Bài giảng Kế toán - Chương 2: Tổng quan về báo cáo tài chính
lượt xem 3
download
Chương này giúp người học: Hiểu được mục đích của việc lập và trình bày báo cáo tài chính, nắm được các nguyên tắc của việc lập và trình bày báo cáo tài chính, hiểu và vận dụng được các thông tin trên báo cáo tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán - Chương 2: Tổng quan về báo cáo tài chính
- OVERVIEW OF FINANCIAL STATEMENTS
- Mục tiêu Chương này giúp người học: Hiểu được mục đích của việc lập và trình bày báo cáo tài chính Nắm được các nguyên tắc của việc lập và trình bày báo cáo tài chính Hiểu và vận dụng được các thông tin trên báo cáo tài chính
- Nội dung Khái niệm, mục đích của BCTC Thời hạn lập và nơi nộp BCTC Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên BCTC Hệ thống BCTC
- Báo cáo tài chính là hệ thống các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản (assets) - Nợ phải trả (liabilities) - Vốn chủ sở hữu (equity) - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; (income, expense) - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh (profit, loss) - Các luồng tiền (cash flows)
- Mục đích của Báo cáo tài chính Nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Giúp các nhà điều hành kinh tế kiểm tra, giám sát, phân tích và đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra quyết định kịp thời
- Kỳ lập Báo cáo tài chính Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
- Nơi nộp BCTC Nơi nhận báo cáo CÁC LOẠI Kỳ Cơ Cơ Cơ DN Cơ DOANH NGHIỆP lập quan quan quan cấp quan (4) báo tài Thuế Thốn trên đăng cáo chính (2) g kê (3) ký (1) kinh doanh 1. Doanh nghiệp Nhà Quý, nước Năm 2. Doanh nghiệp có Năm vốn đầu tư nước ngoài 3. Các loại doanh Năm nghiệp khác
- Công việc chuẩn bị trước khi lập BCTC Kiểm tra việc ghi sổ kế toán Hoàn tất việc ghi sổ kế toán Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ Chuẩn bị đầy đủ mẫu biểu bảng tổng hợp cân đối kế toán theo quy định
- (1) Tuân thủ chuẩn mực kế toán liên quan và các thông tin trọng yếu phải được giải trình. (2) Tôn trọng bản chất hơn hình thức (substance over form) (3) Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán
- (4). Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn (current) và dài hạn (non-current); Các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. - Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn; - Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn. - Khi lập BCTC, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước
- (5). Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại. (6). Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
- (7). Khi lập BCTC tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ
- Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 DN Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 DN
- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Statement of financial position) Bảng cân đối kế toán: báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản về mặt giá trị và nguồn hình thành tài sản của đơn vị tại một THỜI ĐIỂM nhất định Nội dung, kết cấu của bảng cân đối kế toán: Gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Kết cấu theo kiểu 2 bên (kết cấu ngang) hoặc theo kiểu 1 bên (kết cấu dọc)
- KẾT CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. TS ngắn hạn A. Nợ phải trả Tiền Nợ ngắn hạn ............... Nợ dài hạn …. B.TS dài hạn B. Vốn CSH ............... ...............
- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Kết cấu dọc TÀI SẢN Mã số Thuyết Số cuối Số đầu minh kỳ năm A. Tài sản ngắn hạn 100 ..... B. Tài sản dài hạn 200 ....... Tổng cộng tài sản NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 300 ..... B. Vốn chủ sở hữu 400 ...... Tổng cộng nguồn vốn
- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Kết cấu ngang Số Số Nguồn vốn Số Số Mã Mã Tài sản TM cuối đầu TM cuối đầu số số kỳ năm kỳ năm A.TS ngắn A. Nợ phải trả hạn I.Nợ ngắn hạn I.Tiền và ... 1. Vay và nợ ngắn 1.Tiền hạn 2.Các khoản .. ... B.TS dài hạn B.Vốn CSH I.Các KPTDH I.Vốn CSH II.TSCĐ 1.Vốn đầu tư của ....... CSH ....... Cộng TS XXX XXX Cộng NV XXX XXX
- Ý nghĩa Bảng CĐKT cung cấp thông tin tổng hợp, khái quát về tình hình tài chính của đơn vị: Nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang kiểm soát và kết cấu các nguồn lực Cơ cấu tài chính Khả năng thanh toán Khả năng thích ứng của đơn vị đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh
- Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán Không áp dụng nguyên tắc bù trừ (giữa Nợ phải thu và Nợ phải trả) Chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng được coi như “Các khoản tương đương tiền” Tài sản và Nợ phải trả phải trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần, Nợ phải trả sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chi trả giảm dần.
- Căn cứ để lập bảng cân đối kế toán Bảng CĐKT năm trước Tài khoản tổng hợp Sổ, thẻ kế toán chi tiết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính - GV. Tôn Thất Minh Mẫn
831 p | 3050 | 1897
-
Bài giảng Kế toán thuế doanh nghiệp
30 p | 1058 | 680
-
Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - GV. Nguyễn Thị Bích Diệp
119 p | 1464 | 549
-
Bài giảng Kế toán: Kế toán vốn bằng tiền
56 p | 1499 | 517
-
Bài giảng: Kế toán tiền lương
33 p | 1181 | 423
-
Bài giảng Kế toán: Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
34 p | 699 | 383
-
Bài giảng Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
34 p | 825 | 268
-
Bài giảng Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
34 p | 893 | 236
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Bùi Văn Vịnh
240 p | 384 | 99
-
Bài giảng Kế toán thủ công - Nguyễn Thiên Tú
89 p | 249 | 46
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền
215 p | 147 | 25
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Bài số 5
35 p | 136 | 15
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - ĐH Phạm Văn Đồng
165 p | 103 | 13
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Bài số 7
30 p | 148 | 13
-
Bài giảng Kế toán tài sản ngắn hạn: Bài 2
31 p | 138 | 12
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Phan Đức Dũng
45 p | 93 | 11
-
Bài giảng Kế toàn tài chính 3: Phần 1
125 p | 34 | 4
-
Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 1: Bản chất và đối tượng của kế toán
16 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn