intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp - TS. Đoàn Thị Ngọc Trai

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

160
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp - TS. Đoàn Thị Ngọc Trai với mục tiêu thể hiện trách nhiệm của KTV là phải thu thập bằng chứng để chứng minh các xác nhận của nhà quản lý là có cơ sở, hay nói cách khác, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là trung thực, hợp lý. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp - TS. Đoàn Thị Ngọc Trai

  1. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI  CHÍNH  DOANH NGHIỆP TS ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI 1
  2.   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ  CHƯƠNG MỞ ĐẦU: KIỂM TOÁN  • Khái niệm về kiểm toán  • Các loại kiểm toán  • Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm  toán  • Phương pháp kiểm toán  2
  3. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN • Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người  độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng  về các thông tin có thể lượng hóa có liên quan  đến một thực thể kinh tế riêng biệt, nhằm mục  đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa  thông tin có thể lượng hóa đó với những tiêu chuẩn  đã được thiết lập.[1] [1]  Alvin A.Arens, James K.Loebbecke ­ AUDITING :  An Integration Approach”. Franticenall International.  INC (1984). 3
  4. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN • Kiểm toán là một quá trình có tính hệ thống nhằm  mục đích thu thập và đánh giá bằng chứng đối  với các xác nhận đáng quan tâm về các hoạt động  kinh tế và các sự kiện để xác định mức độ phù hợp  giữa các xác nhận này với tiêu chuẩn đẫ được thiết  lập và báo cáo kết quả cho những người quan tâm. [2] [2] American Accounting Association, Committee on  Basic Auditing Concepts (1973), A statement of  Basic Auditing Concepts. 4
  5. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN • Kiểm toán là quá trình xác minh về đối  tượng cần quan tâm do các KTV có nghiệp  vụ, có địa vị độc lập thực hiện để xác định  mức độ phù hợp giữa đối tượng đó với các  tiêu chuẩn đã được xây dựng và báo cáo  cho những người quan tâm 5
  6. CÁC LOẠI KIỂM TOÁN  • Phân loại theo đối tượng kiểm toán  • Phân loại theo chủ thể kiểm toán  • Phân loại theo tính pháp lý của kiểm toán  • Phân loại theo phương pháp áp dụng • Phân loại theo quan hệ giữa thời điểm kiểm  toán và thời điểm phát sinh nghiệp vụ, sự  kiện     …….. 6
  7. PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN • Kiểm toán tài chính: là loại kiểm toán nhằm xác  định mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của các  BKTC. • Kiểm toán hoạt động: là loại kiểm toán nhằm đánh  giá tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động  của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn  vị.  • Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm đánh  giá mức độ chấp hành luật pháp hay một qui định,  qui chế nào đó của đơn vị 7
  8.    PHÂN LOẠI THEO CHỦ THỂ KIỂM TOÁN • Kiểm toán nhà nước: là hệ thống bộ máy chuyên  môn của nhà nước có nhiệm vụ kiểm toán các đơn  vị và cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước. • Kiểm toán độc lập: là tổ chức kinh doanh dịch vụ  kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. • Kiểm toán nội bộ: là một bộ phận chức năng có  nhiệm vụ kiểm toán các bộ phận, cá nhân trong đơn  vị. 8
  9.    CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG  TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH  • Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán  • Gian lận và sai sót • Trọng yếu và rủi ro • Bằng chứng kiểm toán  • Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh  nghiệp  9
  10.  CƠ SỞ DẪN LIỆU • Cơ sở dẫn liệu: Là những hướng dẫn mà KTV dựa vào  để thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc  đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán. • Cơ sở dẫn liệu của KTV trong kiểm toán tài chính là các  xác nhận của nhà quản lý doanh nghiệp về tính trung  thực, hợp pháp, hợp lý của BCTC • Khi sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ (phương  pháp dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình  kiểm toán), KTV còn phải quan tâm đến các xác nhận  của nhà quản lý về sự tồn tại và hoạt động có hiệu lực  của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp  10
  11.  CÁC CƠ SỞ DẪN LIỆU TRONG PHƯƠNG  PHÁP KIỂM TOÁN CƠ BẢN • Sự tồn tại và (hoặc) sự phát sinh • Quyền và nghĩa vụ • Sự đầy đủ • Sự đánh giá và phân bổ • Sự trình bày, phân loại và khai báo 11
  12.  CÁC CƠ SỞ DẪN LIỆU TRONG PHƯƠNG  PHÁP KIỂM TOÁN TUÂN THỦ • Sự tồn tại: có tồn tại qui chế kiểm soát  • Tính hiệu lực: qui chế kiểm soát đề ra  đang hoạt động có hiệu lực • Tính liên tục: qui chế kiểm soát đề ra  đang hoạt động có hiệu lực liên tục trong  kỳ được kiểm toán  12
  13.  MỤC TIÊU KIỂM TOÁN  • Mục tiêu kiểm toán thể hiện trách nhiệm của KTV là  phải thu thập bằng chứng để chứng minh các xác nhận  của nhà quản lý là có cơ sở, hay nói cách khác, báo cáo  tài chính của doanh nghiệp là trung thực, hợp lý. • Căn cứ vào các CSDL, người ta xây dựng các mục tiêu  kiểm toán chung (áp dụng cho tất cả các TK). • Từ các mục tiêu kiểm toán chung, khi kiểm toán từng  khoản mục (phần hành), KTV sẽ cụ thể hóa thành các  mục tiêu kiểm toán cụ thể, phù hợp với đặc thù của  khoản mục đó 13
  14. CÁC MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHUNG • Sự tồn tại và sự phát sinh • Quyền và nghĩa vụ • Sự đầy đủ • Sự đánh giá • Sự ghi chép chính xác • Sự trình bày và khai báo 14
  15. GIAN LẬN VÀ SAI SÓT • Gian lận: là hành vi cố ý lừa dối, có liên quan  đến việc tham ô tài sản, che giấu thông tin hoặc  nghiệp vụ. • Sai sót: là hành vi vô tình gây ra sai lệch thông  tin do bất cẩn, do trình độ yếu kém. • Trách nhiệm của KTV: KTV có trách nhiệm phát  hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng  yếu trong BCTC được kiểm toán. Nếu không  phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận  toàn bộ đối với BCTC, KTV và công ty sẽ gặp rủi  ro kiểm toán. 15
  16. TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO • Trọng yếu là khái niệm về độ lớn và bản chất của  sai pham hoặc bỏ sót thông tin tài chính, có thể là  đơn lẻ hay từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể,  nếu dựa vào những thông tin này để xét đoán thì sẽ  gặp sai lầm. • Kn trọng yếu bao gồm 2 mặt: ­ Mặt chất: tính trọng yếu, là tính chất quan trọng của  khoản mục, sai phạm… ­ Mặt lượng: mức trọng yếu, là giá trị sai sót tối đa có  thể bỏ qua (vì không quan trọng) 16
  17. RỦI RO KIỂM TOÁN  • Rủi ro kiểm toán: là khả năng KTV đưa ra ý kiến  không thích hợp về BCTC được kiểm toán  • Rủi ro kiểm toán thường xảy ra theo hướng BCTC  có sai phạm trọng yếu nhưng KTV không phát hiện  được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với  BCTC được kiểm toán. • KTV có trách nhiệm giới hạn rủi ro kiểm toán ở mức  độ chấp nhận được để đáp ứng yêu cầu của người  sử dụng thông tin.  17
  18. CÁC THÀNH PHẦN CỦA RỦI RO  KIỂM TOÁN  • Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk – IR): nằm  trong bản chất của khoản mục, hoạt động,  môi trường kinh doanh … của doanh nghiệp  • Rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR): phụ  thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm  soát nội bộ của doanh nghiệp  • Rủi ro phát hiện (Detection Risk – DR): phụ  thuộc vào chất lượng công việc của KTV 18
  19. CÁC THÀNH PHẦN CỦA RỦI RO KIỂM TOÁN • Mối quan hệ giữa RRKT và các thành phần của RRKT thể  hiện qua công thức         AR = IR x CR x DR Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ xác định mức rủi ro kiểm  toán chấp nhận được (Mức RRKT mong muốn ­ DAR), sau  đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, từ đó  xác định mức rủi ro phát hiện chấp nhận được theo công  thức: DR = DAR / (IR x CR) Mức RRPH chấp nhận được là cơ sở để xác định khối lượng  bằng chứng cần thu thập. 19
  20. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN  • Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài  liệu mà KTV thu thập để làm cơ sở đưa ra ý  kiến về BCTC được kiểm toán. • Bằng chứng kiểm toán phải bảo đảm được 2  yêu cầu: có hiệu lực và đầy đủ • Bằng chứng kiểm toán sẽ được lưu trong hồ  sơ kiểm toán khi kết thúc cuộc kiểm toán  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2