- 2. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (Điều 95.1 Luật SHTT) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực; Tuyên bố từ bỏ quyền SH, chủ sở hữu không tồn tại; Nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục; Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng; vi phạm quy chế sử dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận; Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
- 3. Đề nghị huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ Điều 96.1.2 Luật SHTT: Bất cứ người thứ ba nào cũng có quyền để nghị huỷ bỏ hiệu lực VB trong trường hợp: • Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý (SC, KDCN, NH, chỉ dẫn địa lý) • Đối tượng SHCN (SC, KDCN, NH, chỉ dẫn địa lý) không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng; (Huỷ bỏ một phần hiệu lực nếu phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ).
- 5. Đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền • Điều 198: Chủ thể quyền SHTT có quyền : • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; • Yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. • Khiếu nại các quyết định liên quan đến các nội dung trên cũng như các quyết định liên quan đến việc xác lập quyền
- III. Mối liên hệ giữa các dạng tranh chấp Các tranh chấp liên quan đến việc xác lập quyền SHTT (trình tự giải quyết vụ việc này phụ thuộc vào kết quả giải quyết một trình tự khác). Cụ thể giải quyết các tranh chấp: • Liên quan đến việc tranh chấp để xác lập quyền của các chủ thể khác nhau. • Liên quan giữa việc xử lý xâm phạm quyền với việc huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ; Ví dụ: vụ Maxilitex, vụ END • Liên quan giữa việc tranh chấp về việc bảo hộ các đối tượng Sở hữu trí tuệ với các hình thức bảo hộ khác nhau khác nhau
- Ví dụ: Vụ MAXILITEX Tóm tắt vụ việc • Kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền; • Khiếu nại lần thứ nhất kết luận của Cục về hành vi xâm phạm quyền; • Khiếu nại lần thứ hai lên Bộ trưởng Bộ KH&CN; • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu • Khiếu nại lần thứ nhất đối với Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. • Kiện hành chính Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ tại Tòa hành chính (xử sơ thẩm và phúc thẩm)
- C. Giải quyết khiếu nại về SHCN I . Khiếu nại (theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo) • Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- II. Khiếu nại về sở hữu công nghiệp Điều 27 Nghị định 63/CP quy định một số trường hợp khiếu nại về xác lập quyền SHCN và thủ tục giải quyết được thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo. Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐCP quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký quyền SHCN. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại
- III. Các loại khiếu nại trong lĩnh vực SHCN 1. Khiếu nại liên quan đến xác lập quyền 2. Yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực VB bảo hộ. 3. Khiếu nại quyết định giải quyết chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. 4. Khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. 5. Khởi kiện hành chính đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ.
- IV. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính 1. Cục Sở hữu trí tuệ Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các đơn khiếu nại lần đầu liên quan đến việc từ chối chấp nhận đơn, từ chối cấp văn bằng bảo hộ, khiếu nại phản đối cấp văn bằng bảo hộ và đơn khiếu nại đề nghị chấm dứt hoặc huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trong khi xem xét các khiếu nại liên quan đến hiệu lực của văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các chuyên gia thuộc lĩnh vực có liên quan, các cơ quan hoặc chuyên gia nêu trên phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
- 2. Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ hai trong trường hợp người khiếu nại lần thứ nhất hoặc người có quyền lợi liên quan trực tiếp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ và không nộp đơn kiện quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất tại Toà Hành chính. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ là quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Những vấn đề lý luận về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
50 p | 763 | 151
-
Bài giảng Luật quốc tế: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế - ThS. Nguyễn Thị Vân Huyền
51 p | 368 | 75
-
Bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế
48 p | 424 | 59
-
Bài giảng Bài 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - GV. Mai Xuân Minh
25 p | 302 | 58
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 6: Giải quyết tranh chấp kinh tế
71 p | 295 | 56
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
150 p | 203 | 34
-
Bài giảng Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án - TS. Ngô Huy Cương
19 p | 172 | 30
-
Bài giảng Giải quyết tranh chấp, yêu cầu trong kinh doanh, thương mại (Luật kinh doanh)
35 p | 168 | 26
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 5: Giải quyết tranh chấp lao động và đình công
23 p | 67 | 25
-
Bài giảng Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng thương lượng hòa giải - Lê Mai Hương
26 p | 110 | 19
-
Bài giảng Giải quyết tranh chấp, yêu cầu trong kinh doanh, thương mại
54 p | 136 | 15
-
Bài giảng Giải quyết tranh chấp ngoại thương - Võ Sỹ Mạnh
35 p | 105 | 12
-
Bài giảng Tranh chấp KD - TM và phương thức giải quyết tranh chấp
57 p | 90 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 9: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
10 p | 23 | 7
-
Bài giảng Những quy định về giải quyết tranh chấp nhà ở
17 p | 43 | 5
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 6: Những vấn đề chung về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại
34 p | 26 | 5
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 6 - Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế
12 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn