intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp 2: Chương 5

Chia sẻ: ViAmman2711 ViAmman2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp 2: Chương 5 trình bày các nội dung chính sau: Kế toán các khoản đầu tư, kế toán chứng khoán kinh doanh, kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kế toán đầu tư vào công ty con, kế toán góp vốn vào công ty liên doanh, kế toán đầu tư khác, kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp 2: Chương 5

  1. Chương 5 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ 103 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  2. Nội dung chương 5 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh 5.2/ Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 5.3/ Kế toán đầu tư vào công ty con 5.4/ Kế toán góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết 5.5/ Kế toán đầu tư khác 5.6/ Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 104 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  3. Nắm giữ % quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu trên 50% Từ 20% đến quyền biểu 50%: Đầu tư quyết và có Đến 20%: kế +Vốn góp liên vào công ty quyền chi phối toán chứng doanh: căn cứ liên kết (có các chính sách khoán kinh vào hợp đồng ảnh hưởng tài chính và doanh, đầu tư góp vốn.Vốn đáng kế đến hoạt động của dài hạn khác góp liên doanh bên nhận đầu đơn vị khác : tư) đầu tư vào công ty con 105 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  4. 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh * Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm: - Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; -Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác. Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, 106 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  5. 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh * Nguyên tắc kế toán b) Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. 107 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  6. 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh * Nguyên tắc kế toán c) Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá. e) Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đối tượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…). 108 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  7. 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh * Tài khoản sử dụng TK 121 – Chứng khoán kinh doanh Dư đầu kỳ Giá trị ghi sổ chứng khoán Giá trị chứng khoán kinh doanh mua kinh doanh khi bán vào Cộng PS tăng Cộng PS giảm Dư cuối kỳ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. 109 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  8. 5.1/ Kế toán chứng khoán kinh doanh * Ví dụ về kế toán chứng khoán kinh doanh 1) Mua cổ phiếu của cyt X (chứng khoán đầu tư), giá mua 120.000đ/cp; số lượng 1.000 cp, phí môi giới 1%/ cp, đã trả bằng chuyển khoản. 2) Nhận được cổ tức bằng chuyển khoản 34.000.000đ 3) Nhượng bán số cổ phiếu mua ở nghiệp vụ 1, giá bán 150.000đ/cp; số lượng 500 cổ phiếu, chưa thu tiền 110 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  9. 5.2/ Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn * TK 128 – đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn a) TK này dùng để phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác. TKnày không phản ánh các loại trái phiếu và công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh) 111 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  10. 5.2/ Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. 112 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  11. 5.2/ Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: - Tài khoản 1282 - Trái phiếu: - Tài khoản 1283 - Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản cho vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị trường như chứng khoán. - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu. 113 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  12. 5.2/ Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn * Ví dụ 1) Chuyển khoản để Gửi tiền vào ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng 580.000.000đ. 2) Thu được tiền lãi (lãi nhập gốc) từ khoản tiền gửi có kỳ hạn 12.000.000đ 3) Mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:, đã thanh toán bằng chuyển khoản 540.000.000đ (nhận lãi sau) 4) Định kỳ, tính lãi trái phiếu và ghi nhận vào doanh thu 40.000.000đ 5) Đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi cả gốc và lãi 580.000.000đ bằng chuyển khoản. 114 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  13. 5.3/ Kế toán đầu tư vào công ty con Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng. Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của công ty mẹ. 115 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  14. 5.3/ Kế toán đầu tư vào công ty con * Ví dụ về đầu tư vào công ty con 1) DN X mua lại 500.000 cổ phiếu của Cty Q từ khách hàng K(đã thanh toán bằng chuyển khoản) với giá mua lại là 25.000đ/cp, mệnh giá 10.000đ/cp. Với việc mua lại này, DN X nắm giữ 60% quyền biểu quyết và có sự kiểm soát với Cty Q. 2) Cuối năm, nhận được thông báo chia lãi từ cty con Q về cổ tức cả năm 3.000đ/cp, DN chưa thu tiền 3) ĐƯợc sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Cty Q, DN X nhượng bán 350.000cp cho một cổ đông khác với giá chuyển nhượng là 30.000đ/cp, đã thu bằng chuyển khoản. với số cổ phiếu còn lại, Dn X nắm giữ 35% quyền biểu quyết và chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến Cty Q. 116 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  15. 5.4/ Kế toán đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết * Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân. 117 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  16. 5.4/ Kế toán đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết * Nguyên tắc kế toán c) Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết. d) Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh 118 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  17. 5.4/ Kế toán đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết * Nguyên tắc kế toán đ) Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ). 119 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  18. 5.4/ Kế toán đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết * Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng. Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi. Số dư bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ. 120 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc
  19. 5.5/ Kế toán đầu tư khác * Tài khoản 228 - Đầu tư khác a) TK này dùng để phản ánh giá trị các loại đầu tư khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết), như: - Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư; - Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc mua vào – bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm có giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. - Các khoản đầu tư khác. 121 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc
  20. 5.5/ Kế toán đầu tư khác Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khác Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư khác tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư khác giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị khoản đầu tư khác hiện có tại thời điểm báo cáo. 122 KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2