Bài giảng Học thuyết âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền - BSCK1. Bùi Thị Hoàng Yến
lượt xem 1
download
Bài giảng "Học thuyết âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong y học" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nêu được nội dung và 4 quy luật cơ bản của học thuyết Âm dương; nêu được nội dung và mối quan hệ tương sinh tương khắc, tương thừa tương vũ của học thuyết Ngũ hành; trình bày được ứng dụng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành vào y học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Học thuyết âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền - BSCK1. Bùi Thị Hoàng Yến
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG- NGŨ HÀNH và ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN BSCK1. BÙI THỊ HOÀNG YẾN Bộ môn Y HỌC CỔ TRUYỀN Trường CAO ĐẲNG Y TẾ KIÊN GIANG
- A. MỤC TIÊU: 1. Nêu được nội dung và 4 quy luật cơ bản của học thuyết Âm dương 2. Nêu được nội dung và mối quan hệ tương sinh tương khắc, tương thừa tương vũ của học thuyết Ngũ hành. 3. Trình bày được ứng dụng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành vào y học.
- B. NỘI DUNG: I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG:
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của vật chất. Học thuyết âm dương giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật. Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị, bào chế thuốc và dùng thuốc, tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 1. Đại cương 1.2. Nội dung: Âm dương là 2 yếu tố cơ bản của một sự vật hai thái cực của một quá trình vận động, 2 nhóm hiện tượng có mối tương quan biện chứng với nhau. - Một số thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hướng tích tụ. - Một số thuộc tính cơ bản của dương là: ở bên trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 1. Đại cương 1.3. Phân định âm dương Âm Dương Đất Trời Nước lửa bóng tối ánh sáng nghỉ ngơi hoạt động đồng hoá dị hoá mát lạnh nóng ấm vị đắng, chua, mặn vị cay, ngọt, nhạt mùa đông mùa hạ nữ... nam...
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 2. Những quy luật âm dương 1.2.1. Âm dương đối lập Âm dương mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau như ngày với đêm, như nóng với lạnh... 1.2.2. Âm dương hỗ căn Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Âm dương cùng một cuội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại được
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 2. Những quy luật âm dương 1.2.3. Âm dương tiêu trưởng Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Âm dương không cố định mà luôn biến động, chuyển hoá lẫn nhau, khi âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại. 1.2.4. Âm dương bình hành Bình hành là sự cân bằng, đây là sự cân bằng sinh học chứ không phải là cân bằng số học. “Âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thế bình hành. Nếu âm dương mất cân bằng thì phát sinh ra bệnh, sự vật có nguy cơ bị tiêu vong”.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 3. Biểu tượng của học thuyết âm dương Biểu tượng một hình tròn, biểu thị vật thể thống nhất, bên trong có hai phần diện tích bằng nhau được phân đôi bằng một đường hình sin, thể hiện âm dương đối lập, âm dương hỗ căn, trong âm có dương và trong dương có âm, âm dương cân bằng trong sự tiêu trưởng.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học 4.1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể Âm Dương Các tạng: Tâm, Can, Các phủ Tiểu trường, Tỳ, Phế, Thận Đởm, Vị, ĐT, BQ - Phần lý: gồm các Phần biểu: da, cơ, nội tạng bên trong cân, khớp, lông, tóc, cơ thể móng, lưng - Nửa người bên trái Nửa người bên phải
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học 4.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể - Sự thiên thắng: do âm thịnh hoặc dương thịnh + Âm thịnh sinh nội hàn: người lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nước tiểu trong nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc hàn. + Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người nóng, chân tay nóng, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác hữu lực, vì phần dương cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể - Sự thiên suy: do âm hư hoặc dương hư + Âm hư sinh nội nhiệt: gặp trong mất nước, tân dịch giảm sút, gây khát nước, họng khô, sốt nóng về chiều, nhưng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế sác. + Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lưỡi nhợt, rêu trắng, mặt trầm (vì phần dương khí ở bên ngoài bị giảm sút)
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương - Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập để xoá bỏ phần dư. Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng thuốc mát lạnh. Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến. - Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để bù vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: âm hư thì dùng thuốc bổ âm, huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết. Khi sự cân bằng đã được phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây nên sự mất cân bằng mới.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương + + + + + Âm Dương Âm dương Âm hư Dương hư thịnh thịnh cân bằng
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.3. Bào chế thuốc - Phân định nhóm thuốc: Âm dược: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hướng thuốc đi xuống, như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dương. Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên, như nhóm thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm. - Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dược tính bằng cách bào chế. Ví dụ: sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng, sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được thục địa có tính ấm nóng.
- I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG: 4.ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học 4.4. Phòng bệnh Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn giữ được cân bằng âm dương. Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể chất (dương), lẫn tinh thần (âm). Khi tiến hành tập cần tiến hành tập động (dương) và tập tĩnh (âm). Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý).
- Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: a. Thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hướng phân tán. b. Những quy luật âm dương là: Hỗ căn- đối lập- tiêu trưởng- Bình hành c. Âm thịnh sinh nội hàn d. Dương thịnh sinh nội nhiệt e. Âm hư sinh ngoại nhiệt f. Dương hư sinh ngoại hàn g. Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên
- Đáp án Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: a. Thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hướng phân tán. b. Những quy luật âm dương là: Hỗ căn- đối lập- tiêu trưởng- Bình hành c. Âm thịnh sinh nội hàn d. Dương thịnh sinh nội nhiệt e. Âm hư sinh ngoại nhiệt f. Dương hư sinh ngoại hàn g. Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên
- II- HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH: 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phương Đông, nghiên cứu các mối quan hệ giữa những vật chất trong quá trình vận động, bổ xung cho học thuyết âm dương, giải thích các cơ chế của sự tiêu trưởng, hỗ căn, đối lập, thăng bằng của vật chất.
- II- HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH: 1. Đại cương 1.2. Nội dung Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất. Năm nhóm là: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Người xưa đã dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật chất và các dạng vận động vào 5 hành sau đây:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Học thuyết âm dương-ngũ hành thiên nhân hợp nhất - Ths. Lê Ngọc Thanh
58 p | 605 | 113
-
Bài giảng Y học cổ truyền - ThS. Tạ Thanh Tịnh
163 p | 276 | 97
-
Bài giảng Siêu âm trong chẩn đoán bệnh đường mật - BS. Nguyễn Quang Thái Dương
110 p | 347 | 83
-
Bài giảng Học thuyết tạng tượng - ThS. Lê Ngọc Thanh
27 p | 375 | 55
-
Học thuyết Kinh lạc (Bài mở đầu) (Kỳ 1)
8 p | 248 | 54
-
Siêu âm đường tiết niệu
29 p | 148 | 40
-
Vai trò của chế biến thuốc cổ truyền
5 p | 204 | 37
-
Bài giảng về Học thuyết tạng tượng - Ths. Lê Ngọc Thanh
34 p | 262 | 28
-
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1)
5 p | 143 | 23
-
Bài giảng Lý thuyết Y học cổ truyền: Phần 1
112 p | 34 | 16
-
Bài giảng Lý luận học cổ truyền - Chương 1: Học thuyết Âm dương – Ngũ hành – Thiên nhân hợp nhất
44 p | 48 | 9
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
180 p | 21 | 8
-
Bài 4: Bệnh ngoại cảm lục dâm
40 p | 74 | 7
-
ÂM DƯƠNG DỊCH
8 p | 45 | 6
-
Bài giảng Y học cổ truyền - Trường Trung học Y tế Lào Cai
82 p | 39 | 4
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
157 p | 22 | 4
-
Bài giảng Dược học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
56 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn