Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 6
download
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế; nội dung của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế; các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế; cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế
- 9/20/2022 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION) Bộ môn: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ 1 Bảng tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022 STT FTA Hiện trạng Đối tác FTAs đã có hiệu lực 1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN 2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc 3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc 4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản 5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản 6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ 7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Australia, New Zealand 8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê 9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc 10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan CPTPP Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, 11 (Tiền thân là TPP) từ 14/1/2019 Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia Có hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, 12 AHKFTA Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc) 11/06/2019 13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên) Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính 14 UKVFTA thức từ 01/05/2021 Việt Nam, Vương quốc Anh 15 RCEP Có hiệu lực từ 01/01/2022 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand FTA đang đàm phán 16 Việt Nam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) 17 Việt Nam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập 2 1
- 9/20/2022 Giới thiệu về học phần • Cấu trúc học phần • Mục tiêu của học phần • Chuẩn đầu ra của học phần • Mô tả tóm tắt nội dung học phần • Đánh giá học phần • Tài liệu tham khảo ThS. Vũ Anh Tuấn - tuanva@tmu.edu.vn 3 Nội dung môn học C.1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế C.2: Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế C.3 : Hội nhập trong khuôn khổ WTO C.4: Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN C.5: Hội nhập trong khuôn khổ EU C.6: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 4 2
- 9/20/2022 Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo bắt buộc [1] Bài giảng HP Hội nhập kinh tế quốc tế, Bm QTTN TMQT, ĐH Thương mại [2] Ngô thị Tuyết Mai, Giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH KTQD, 2016 Tài liệu khuyến khích [3] Nguyễn Xuân Thắng, GT Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT, NXB ĐHQG Hà nội, 2009 [4] Amr Sadek Hosny, Theories of Economic Integration:A Survey of the Economic and Political Literature, TI Journals, 2013 [5] Michael Mussa, Factors driving international economic integration Trang thông tin điện tử tham khảo Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: http://hoinhapkinhte.gov.vn Cổng thông tin ASEAN Việt Nam - Ban chỉ đạo thông tin, tuyên truyền ASEAN http://asean.vietnam.vn Công cụ tra cứu: google 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế - Nội dung của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế - Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế 6 3
- 9/20/2022 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của HNKTQT “HNKTQT là quá trình ở đó các quốc gia hợp tác với nhau để giảm thiểu hoặc dỡ bỏ những trở ngại đối với dòng lưu chuyển quốc tế về hàng hóa, con người và vốn”. (http://basiccollegeaccounting.com/the-meaning-and-level-of-economic-integration/) “HNKTQT là quá trình xóa bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế đối với các dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình SX giữa các quốc gia với nhau”. (http://www.businessdictionary.com/definition/economic-integration.html) “Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu” (Nguyễn Xuân Thắng, 2007) 7 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó có sự liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm xây dựng và thực hiện một cơ chế chung, thống nhất điều chỉnh dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan quá trình sản xuất theo hướng ngày càng tự do, thông thoáng, thuận lợi, góp phần hình thành thể chế kinh tế khu vực hoặc thế giới. 8 4
- 9/20/2022 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của HNKTQT Về bản chất, HNKTQT là quá trình liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu: (i) cắt giảm và đi đến xóa bỏ thuế quan cũng như những hàng rào phi thuế đối với TMQT; (ii) giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư quốc tế; (iii) điều chỉnh các chính sách thương mại, tài chính và triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, ... có tính chất toàn cầu. 9 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Mục tiêu của HNKTQT -Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; -Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh kiểm dịch...) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác; -Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hoá TMDV. 10 5
- 9/20/2022 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Mục tiêu của HNKTQT -Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để thúc đẩy hơn nữa tự do hoá thương mại; -Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý thương mại, đầu tư ở các quốc gia dựa trên những quy tắc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử, ... - Điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại, thực hiện tạo thuận lợi thương mại; -Tăng cường hợp tác trên các phương diện: ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập. 11 1.2 Nội dung của hoạt động HNKTQT • Liên kết, hợp tác dựa trên những chuẩn mực quốc tế – Quá trình liên kết, hợp tác và thành lập EU, ASEAN, GATT1947, WTO,.. • Gia nhập vào các liên kết, tổ chức quốc tế – Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO • Xây dựng và thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, quy tắc quốc tế – Quá trình các thành viên của WTO tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định đa phương như Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFA 12 6
- 9/20/2022 1.3 Các hình thức HNKTQT • Các hình thức hội nhập KTQT theo nội dung – Thỏa thuận thương mại ưu đãi – Khu vực thương mại tự do – Liên minh thuế quan – Thị trường chung – Liên minh kinh tế - tiền tệ – Liên minh chính trị • Các hình thức hội nhập KTQT theo phạm vi – Hội nhập kinh tế song phương – Hội nhập kinh tế khu vực – Hội nhập kinh tế toàn cầu 13 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.1 Các hình thức HN KTQT theo nội dung Liên minh Liên Chính minh trị Thị kinh tế - trường tiền tệ Liên minh chung Political thuế quan hay thị Union Khu vực trường Economic Union/ Thỏa thuận thương duy nhất thương mại mại tự do Customs EU ưu đãi Union/ CU Common Market/ Free Trade CM Preferential Area/FTA Trade Arrangement/ PTA 14 7
- 9/20/2022 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.1 Các hình thức HN KTQT theo nội dung Dịch Chính Chính Thương chuyển sách tiền Một sách Hình thức liên kết kinh tế mại tự do nhân tố tệ và tài chính thương nội khối sản xuất khóa phủ mại chung tự do chung Khu vực mậu dịch tự do Có Không Không Không Không Liên minh thuế quan Có Có Không Không Không Thị trường chung Có Có Có Không Không Liên minh kinh tế Có Có Có Có Không Liên minh chính trị Có Có Có Có Có Nguồn: El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory and Measurement”, London, Macmilan Press, Bảng 1.1 tr.2 15 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.2 Các hình thức HNKTQT theo phạm vi – Hội nhập kinh tế song phương – Hội nhập kinh tế khu vực – Hội nhập kinh tế toàn cầu 16 8
- 9/20/2022 17 • Ví dụ về hội nhập kinh tế toàn cầu: WB, IMF, WTO • Quá trình hội nhập giữa các nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế-thương mại (BFTA, BCU…). 18 9
- 9/20/2022 1.4 Cơ hội và thách thức của HNKTQT • Cơ hội • Thách thức “Như vậy là nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế tròn hai mươi năm. Ấy vậy mà trong dư luận xã hội vẫn tồn tại nhiều tâm tư lạc quan quá mức, tưởng như nhờ hội nhập nước ta sẽ sớm hóa rồng – Hoặc băn khoăn, lo lắng thái quá, coi như nước ta lụn bại tới nơi. Bên cạnh đó, những công việc chuẩn bị cụ thể để đón lấy cơ hội và ứng phó với thách thức lại khá thiếu vắng” Vũ Khoan (Nguyên Bí thư TW Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) (Bài đăng trên Tạp chí kiến trúc số 11/2015) 19 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) • (1) Quá trình hội nhập giúp các quốc gia có cơ hội mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. • (2) Hội nhập giúp các quốc gia có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế. 20 10
- 9/20/2022 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) • (3) Hội nhập mang lại cơ hội nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia thông qua: – các hoạt động hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước, – Cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp thu thành tựu khoa học và những công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. • (4) Hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. 21 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) • (5) Hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước. • (6) Hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và phù hợp với luật pháp, công ước, thỏa thuận quốc tế. 22 11
- 9/20/2022 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) • (7) Hội nhập mang lại cơ hội cho các nước được bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. • (8) Hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền hoạt động theo hướng kiến tạo, công bằng hiệu quả. 23 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) • (9) Hội nhập mang lại cho mỗi nước cơ hội được khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên và các yếu tố nguồn lực khác cho các hoạt động sẩn xuất, kinh doanh dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, từ đó mỗi quốc gia có thể khẳng định vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển. • (10) Hội nhập giúp các quốc gia có cơ hội tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững. 24 12
- 9/20/2022 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) • (1) Hội nhập đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi đối mặt với sức ép cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Nếu không đủ sức cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội. • (2) Hội nhập tạo ra thách thức trong việc bảo vệ nền kinh tế quốc gia trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế khu vực hoặc thế giới. Bởi lẽ quá trình HNKTQT luôn làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, do vậy, bất kỳ sự biến động nào của thị trường quốc tế khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và cũng bị liên lụy kéo theo 25 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) • (3) Hội nhập tạo ra thách thức trong việc đảm bảo công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách giàu – nghèo. – Vì quá trình hội nhập cùng với sự phát triển của thể chế thị trường không thể đảm bảo phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội • (4) Quá trình hội nhập có thể khiến các nước đang phát triển gặp những thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. – Do trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển có thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp => dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường. 26 13
- 9/20/2022 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) • (5) Hội nhập có thể tạo ra thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển. • (6) Hội nhập tạo thách thức trong việc duy trì bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài. • (7) Hội nhập tạo ra thách thức trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp – Cùng với quá trình hội nhập, tình trạng này luôn phát triển mạnh mẽ theo diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp, do đó mặc dù các quốc gia có chung tay phối kết hợp giải quyết song vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. 27 1.5 Các nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ✓ Sự phát triển của khoa học – công nghệ ✓ Sự phát triển của thể chế thị trường ✓ Quá trình phát triển của hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế ✓ Sự điều chỉnh về chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia ✓ Sự gia tăng những vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, hội nhập 28 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển: Chuyên đề 1 - TS. Phạm Văn Chắt
54 p | 109 | 16
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển: Chuyên đề 3 - TS. Phạm Văn Chắt
52 p | 159 | 15
-
Bài giảng Hội nhập Kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức
17 p | 100 | 13
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế
12 p | 100 | 12
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển: Chuyên đề 2 - TS. Phạm Văn Chắt
63 p | 80 | 10
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế
6 p | 72 | 10
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 3: Hội nhập trong khuôn khổ WTO
13 p | 25 | 9
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 4: Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN
20 p | 20 | 8
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 6: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
17 p | 45 | 8
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 5: Hội nhập trong khuôn khổ EU
5 p | 34 | 6
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 4: Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN
14 p | 44 | 6
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 3: Hội nhập trong khuôn khổ WTO
11 p | 26 | 6
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế và tổ chức thương mại thế giới (WTO)
43 p | 37 | 6
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 2: Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế
15 p | 13 | 5
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Mục tiêu và động lực để Việt Nam phát triển: Chuyên đề 4 - TS. Phạm Văn Chắt
21 p | 83 | 5
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 5: Hội nhập trong khuôn khổ EU
5 p | 20 | 5
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 6: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
22 p | 23 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn