intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế. Chương này có nội dung trình bày về: khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế; nội dung của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế; các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế; cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế

  1. 8/5/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ___________________________ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION) Nội dung môn học C.1: Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế C.2: Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế C.3 : Hội nhập trong khuôn khổ WTO C.4: Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN C.5: Hội nhập trong khuôn khổ EU C.6: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1
  2. 8/5/2020 Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo bắt buộc [1] Bài giảng HP Hội nhập kinh tế quốc tế, Bm QTTN TMQT, ĐH Thương mại [2] Ngô thị Tuyết Mai, Giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH KTQD, 2016 Tài liệu khuyến khích [3] Nguyễn Xuân Thắng, GT Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT, NXB ĐHQG Hà nội, 2009 [4] Amr Sadek Hosny, Theories of Economic Integration:A Survey of the Economic and Political Literature, TI Journals, 2013 [5] Michael Mussa, Factors driving international economic integration Trang thông tin điện tử tham khảo Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: http://hoinhapkinhte.gov.vn Cổng thông tin ASEAN Việt Nam - Ban chỉ đạo thông tin, tuyên truyền ASEAN http://asean.vietnam.vn Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế - Nội dung của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế - Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế 2
  3. 8/5/2020 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó có sự liên kết, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm xây dựng và thực hiện một cơ chế chung, thống nhất điều chỉnh dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan quá trình sản xuất theo hướng ngày càng tự do, thông thoáng, thuận lợi, góp phần hình thành thể chế kinh tế khu vực hoặc thế giới. 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của HNKTQT Về bản chất,: (i) cắt giảm và đi đến xóa bỏ thuế quan cũng như những hàng rào phi thuế đối với TMQT; (ii) giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư quốc tế; (iii) điều chỉnh các chính sách thương mại, tài chính và triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, ... có tính chất toàn cầu. 3
  4. 8/5/2020 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Mục tiêu của HNKTQT -Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; -Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương mại; -Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hoá TMDV. 1.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Mục tiêu của HNKTQT -Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để thúc đẩy hơn nữa tự do hoá thương mại; -Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý thương mại, đầu tư ở các quốc gia dựa trên những quy tắc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử, ... - Điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại, thực hiện tạo thuận lợi thương mại; -Tăng cường hợp tác trên các phương diện: ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập. 4
  5. 8/5/2020 1.2 Nội dung của hoạt động HNKTQT • Liên kết, hợp tác dựa trên những chuẩn mực quốc tế – Quá trình liên kết, hợp tác và thành lập EU, ASEAN, GATT1947, WTO,.. • Gia nhập vào các liên kết, tổ chức quốc tế – Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO • Xây dựng và thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, quy tắc quốc tế – Quá trình các thành viên của WTO tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định đa phương như Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFA 1.3 Các hình thức HNKTQT • Các hình thức hội nhập KTQT theo nội dung – Thỏa thuận thương mại ưu đãi – Khu vực thương mại tự do – Liên minh thuế quan – Thị trường chung – Liên minh kinh tế - tiền tệ – Liên minh chính trị • Các hình thức hội nhập KTQT theo phạm vi – Hội nhập kinh tế song phương – Hội nhập kinh tế khu vực – Hội nhập kinh tế toàn cầu 5
  6. 8/5/2020 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.1 Các hình thức HN KTQT theo nội dung Liên minh Liên Chính minh trị Thị kinh tế - trường tiền tệ Liên minh chung Political thuế quan hay thị Union Khu vực trường Economic Union/ Thỏa thuận thương duy nhất thương mại mại tự do Customs EU ưu đãi Union/ CU Common Market/ Free Trade CM Preferential Area/FTA Trade Arrangement/ PTA 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.1 Các hình thức HN KTQT theo nội dung Dịch Chính Chính Thương chuyển sách tiền Một sách Hình thức liên kết kinh tế mại tự do nhân tố tệ và tài chính thương nội khối sản xuất khóa phủ mại chung tự do chung Khu vực mậu dịch tự do Có Không Không Không Không Liên minh thuế quan Có Có Không Không Không Thị trường chung Có Có Có Không Không Liên minh kinh tế Có Có Có Có Không Liên minh chính trị Có Có Có Có Có Nguồn: El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory and Measurement”, London, Macmilan Press, Bảng 1.1 tr.2 6
  7. 8/5/2020 1.3 Các hình thức HNKTQT 1.3.2 Các hình thức HNKTQT theo phạm vi – Hội nhập kinh tế song phương – Hội nhập kinh tế khu vực – Hội nhập kinh tế toàn cầu 1.4 Cơ hội và thách thức của HNKTQT • Cơ hội • Thách thức “Như vậy là nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế tròn hai mươi năm. Ấy vậy mà trong dư luận xã hội vẫn tồn tại nhiều tâm tư lạc quan quá mức, tưởng như nhờ hội nhập nước ta sẽ sớm hóa rồng – Hoặc băn khoăn, lo lắng thái quá, coi như nước ta lụn bại tới nơi. Bên cạnh đó, những công việc chuẩn bị cụ thể để đón lấy cơ hội và ứng phó với thách thức lại khá thiếu vắng” Vũ Khoan (Nguyên Bí thư TW Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) (Bài đăng trên Tạp chí kiến trúc số 11/2015) 7
  8. 8/5/2020 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) - Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp các quốc gia có cơ hội mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, - Thứ hai, hội nhập cũng giúp các quốc gia có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) - Thứ ba, hội nhập mang lại cơ hội nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia - Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. 8
  9. 8/5/2020 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) - Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh;. - Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và phù hợp với luật pháp, công ước, thỏa thuận quốc tế. 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) - Thứ bảy, hội nhập cũng mang lại cơ hội cho các nước được bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền hoạt động theo hướng kiến tạo, công bằng hiệu quả. 9
  10. 8/5/2020 1.4.1 Cơ hội của HNKTQT (10) - Thứ chín, hội nhập mang lại cho mỗi nước cơ hội được khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên và các yếu tố nguồn lực khác cho các hoạt động sẩn xuất, kinh doanh dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, từ đó mỗi quốc gia có thể khẳng định vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển. - Thứ mười, hội nhập giúp các quốc gia có cơ hội tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững. 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) - Hội nhập có thể đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi đối mặt với sức ép cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài.. - Hội nhập tạo ra thách thức trong việc bảo vệ nền kinh tế quốc gia trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế khu vực hoặc thế giới. 10
  11. 8/5/2020 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) - Hội nhập tạo ra thách thức trong việc đảm bảo công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách giàu – nghèo. - Quá trình hội nhập có thể khiến các nước đang phát triển gặp những thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 1.4.2 Thách thức của HNKTQT (7) - Hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước - Hội nhập tạo thách thức trong việc duy trì bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài. - Hội nhập cũng tạo ra thách thức trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp bởi lẽ cùng với quá trình hội nhập,. 11
  12. 8/5/2020 1.5 Các nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế  Sự phát triển của khoa học – công nghệ  Sự phát triển của thể chế thị trường  Quá trình phát triển của hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế  Sự điều chỉnh về chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia  Sự gia tăng những vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, hội nhập Chương 2: LÝ THUYẾT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - Lý thuyết liên minh hải quan - Đặc điểm và xu hướng - Tác động của liên minh hải quan - Lý thuyết về khu vực thương mại tự do - Đặc điểm và xu hướng - Tác động của khu vực thương mại tự do - Lý thuyết về thị trường chung - Đặc điểm và xu hướng - Tác động của thị trường chung 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2